Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ

Ngày 15/02/2018 13:30 PM (GMT+7)

Dù chưa qua thời khắc giao thừa nhưng nhiều người dân Hà Nội đã nô nức ra Hồ Văn – thuộc Văn miếu Quốc tử giám để xin chữ các ông Đồ.

Sáng 30 Tết, tại Hồ Văn (thuộc quần thể Di tích Văn miếu Quốc tử giám) rất đông người từ già, trẻ và cả du khách nước ngoài nô nức đến xin các ông Đồ cho chữ, với mong muốn một năm mới may mắn, bình an và nhiều thành công.

Mỗi người đến xin chữ, các ông Đồ dựa vào tuổi tác, công việc để chọn chữ cho phù hợp. Ví dụ với những em nhỏ đang tuổi đến trường được bố mẹ đưa đến xin chữ, thông thường các ông Đồ sẽ cho chữ “trí tuệ”, với mong muốn học giỏi, chăm ngoan.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 1

Những cháu nhỏ được bố mẹ dẫn ra xin chữ các ông Đồ.

Còn đối với các đôi vợ chồng trẻ, các ông Đồ có thể cho chữ “hạnh phúc”, “trung hiếu”, còn đối với những doanh nhân thì sẽ được cho chữ: “Thành công”, “Phát”, “Lộc”…

Trước thắc mắc của phóng viên về việc, thông thường tục cho chữ của người Việt ta sẽ bắt đầu sau đêm giao thừa, tức là những ngày đầu năm mới…Nhưng tại sao nhiều người lại đi xin chữ vào những ngày cuối năm.

Ông Đồ Văn (Đống Đa, Hà Nội) khẳng định, đúng là việc cho chữ vào những ngày đầu năm mới sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Tuy nhiên, do nhiều gia đình ở xa, họ đi du xuân gặp rồi xin luôn về treo trong nhà trong dịp Tết.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 2

Đúng tục lệ và để việc xin chữ có ý nghĩa, người dân nên xin sau thời khắc giao thừa.

“Thực ra, tất cả là ở cái tâm con người. Còn nếu tính truyền thống thì phải xin chữ đầu năm mới. Nhưng khi người dân có nhu cầu chúng tôi vẫn đáp ứng”, ông Đồ Văn chia sẻ.

Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại Hồ Văn – Văn miếu Quốc tử giám:

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 3

Văn Miếu Quốc tử giám từ lâu đã trở thành địa điểm quen thuộc để người dân đến xin chữ mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Đây là một nét đẹp văn hóa nhằm tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo, hiếu học của dân tộc, hội chữ cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật thư pháp Việt Nam

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 4

Tuy nhiên, thay vì đi xin chữ những ngày đầu năm, nhiều người dân khi đi thăm quan các gian hàng "tiện thể" xin luôn chữ để về treo trong nhà những ngày Tết.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 5

Những ngày trước Tết đa số là giới trẻ đến xin chữ các ông Đồ.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 6

Trước khi cho chữ, các ông Đồ thường hỏi về tuổi, mệnh...đồng thời lý giải ý nghĩa chữ cho người nhận.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 7

Ngoài những ông Đồ già mang vẻ truyền thống với áo the, khăn xếp...Tại Hồ Văn xuất hiện không ít những ông Đồ với tuổi đời còn trẻ.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 8

Tùy vào người xin chữ, các ông Đồ sẽ viết bằng chữ nho hoặc chữ quốc ngữ. Thông thường, các ông Đồ sẽ kết hợp cả hai thể loại chữ cùng trên một bức thư pháp.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 9

Mỗi gian hàng thường có từ 2-3 ông Đồ thay phiên nhau viết. Khi một ông Đồ viết thì ông Đồ khác chuẩn bị sẵn ấn dấu để in trên bức thư pháp vừa mới viết xong.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 10

Mực dùng để viết thư pháp phải được mài cẩn thận và được để vào những dụng cụ chuyên biệt, vừa thể hiện được sự cổ kính, vừa thể hiện được tính chuyên nghiệp.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 11

Các nét viết của ông Đồ rất uyển chuyển, không chỉ thể hiện nét đẹp của chữ, mà đó còn chứa đựng tâm huyết của những "thầy đồ".

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 12

Những dấu ấn triện trên mỗi bức thư pháp để thay cho chữ ký của các ông Đồ. Đó cũng chính là "bản quyền" dành cho tác phẩm của mình.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 13

Một người phụ nữ có con năm sau vào lớp 1 được các ông Đồ viết chữ "trí tuệ" với mong muốn mọi thứ tốt đẹp từ ngay năm học đầu tiên của cuộc đời và sau này có trí tuệ sẽ thành công.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 14

Sau khi viết xong, các ông Đồ sẽ trực tiếp trao chữ cho người nhận. Mỗi bức thư pháp như vậy có giá 250.000 đồng.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 15

Không chỉ có những người dân Hà Nội, mà cả những du khách quốc tế cũng thích thú với những bức thư pháp viết tên mình.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 16

Ngoài hoạt động xin - cho chữ, tại Hồ Văn còn có nhiều hoạt động khác phục vụ du khách, đó là những tiểu cảnh được dựng sẵn thể hiện văn hóa người việt. Nhiều du khách khi đến đã chụp ảnh lưu niệm với những tiểu cảnh này.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 17

Tiểu cảnh những gánh hàng rong, nét đặc trưng của người Hà Nội được nhiều bạn trẻ thích thú chụp hình.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 18

Tiểu cảnh vật dụng gói bánh chưng ngày Tết cũng thu hút sự chú ý của nhiều du khách.

Chưa sang năm mới người dân Hà Nội đã nô nức đi xin chữ các ông Đồ - 19

Ngoài ra là những vật dụng được trưng bày thể hiện rõ văn hóa lúa nước của người Việt Nam.

Trùm giang hồ thành “ông đồ” cho chữ ở chùa Giải Oan
Vừa viết thư pháp, vừa kể chuyện về con đường giang hồ tứ chiếng, Ngọc “sát thủ” khiến chúng tôi không khỏi giật mình... Đó là một quá khứ sai lầm với...
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Cũng giống tình trạng như năm trước, Hội chữ Xuân Bính Thân đang diễn ra trong khuôn viên hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám...

Tin bài cùng chủ đề Tin tức Hà Nội