COVID-19: Một quốc gia đột ngột phong tỏa toàn quốc vì biến thể Omicron lây lan mạnh

H.A - Ngày 19/12/2021 12:14 PM (GMT+7)

Quán bar và tất cả các cửa hàng không thiết yếu ở Hà Lan sẽ bị đóng cửa từ nay cho đến ngày 14.1.2022, nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron. Người dân được yêu cầu hạn chế đón khách tại nhà trong thời điểm Giáng sinh và năm mới đang đến gần.

9 diễn biến

Quốc gia châu Âu đột ngột phong tỏa toàn quốc

Quán bar và tất cả các cửa hàng không thiết yếu ở Hà Lan sẽ bị đóng cửa từ nay cho đến ngày 14.1.2022, nhằm hạn chế sự lây lan của biến thể Omicron. Người dân được yêu cầu hạn chế đón khách tại nhà trong thời điểm Giáng sinh và năm mới đang đến gần.

Chính phủ Hà Lan thông báo phong tỏa chặt khi người dân nước này chuẩn bị đón Giáng sinh và năm mới.

Chính phủ Hà Lan thông báo phong tỏa chặt khi người dân nước này chuẩn bị đón Giáng sinh và năm mới.

Các hạn chế mới do chính phủ Hà Lan công bố vào tối ngày 18.12, sau cuộc họp khẩn cấp do Thủ tướng Mark Rutte chủ trì. Đội ngũ kiểm soát dịch bệnh của chính phủ đưa ra đề xuất phong tỏa toàn quốc.

“Đây là cuộc họp báo đột xuất vào ngày 18.12. Tình hình chưa có gì tốt đẹp”, ông Rutte nói. “Hà Lan quay trở lại giai đoạn phong tỏa chặt, đóng cửa hoàn toàn”.

Từ sáng ngày 19.12, toàn bộ các cửa hàng, dịch vụ ở Hà Lan sẽ bị ngừng hoạt động cho đến ngày 14.1, trừ các cửa hàng thiết yếu như siêu thị và nhà thuốc.

Quán bar và quán cà phê bị đóng cửa trong khi nhà hàng chỉ được bán đồ ăn mang về. Nhiều trường học ở Hà Lan đã tạm nghỉ dịp Giáng Sinh nên hầu như không bị ảnh hưởng.

Người Hà Lan cũng bị hạn chế khi đón Giáng sinh tại nhà. Mỗi gia đình chỉ được đón tiếp tối đa hai khách, ngoại trừ ngày Giáng Sinh và ngày đón năm mới.

Kể từ tháng 11.2021, Hà Lan đã áp dụng quy định phong tỏa một phần, yêu cầu người dân thường xuyên đeo khẩu trang và một số khu vực kinh doanh phải đóng cửa sớm từ 5 giờ chiều.

Tuy nhiên, các hạn chế mới là biện pháp cứng rắn nhất mà Hà Lan áp đặt kể từ khi phong tỏa toàn quốc vào năm ngoái.

Hà Lan hiện ghi nhận trung bình 15.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, giảm so với mức cao nhất 22.450 ca vào tháng 11, nhưng tăng đáng kể so với giai đoạn cuối năm 2020.

Hôm 18.12, Hà Lan ghi nhận 50 ca tử vong vì Covid-19, tương đương con số ghi nhận trong ngày vào năm ngoái.

Nguồn: http://danviet.vn/quoc-gia-chau-au-dot-ngot-phong-toa-toan-quoc-50202119128423001.htm

Cố tình khai báo y tế gian dối, phạt 15 triệu đồng

Trước đó, 13 giờ ngày 24/11/2021, N.B.H (sinh 1994) đi xe khách từ xã Bạch Hà đến Hà Nội, sau đó tiếp tục đi xe buýt đến quán karaoke tại xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh mua đồ nội thất cũ và thuê xe chở đồ về Yên Bái.

Ngày 25/11/2021, khi xe ô tô chở đồ của H đến chốt kiểm dịch liên ngành tại xã Đại Minh, huyện Yên Bình nhưng không thực hiện khai báo là đi từ xã Liều Phương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh mà khai đi từ thành phố Bắc Ninh.

Đội trực chốt liên ngành đã yêu cầu H khi trở về nhà phải khai báo tại Trạm Y tế để được hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Tuy nhiên khi về nhà, H không đến Trạm Y tế để khai báo lịch trình di chuyển như đã yêu cầu.

