Từ ngày mai (3/2), học sinh nhiều tỉnh, thành phố sẽ đi học trở lại sau thời gian dài nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Lịch đi học trở lại sau Tết Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước
Trước Tết Ất Tỵ, các tỉnh thành trên cả nước đã công bố lịch nghỉ của học sinh. Năm nay, thời gian nghỉ Tết phổ biến từ 9-14 ngày. Kon Tum là địa phương cho học sinh nghỉ dài ngày nhất, 17 ngày (tính cả ngày cuối tuần).
Các địa phương sẽ cho học sinh đi học trở lại sớm nhất từ ngày 3/2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng) và muộn nhất là ngày 10/2 (tức ngày mùng 13 tháng Giêng)
Cụ thể, lịch đi học trở lại của học sinh 63 tỉnh, thành phố như sau:
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến 15h ngày 2/2, theo báo cáo từ các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã và nhà trường, trong kỳ nghỉ Tết, tại các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố đều bảo đảm an toàn về mọi mặt, không để xảy ra sự cố. Việc ứng trực, bảo vệ đơn vị, trường học được duy trì, không để xảy ra mất an toàn và cháy nổ. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường nhanh chóng ổn định nền nếp dạy, học ngay trong những ngày đầu năm mới; đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý, bảo đảm an toàn cho học sinh. |
Miền Bắc có thể đón nhiều đợt không khí lạnh sau Tết Nguyên đán
Ngay trong chiều nay (2/2), một khối không khí lạnh mạnh đã tiến sát biên giới phía Bắc nước ta.
Dự báo khoảng chiều tối và đêm 2/2 (mùng 5 tháng Giêng), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực phía Tây Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và một số nơi ở Nam Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4, có nơi có gió giật cấp 6.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm nay, miền Bắc trời rét, vùng núi Bắc Bộ trời rét đậm, có nơi rét hại. Từ ngày mai (3/2), Bắc Trung Bộ trời rét. Từ đêm mai, Quảng Bình đến Huế trời rét.
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An phổ biến từ 11-14 độ, vùng núi Bắc Bộ 8-10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 6 độ. Nhiệt độ cao nhất chỉ 18-20 độ, vùng núi dưới 15 độ. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Huế, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-18 độ, cao nhất 20-22 độ.
Miền Bắc đón nhiều đợt mưa rét sau Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ chiều tối và đêm 2/2 đến ngày 3/2, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác.
Từ gần sáng ngày 3/2 đến ngày 4/2, khu vực Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hà Nội từ đêm 2/2 trời rét. Ngày 3/2, Hà Nội nhiều mây, có thể có mưa rào rải rác, nhiệt độ trong ngày chỉ từ 16-18 độ. Ngày 4/2, Hà Nội nhiều mây, không mưa, nhiệt độ trong ngày từ 14-18 độ. Ngày 5/2, Hà Nội chuyển nhiều mây, có mưa nhỏ, nhiệt độ trong ngày từ 15-20 độ.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định, trong tháng 2/2025, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta với tần suất nhiều hơn so với trung bình nhiều năm, nhất là trong nửa cuối tháng, gây nhiều ngày rét đậm, rét hại ở miền Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An.
Trước đó, tháng 1/2025, nước ta đón 3 đợt không khí lạnh vào các ngày 9/1, 14/1 và 26/1. Trong đó đợt không khí lạnh ngày 26/1 đã gây rét đậm, rét hại diện rộng tại các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số nơi tại Hà Giang và Lào Cai đã xuất hiện mưa tuyết.
Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến dưới 10 độ, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ như Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 2 độ, Pha Đin (Điện Biên) 2 độ, SaPa (Lào Cai) 2,2 độ, Đồng Văn (Hà Giang) 3,3 độ, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 4,1 độ.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khuyến cáo, không khí lạnh có thể gây ra nhiều ngày rét đậm, rét hại ở các tỉnh miền Bắc, kèm theo nguy cơ sương muối và băng giá gây ảnh hưởng lớn đến vật nuôi, cây trồng và sức khỏe của người dân, đặc biệt khu vực vùng núi phía Bắc. Ngoài ra, không khí lạnh còn gây ra gió mạnh, sóng lớn trên biển, ảnh hưởng đến các hoạt động của tàu thuyền.
