Khôn Ninh cung là nơi nhà Thanh dùng để tế trời đất, và khi Tử Cẩm Thành có đại hôn, nơi đây trở thành tân phòng của vua và hoàng hậu.
Những hoàng đế cổ xưa thường sở hữu tam cung, lục viện, thất thập nhị phi (72 cung phi), nhưng thông thường trong cuộc đời mỗi hoàng đế chỉ được kết hôn một lần chính thức và được gọi là “đại hôn”.
Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ khi hoàng hậu bị truất ngôi thì nhà vua có thể tái hôn lần hai, như vậy cũng đồng nghĩa với việc một mỹ nữ nào đó sẽ được tận hưởng đại ân động phòng hoa chúc với nhà vua.
Mỹ nữ xinh đẹp sau khi thành thân với nhà vua sẽ trở thành hoàng hậu mẫu nghĩa thiên hạ, bởi vậy trình tự và thủ tục kết hôn cũng khác với dân thường. Thông thường phải tuân theo “lục lễ” được quy định trong “lễ kí”, bao gồm nạp thái (đưa lễ vật vào ăn hỏi), vấn danh (hỏi tên), nạp chính (nộp tiền), cáo kỳ (chọn ngày), thân nghênh (đón dâu).
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, hôn lễ của hoàng đế sẽ khác ở chỗ nghi thức hôn lễ sẽ long trọng và cầu kỳ hơn rất nhiều. Gia đình mỹ nữ được chọn làm hoàng hậu cũng sẽ nhận được lễ vật nhà vua ban tặng, nhưng tuyệt đối không có chuyện hoàng đế đích thân đến rước dâu mà cử người nhà của hoàng hậu long trọng tới rước và lễ vật thường sẽ vô cùng hậu hĩnh.
Ở triều Minh và triều Thanh, lễ thành thân và cũng là nơi động phòng của các vị hoàng đế thường diễn ra tại cung Khôn Ninh, cung thứ ba trong số "tam cung" và là tẩm cung của hoàng hậu dưới thời nhà Minh. Ở thời nhà Thanh, phòng hoa chúc lại được đặt ở hai gian phía đông của hoàng cung trong khi năm gian phía tây được dùng là nơi tế lễ.
Ảnh minh họa.
Nghi lễ nghênh đón tân hoàng hậu của triều Thanh diễn ra vô cùng cầu kỳ và long trọng. Theo quy định Hoàng gia, kiệu của hoàng hậu sẽ được rước từ Đại Thanh Môn qua Thiên An Môn, Ngọ Môn tới tận hậu cung. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất hoàng hậu được nhận vinh dự này trong khi các phi tần khác phải đi qua cửa sau của Tử Cấm Thành là Thần Vũ Môn để vào hậu cung.
Vào thời Tùy Đường, phòng tân hôn của Hoàng đế và Hoàng hậu không chỉ được trải thảm đỏ khắp nơi mà còn được trang bị rất nhiều bình phong để tăng sự riêng tư cho đêm động phòng. Khác với thời Đường, phòng tân hôn của các bậc đế vương nhà Thanh lại được sơn toàn bộ bằng màu hồng. Chữ hỷ cũng được dán gắp nơi từ đèn lồng lớn treo trước cửa ra vào, 2 bên cửa cho tới các ngóc ngách trong phòng với ngụ ý Hoàng đế và Hoàng hậu sẽ luôn gặp may mắn.