Đến ngày 2/12/2021, Trạm Y tế xã Bạch Hà (huyện Yên Bình) tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tầm soát cộng đồng thì phát hiện N.B.H dương tính với SARS-CoV-2 và được đưa đi điều trị tại Bệnh viện Phổi tỉnh Yên Bái.

Lực lượng chức năng ra quyết định phạt với N.B.H. Ảnh: Bảo Hưng

Lực lượng chức năng ra quyết định phạt với N.B.H. Ảnh: Bảo Hưng

Căn cứ điểm B, khoản 3, điều 7, Nghị định 117 ngày 28/9/2020 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với hành vi "Cố ý khai báo thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A", Chủ tịch UBND huyện Yên Bình đã ra quyết định xử phạt đối với N.B.H về hành vi cố tình khai báo, thông tin sai sự thật trong công tác phòng, chống COVID-19 với mức phạt là 15 triệu đồng.

Trong một diễn biến có liên quan, sau 09 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc cộng đồng, tỉnh Yên Bái đã phát hiện 01 ca mắc qua lấy mẫu sàng lọc trường hợp có triệu chứng ho, sốt (tại TTYT huyện Yên Bình). Lực lượng chức năng khẩn trương truy vết và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan và đã có 7 F1 của ca mắc này dương tính với SARS-CoV-2.

Từ đầu đợt dịch đến nay, địa phương này ghi nhận 293 ca mắc COVID-19 trong đó có 259 trường hợp là F1 trở thành F0.

Về công tác tiêm phòng vaccine COVID-19, tính đến chiều ngày 17/12, toàn tỉnh Yên Bái đã có 502.419 người tiêm mũi 1 vaccine COVID-19, đạt 99,2% tổng số người trên 18 tuổi trở lên có mặt tại địa phương; trong đó, 480.137 người tiêm đủ 2 mũi, đạt 94,4%.

Có 75.425 trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm phòng vaccine COVID-19, đạt 95,3%.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/co-tinh-khai-bao-y-te-gian-doi-phat-15-trieu-dong-16921121808...

Hà Nội thêm 1 quận dừng bán hàng ăn uống tại chỗ

Đêm muộn 18/12, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng có văn bản hỏa tốc gửi các cơ quan, đơn vị điều chỉnh các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 để phòng, chống dịch COVID-19.

Theo đó, từ 12h ngày 19/12, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng quyết định áp dụng thực hiện các biện pháp hành chính tương ứng cấp độ 3 về dịch COVID-19.

Sau quận Đống Đa và 5 phường của quận Hoàn Kiếm thì quận Hai Bà Trưng cũng dừng bán hàng ăn uống tại chỗ.

Sau quận Đống Đa và 5 phường của quận Hoàn Kiếm thì quận Hai Bà Trưng cũng dừng bán hàng ăn uống tại chỗ.

Cụ thể, quận Hai Bà Trưng hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết; khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin.

Các đơn vị căn cứ số lượng công việc và mức độ lây lan dịch bệnh để tổ chức phương án làm việc phù hợp; khuyến khích các đơn vị tổ chức cho làm việc luân phiên (trừ các lực lượng vũ trang, y tế và các lực lượng khác theo quy định) nhưng không để đình trệ công việc.

Đối với sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế - xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp uỷ, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm COVID-19.

Học sinh lớp 12 các trường THPT, TT GDNN - GDTX tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy - học trực tuyến cho đến khi có thông báo mới.

Đối với nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chỉ bán hàng mang về. Dừng các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời.

Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự thực hiện các hoạt động trực tuyến, trong trường hợp thực hiện bằng hình thức trực tiếp cần tuân thủ điều kiện: Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19. Không tập trung quá 20 người, 100% người tham dự đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

Các cơ sở lưu trú đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19, hoạt động không quá 50% công suất; chủ cơ sở và nhân viên được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

Điểm tham quan du lịch: Đảm bảo quy định phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện nghiêm 5K, cài đặt và quét mã QR. Mỗi đoàn không quá 10 người. Cán bộ, nhân viên phục vụ được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19.

Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch: Bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài, không tập trung đông người, thực hiện khai báo y tế theo quy định; khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở… phải thông báo ngay cho cơ quan y tế.

Theo ghi nhận của CDC Hà Nội, trong ngày 18/12, Hai Bà Trưng ghi nhận thêm 123 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó, 40 ca cộng đồng.