9 ngày nghỉ lễ Tết Ất Tỵ, xử lý hơn 55.000 trường hợp vi phạm giao thông
Ngày 2-2, tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT, Bộ Công an) cho biết trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (từ ngày 25-1 đến 10 giờ ngày 2-2, tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn 2024 đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), trên toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, làm chết 209 người, bị thương 373 người. So với 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn, giảm 258 vụ, giảm 126 người chết, giảm 232 người bị thương.
Cảnh sát kiểm tra hành chính người tham gia giao thông. Ảnh: NLĐO
Trong 9 ngày nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, lực lượng CSGT các địa phương đã huy động 25.556 lượt tổ công tác, với 32.783 ca tuần tra kiểm soát, 137.511 lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức tuần tra kiểm soát; đã phát hiện, xử lý 55.842 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. Trong đó, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ chuyên môn 2.985 trường hợp, 7.035 giấy phép lái xe bị điểm; tạm giữ 428 ôtô, 20.782 môtô. So với cùng kỳ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, xử phạt giảm 40.261 trường hợp.
Về xử lý vi phạm về nồng độ cồn phát hiện, xử lý 17.149 trường hợp, so với cùng thời gian Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giảm 20.365 trường hợp. Xử lý 13.296 trường hợp; 88 trường hợp tài xế dương tính với ma tuý…
Về tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước cơ bản được đảm bảo, lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao, nhất là các ngày trước và sau kỳ nghỉ Tết dẫn đến ùn ứ tại một số tuyến ra vào cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, TP HCM. Lực lượng CSGT Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nắm tình hình, bố trí phương tiện cẩu kéo cứu hộ; phối hợp phân luồng từ xa, điều tiết giao thông theo đúng nội dung các phương án của Cục nên tình hình ùn ứ giao thông trên các tuyến được khắc phục nhanh hơn, sớm đưa tình trạng giao thông trở lại ổn định, bình thường.
209 người tử vong vì tai nạn giao thông trong 9 ngày nghỉ Tết
Thông tin từ Cục CSGT, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, toàn quốc xảy ra 445 vụ tai nạn giao thông, làm chết 209 người, bị thương 373 người.
So với 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, giảm 258 vụ, giảm 126 người chết và giảm 232 người bị thương.
Đánh giá về tình hình giao thông, Cục CSGT cho biết, trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình trật tự an toàn giao thông cơ bản được đảm bảo. Trong đó, lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao, nhất là các ngày trước và sau kỳ nghỉ Tết dẫn đến ùn ứ tại một số tuyến ra vào cửa ngõ Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các tuyến cao tốc, cầu Rạch Miễu (nối 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre).
Lực lượng CSGT Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động tổ chức lực lượng, phương tiện nắm tình hình, bố trí phương tiện cẩu kéo cứu hộ; phối hợp phân luồng từ xa, điều tiết giao thông theo đúng nội dung các phương án của Cục nên tình hình ùn ứ giao thông trên các tuyến được khắc phục nhanh hơn, sớm đưa tình trạng giao thông trở lại ổn định, bình thường.
Vi phạm nồng độ cồn tiếp tục là hành vi vi phạm phổ biến nhất trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Về kết quả xử lý vi phạm, trong 9 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện, xử lý 55.842 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; tước quyền sử dụng GPLX, chứng chỉ chuyên môn 2.985 trường hợp, 7.035 GPLX bị trừ điểm; tạm giữ 428 ô tô, 20.782 mô tô. So với cùng kỳ Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, xử phạt giảm 40.261 trường hợp.