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội ban hành có Thông báo số 844 về đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Theo kết quả đánh giá cấp độ dịch mới nhất, toàn thành phố Hà Nội có 2 quận Đống Đa và Hai Bà Trưng có dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao) do ghi nhận nhiều ca F0 trong cộng đồng. Trong đó, tại quận Hai Bà Trừng số ca mắc trong cộng đồng 14 ngày qua là 1.070 ca.

Như vậy, sau quận Đống Đa và 5 phường tại quận Hoàn Kiếm thì Hai Bà Trưng là quận tiếp theo của Hà Nội siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch, chỉ bán hàng mang về.

Nguồn: http://danviet.vn/ha-noi-them-1-quan-dung-ban-hang-an-uong-tai-cho-502021191265057903.h...

Đà Nẵng: Nếu có F0 chưa tiêm vaccine, lãnh đạo địa phương chịu trách nhiệm

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Đà Nẵng chiều 18/12, bà Ngô Thị Kim Yến - Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các địa phương tập trung rà soát các trường hợp chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19 để phối hợp với ngành y tế tổ chức tiêm dứt điểm trước ngày 5/1/2022.

Đà Nẵng tiếp tục bao phủ vaccine toàn dân

Đà Nẵng tiếp tục bao phủ vaccine toàn dân

Theo bà Yến, hiện nay số ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn có dấu hiệu giảm dần. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng lại tăng lên, chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi, chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện rà soát tất cả trường hợp chưa tiêm vắc xin, đặc biệt những người lớn tuổi, có bệnh nền.

"Sau ngày 5/1/2022, nếu có bất cứ trường hợp dương tính nào chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 với lý do chưa được tổ chức tiêm (trừ những trường hợp có chống chỉ định tiêm chủng) thì lãnh đạo địa phương đó chịu trách nhiệm trước lãnh đạo UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố”, bà Yến nhấn mạnh.

Tại cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng chỉ đạo Sở Y tế sớm tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố kế hoạch tiêm mũi 3 vaccine cho người dân từ 18 tuổi trở lên, trong đó ưu tiên cho người lớn tuổi, có bệnh nền.

Ngoài ra, bà Yến yêu cầu ngành y tế chủ động theo dõi, nếu Bộ Y tế cho phép tiêm cho trẻ từ 5-12 tuổi thì ưu tiên tiêm trước cho học sinh lớp 7 chưa đủ 12 tuổi để các em sớm đến trường học trực tiếp.

Được biết, đến thời điểm này, người từ 18 tuổi trở lên tại Đà Nẵng đủ 2 mũi vaccine đạt tỉ lệ 97,5% và trẻ em từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đủ 2 mũi đạt 77,3%.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/da-nang-neu-co-f0-chua-tiem-vaccine-lanh-dao-dia-phuong-chi...

TP HCM còn 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc-xin Covid-19

Sở Y tế TP HCM cho biết sau 10 ngày thực hiện chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ, TP ghi nhận 349.126 người. Trong đó, 169.066 người trên 65 tuổi có kèm bệnh nền (chiếm 48,4%) và 180.060 người trên 65 tuổi không kèm bệnh nền (chiếm 51,6%).

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM) đến nhà tiêm vắc-xin cho người cao tuổi.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP Thủ Đức, TP HCM) đến nhà tiêm vắc-xin cho người cao tuổi.

Cùng với đó, khi thực hiện xét nghiệm tầm soát cho 80.611 người, phát hiện 647 người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Theo Sở Y tế, các bệnh nhân được điều trị ngay với thuốc kháng virus Molnupiravir, đồng thời được cách ly chăm sóc tại nhà 422 người và cách ly tập trung 205 người. Hiện các quận, huyện, TP Thủ Đức tiếp tục khẩn trương triển khai xét nghiệm tầm soát và cung cấp thuốc kháng virus nếu phát hiện ca nhiễm.

Đặc biệt, trong thời gian này, TP còn phát hiện 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ nhưng chưa tiêm vắc-xin, chiếm tỷ lệ 4%. Trung tâm Y tế các quận, huyện, TP Thủ Đức đang khẩn trương thuyết phục và triển khai tiêm ngay cho những người này. Trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ triển khai các đội tiêm tại nhà.

Sở Y tế TP HCM nhận định bước đầu chiến dịch đã phát hiện ra những đối tượng cần được can thiệp ngay góp phần giảm nguy cơ tử vong. Do đó, sở đề nghị các địa phương khẩn trương gửi danh sách người thuộc nhóm nguy cơ trên địa bàn đến Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành để được các bác sĩ tình nguyện thăm hỏi và tư vấn chăm sóc sức khoẻ tại nhà.