Các hành vi vi phạm giao thông phổ biến bao gồm: Vi phạm nồng độ cồn 17.149 trường hợp, vi phạm tốc độ 13.296 trường hợp, còn lại là vi phạm về tải trọng, dương tính chất cấm...
Nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong những ngày cao điểm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025, Phòng CSGT Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động vận tải hành khách. Đặc biệt là tại các bến xe, tuyến đường cửa ngõ và khu vực tập trung đông dân cư.
Lực lượng CSGT cũng được huy động để phân luồng, hướng dẫn giao thông, đồng thời kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Bên cạnh đó, Phòng CSGT cũng tiếp tục sử dụng hệ thống camera giám sát giao thông để phát hiện và xử lý vi phạm từ xa.
Người dân nườm nượp đến cầu an đầu năm ở Phủ Dầy, Nam Định
Sáng 2/2/2025 (tức ngày mùng 5 Tết), ghi nhận của PV Gia đình và Xã hội, tại quần thể di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định hàng nghìn người nườm nượp kéo đến đến đi lễ đầu năm.
Ghi nhận tại Phủ Chính (Tiên Hương) số lượng người dân kéo đến nườm nượp.
Đa số người dân đi lễ đầu năm ở Phủ Dầy đều sắp các mâm lễ để dâng cầu an, tài lộc.
Bên trong phủ Tiên Hương đông đảo người dân đến làm lễ.
Bên trong phủ đông đảo người dân ra vào.
Bên trong người dân dâng lễ và chắp tay cầu an.
Người người tới Phủ Dầy dâng lễ đầu năm với những mong muốn an lành trong năm 2025.
Đa số những người dân đến dâng lễ là người địa phương và du khách thập phương.
Không chỉ người lớn, cả trẻ em cũng được các hộ gia đình mang theo để dâng lễ và cầu may ở Phủ Dầy.
Trao đổi với PV Gia đình và Xã hội, NNƯT Trần Thị Huệ, Thủ phủ nhang Phủ Chính (Tiên Hương) - Phủ Dầy cho biết, người dân đến dâng lễ, cầu an từ đầu năm mới nhưng ít. Đến sáng nay (mùng 5 Tết), Phủ Chính ghi nhận đông đảo người dân, du khách đến cầu an, cầu may mắn trong năm 2025.
Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gắn liền với sự tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian với nghi lễ chầu văn - hầu đồng thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.
Theo tìm hiểu của PV, hằng năm vào tháng 3 âm linh Phủ Dầy diễn ra lễ hội gắn liền sự tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng trong “tứ bất tử” của dân gian Việt Nam.
Đây là lễ hội truyền thống quy mô do cộng đồng sáng tạo, góp phần bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Mẫu, tam phủ của người Việt. Việc tổ chức lễ hội nhằm tôn vinh, quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, làm phong phú nền văn hóa truyền thống của dân tộc.
Phủ Dầy là quần thể kiến trúc tín ngưỡng truyền thống trải rộng trên địa bàn xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lễ hội Phủ Dầy gắn liền với sự tích về Thánh mẫu Liễu Hạnh, một biểu tượng “tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian với Nghi lễ chầu văn - hầu đồng.
Hiện nay, nghi lễ chầu văn không chỉ diễn ra ở các di tích gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu mà còn được sáng tạo, cải biên với hình thức biểu diễn trên sân khấu trong cuộc thi, hoạt động văn hóa quần chúng.
Từ khi thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2017, Phủ Dầy ngày càng khẳng định được vị thế và trở thành điểm đến của du lịch tâm linh đối với du khách trong nước và quốc tế.
Hằng năm, cứ vào mùa lễ hội, đông đảo tín đồ theo đạo Mẫu và du khách thập phương lại trở về Phủ Dầy thực hiện tín ngưỡng tâm linh theo tục thờ Mẫu, đồng thời tham quan chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo, nơi khởi nguồn của nghệ thuật hát chầu văn.