Theo Cổng thông tin Covid-19, hiện TP đã triển khai tiêm được 14.826.973 liều, trong đó, mũi 1 là 7.957.928, mũi 2 là 6.917.614 và mũi 3 là 51.331.

Trong ngày 18-12, TP ghi nhận hơn 1.000 ca mắc mới, trong đó xuất viện là 911 ca. Về ca dương tính theo độ tuổi, người từ 18 đến 65 tuổi chiếm 86,67%, lớn hơn 65 tuổi chiếm 8,34% và người dưới 18 tuổi chiếm 4,99%.

Hiện cấp độ đánh giá tình hình dịch tại TP HCM vẫn đạt cấp độ 2. TP có 10 địa phương đạt cấp độ 1; 11 địa phương cấp độ 2 và 1 địa phương đạt cấp độ 3. Đối với cấp phường, xã, thị trấn có 147 địa phương đạt cấp 1; 148 địa phương đạt cấp 2 và có 17 địa phương đạt cấp 3.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-con-14816-nguoi-thuoc-nhom-nguy-co-nhung-chua-tiem-v...

Anh ghi nhận 7 trường hợp tử vong do biến thể Omicron

Theo Cơ quan An ninh Y tế Anh, tính đến lúc 18h ngày 17/12 (giờ địa phương), số ca mắc biến thể Omicron ở Anh đạt mốc 24.968 trường hợp, tăng hơn 10.000 ca so với 24 giờ trước đó. 

Sky News thông tin, trong số hơn 10.000 ca mắc biến thể Omicron mới được phát hiện, 9.427 trường hợp được báo cáo ở Anh, 514 trường hợp ở Bắc Ireland, 96 trường hợp ở Scotland và 22 trường hợp ở Wales. Bên cạnh đó, cơ quan y tế Anh cho biết sô trường hợp tử vong biến thể mới đã tăng lên 7 trường hợp, tính tới ngày 16/12. 

Số ca tử vong do biến thể Omicron tại Anh đã tăng lên 7 trường hợp. Ảnh: AP

Số ca tử vong do biến thể Omicron tại Anh đã tăng lên 7 trường hợp. Ảnh: AP 

Số người nhập viện được xác nhận hoặc nghi mắc biến thể Omicron ở Anh cũng đã tăng nhẹ, từ 65 người lên 85 người trong 24 giờ qua. 

Trước đó, ngày 13/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo về trường hợp đầu tiên tử vong sau khi mắc biến thể Omicron tại nước này, đồng thời cảnh báo biến thể này đang chiếm 40% trong tổng số ca mắc COVID-19 mới tại Vương quốc Anh.

Kể từ khi ghi nhận những trường hợp đầu tiên mắc biến thể Omicron, Thủ tướng Johnson đã áp dụng các lệnh hạn chế cứng rắn để ngăn sự bùng phát và lây lan của biến thể mới và kêu gọi người dân đi tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 để tránh cho ngành y tế rơi vào cảnh quá tải. 

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/anh-ghi-nhan-7-truong-hop-tu-vong-do-bien-the-omicron-a...

Hà Nội mở thêm nhánh tổng đài 1022 để hỗ trợ F0 điều trị tại nhà

Tổng đài điện thoại 1022 là kênh kết nối, tiếp nhận giải đáp các kiến nghị, phản ánh và tư vấn liên quan đến phòng, chống COVID-19. Đến nay, Tổng đài điện thoại 1022 đã triển khai 7 nhánh gồm:

- Nhánh 1 (bấm phím 1): Kết nối đến Trung tâm Cấp cứu 115;

- Nhánh 2 (bấm phím 2): Kết nối đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội;

- Nhánh 3 (bấm phím 3): Tiếp nhận thông tin liên quan đến F0 điều trị tại nhà và tư vấn y tế về phòng, chống dịch COVID-19;

- Nhánh 4 (bấm phím 4): Kết nối đến Sở Thông tin và Truyền thông để phản ánh về vi phạm phòng, chống dịch COVID-19;

- Nhánh 5 (bấm phím 5): Kết nối đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được giải đáp về các vấn đề an sinh xã hội;

- Nhánh 6 (bấm phím 6): Kết nối đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội để yêu cầu giúp đỡ, hỗ trợ nhu yếu phẩm khi gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19;

- Nhánh 7 (bấm phím 7): Kết nối đến Sở Thông tin và Truyền thông để hướng dẫn, hỗ trợ về thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến của Thành phố.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh về việc tăng cường hoạt động của Tổng đài điện thoại 1022 phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế Hà Nội và các đơn vị liên quan mở rộng nhánh 3 của Tổng đài điện thoại 1022.

Theo đó, từ ngày 17/12/2021, khi người dân gọi đến nhánh 3 sẽ được cập nhật thông tin liên quan đến F0 điều trị tại nhà và tư vấn y tế về phòng, chống dịch Covid-19:

Cách quay số:

- Từ số cố định nội hạt: Quay trực tiếp số 1022.

- Từ số liên tỉnh, số di động: Quay số 024 1022.

- Bấm phím 3 sau đó chọn:

+ Bấm phím 1: Kết nối đến đường dây nóng Sở Y tế Hà Nội để cập nhật thông tin F0 điều trị tại nhà.

+ Bấm phím 2: Kết nối đến Mạng lưới thầy thuốc đồng hành để được tư vấn y tế về phòng, chống dịch COVID-19.

Nguồn: https://tienphong.vn/ha-noi-mo-them-nhanh-tong-dai-1022-de-ho-tro-f0-dieu-tri-tai-nha-p...

F0 có biểu hiện tâm thần ở Đắk Nông bỏ trốn khỏi khu cách ly

Chiều 18/12, thông tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Cư Jút (Đắk Nông) cho biết, đã đưa được F0 bỏ trốn về khu cách ly điều trị riêng biệt để đảm bảo an toàn cho các công dân đang điều trị SARS-CoV-2 tại khu cách ly tập trung trên địa bàn.

Trước đó, sáng cùng ngày, Ban chỉ đạo nhận được tin F0 Y.C.K (trú xã Tâm Thắng, đối tượng có biểu hiện tâm thần) đã trốn khỏi khu cách ly tập trung điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Ngay lập tức, ban chỉ đạo đã chỉ đạo lực lượng công an, y tế vào cuộc truy tìm, khống chế được đối tượng khi bỏ chạy được khoảng 1 cây số. Do người này có biểu hiện bệnh tâm thần, ban chỉ đạo quyết định cách ly điều trị bệnh nhân này ở khu riêng biệt và tăng cường giám sát tránh trường hợp bệnh nhân lại bỏ trốn.

Theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện Cư Jút, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, trong cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh khi việc đi lại dễ dàng hơn trước. Do đó, ban chỉ đạo đã tập trung tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ở cấp cơ sở, tránh tâm lý chủ quan, lơ là.

Tính đến ngày 18/12, toàn tỉnh Đắk Nông ghi nhận 4.034 ca mắc COVID-19 kể từ đợt dịch thứ 4. Địa phương này đang dẫn đầu Tây Nguyên về tỉ lệ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với 100% dân số từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm ít nhất 1 liều 92,8% tiêm đủ 2 liều; 78,7% trẻ từ 12-17 tuổi được tiêm 01 liều. Dự kiến đến ngày 31/12/2021 tỉnh này hoàn thành việc tiêm vắc xin cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Nguồn: https://tienphong.vn/f0-co-bieu-hien-tam-than-o-dak-nong-bo-tron-khoi-khu-cach-ly-post1...

Hậu Giang thêm hơn 400 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Theo Sở Y tế Hậu Giang, từ 18 giờ ngày 17/12 đến 18 giờ ngày 18/12/2021, tỉnh Hậu Giang ghi nhận 447 ca mắc COVID-19 mới, cao hơn cả con số kỷ lục 430 ca hôm 4/12.Cụ thể, 447 ca mắc mới bao gồm: 2 trường hợp về từ ngoài tỉnh, 23 trường hợp là F1 được cách ly tập trung và 422 ca mắc cộng đồng.

Trong 422 ca cộng đồng, ghi nhận nhiều nhất là tại thành phố Vị Thanh với 216 ca; tiếp đến là huyện Châu Thành (91 ca); huyện Châu Thành A (77 ca), thị xã Long Mỹ (29 ca) và huyện Long Mỹ (9 ca).

Tính từ đầu đợt dịch (ngày 8/7/2021) đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 11.368 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 8.226 ca; tử vong tại tỉnh 41 ca; chuyển tuyến điều trị 3 ca (đã tử vong 1 ca; 2 ca đã điều trị khỏi).

Toàn tỉnh còn 957 người cách ly tập trung hiện; 4.943 người cách ly tại nhà và nơi cư trú; 4.709 người tự theo dõi sức khỏe.

Về tiêm vắc xin phòng COVID-19, Hậu Giang đã tiêm cho 593.800 người (559.116 người đã tiêm đủ 2 mũi; 34.684 người mới tiêm 1 mũi), đạt tỷ lệ 97,89% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên (606.586 người).

Ngoài ra, tỉnh đang triển khai tiêm vắc xin mũi 3 phòng COVID-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch hoặc làm nhiệm vụ ở những khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao đã hoàn thành tiêm ngừa mũi thứ 2 đủ thời gian, đến cuối ngày 18/12 đã tiêm được 2.964 liều.

Tại cuộc họp của Sở Chỉ huy Phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Hậu Giang chiều 18/12, ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh yêu cầu, nếu chuẩn bị đủ các điều kiện, sẽ triển khai từng bước việc điều trị F0 tại nhà từ đầu năm 2022.

Trước đó, từ giữa tháng 11, UBND tỉnh đã có kế hoạch thực hiện thí điểm quản lý, chăm sóc F0 tại nhà. Ngành y tế tỉnh cũng đã có phương án để thực hiện kế hoạch này. Tuy nhiên, vì một số lý do nên đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, trong phòng, chống dịch COVID-19 vẫn hướng đến mục tiêu ít người nhiễm bệnh, ít chuyển nặng và ít tử vong. Để đạt được mục tiêu này, cần tăng cường hiệu quả điều trị tại các tầng. Riêng ‘tầng 1’ đáng lo ngại nhất, sắp tới đây có thể sẽ đưa về điều trị tại nhà, đặt ra nguy cơ lây lan dịch cho người khác.

Do đó, cần rà soát, phải thành lập ngay trạm y tế lưu động tại các địa phương. Địa phương phải bố trí nhân lực cụ thể, hài hòa và chủ động tập huấn chuyên môn cho trạm y tế lưu động. Điều trị F0 tại nhà vẫn trên tinh thần “4 tại chỗ” khi triển khai.

Ngành y tế chủ động đề xuất mua sắm, chuẩn bị đảm bảo phương tiện, trang thiết bị, thuốc điều trị khi triển khai điều trị F0 tại nhà. Nếu chuẩn bị đủ điều kiện, đầu năm 2022 sẽ thực hiện, tinh thần phải chặt chẽ, từng bước, thận trọng. Trước mắt những trường hợp thật sự cần thiết mới cho ở nhà và ngành y tế hướng dẫn thật rõ cho F0 khi điều trị tại nhà, có đường dây nóng để người bệnh liên hệ...

24 giờ, thế giới ghi nhận thêm 503.000 ca mắc COVID-19 mới

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 503.000 ca mắc COVID-19 và trên 4.800 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 274,4 triệu ca, trong đó trên 5,36 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Anh (90.418 ca), Pháp (58.536 ca) và Mỹ (trên 53.000 ca). Với con số trên, ca mắc mới ở Anh đã lập kỷ lục trong ngày 18/12. Tới nay, Anh có trên 121,2 triệu ca mắc tính từ đầu đại dịch.

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (1.076 ca), Ba Lan (543 ca) và Mỹ (416 ca).

Tại khu vực ASEAN theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 18/12, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 25.796 ca mắc COVID-19 và 424 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 14.559.312 ca, trong đó 299.807 người tử vong.

Trong báo cáo công bố ngày 18/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể Omicron đã được ghi nhận xuất hiện tại 89 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đồng thời biến thể này đang lây lan nhanh tại các khu vực lây nhiễm cộng đồng.

Số ca nhiễm biến thể Omicron tăng gấp đôi trong vòng từ 1,5 đến 3 ngày tại các khu vực lây nhiễm trong cộng đồng. Báo cáo cho biết Omicron đang lây lan nhanh ở những nước có tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cao. Tuy nhiên, hiện chưa rõ nguyên nhân do biến thể này có khả năng "né" miễn dịch hay do tính chất siêu lây nhiễm vốn có của biến thể này, hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.

Nguồn: https://tienphong.vn/hau-giang-them-hon-400-ca-mac-covid-19-trong-cong-dong-post1402561...

2 lưu ý quan trọng về căn cước công dân gắn chip người dân cần biết ngay
Hiện nay, Bộ Công an đang khẩn trương làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử cho người dân. Khi sử dụng giấy tờ này, người dân sẽ cần...

Tin tức 24h

H.A Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19