COVID-19 2/5: Dịch bùng phát mạnh mẽ khiến kỳ nghỉ lễ ở Bắc Kinh vô cùng lạ lùng

K.T - Ngày 02/05/2022 12:12 PM (GMT+7)

Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc tiếp tục siết chặt các biện pháp hạn chế, tiến hành xét nghiệm thường xuyên sau mỗi 48 giờ nhằm ngăn ngừa dịch COVID-19 lây lan trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động.

6 diễn biến

Kỳ nghỉ lễ lạ lùng ở Bắc Kinh

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động kéo dài 5 ngày, Sở Thương mại Bắc Kinh yêu cầu tất cả nhà hàng ăn uống tạm dừng phục vụ tại chỗ từ ngày 1-5 đến ngày 4-5, thay vào đó là dịch vụ mang đi và giao hàng tận nơi. Ngoài ra, quan chức Bắc Kinh còn kêu gọi người dân nấu ăn tại nhà.

Số lượng người đến công viên, danh lam thắng cảnh bị hạn chế còn khoảng 1/2 sức chứa. Rạp chiếu phim đóng cửa trong những ngày nghỉ lễ. Theo thông báo của Cục Văn hóa và Du lịch TP Bắc Kinh, các địa điểm biểu diễn và giải trí, tiệm internet, các hoạt động đào tạo nghệ thuật ngoại tuyến và các chuyến du lịch thành phố bị yêu cầu tạm dừng trong kỳ nghỉ lễ.

Bất kỳ ai muốn vào các cơ sở công cộng ở Bắc Kinh đều phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 48 giờ trước đó.

Từ ngày 5-5, người dân Bắc Kinh phải có kết quả xét nghiệm thực hiện trong vòng 7 ngày trước đó để tham gia giao thông công cộng. Ảnh: EPA-EFE

Từ ngày 5-5, người dân Bắc Kinh phải có kết quả xét nghiệm thực hiện trong vòng 7 ngày trước đó để tham gia giao thông công cộng. Ảnh: EPA-EFE

Từ ngày 5-5, sau khi kết thúc đợt nghỉ lễ, người dân thủ đô sẽ phải cung cấp kết quả xét nghiệm được thực hiện trong vòng 7 ngày trước đó để tham gia giao thông công cộng, đi vào các tòa nhà văn phòng, địa điểm giải trí hoặc cơ sở thể thao.

Kết quả chứng nhận âm tính là yêu cầu bắt buộc để vào phòng gym, trung tâm mua sắm, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, thư viện, bảo tàng và các địa điểm du lịch.

Riêng những người đến bệnh viện, trường học hay tham gia các cuộc tụ họp lớn cũng phải trình kết quả xét nghiệm trong vòng 48 giờ. Theo trang Sina, chưa biết khi nào các chính sách kể trên của chính quyền Bắc Kinh sẽ hết hiệu lực.

Theo Ủy ban Y tế Quốc gia, tại Bắc Kinh, số ca mắc mới trong ngày 30-4 là 67 ca, trong đó có 8 trường hợp không có triệu chứng. Đến nay, thủ đô Bắc Kinh ghi nhận 295 ca nhiễm COVID-19 kể từ ngày 22-4.

Chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ tiến hành xét nghiệm COVID-19 miễn phí cho người dân bắt đầu từ ngày 3-5. Theo ông Lý Ngang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế TP Bắc Kinh, việc này nhằm đảm bảo công tác xét nghiệm thường xuyên diễn ra suôn sẻ và có trật tự sau 5 ngày nghỉ lễ.

Mọi nhà hàng ăn uống ở Bắc Kinh tạm dừng phục vụ tại chỗ từ ngày 1-5 đến ngày 4-5, thay vào đó là dịch vụ mang đi và giao hàng tận nơi. Ảnh: Tân Hoa Xã

Mọi nhà hàng ăn uống ở Bắc Kinh tạm dừng phục vụ tại chỗ từ ngày 1-5 đến ngày 4-5, thay vào đó là dịch vụ mang đi và giao hàng tận nơi. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trước đó, Cơ quan Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh quận Triều Dương (Bắc Kinh) đã tiến hành xét nghiệm đối với những người đang sinh sống và làm việc ở quận này vào các ngày 25, 27 và 29-4.

Hai khu dân cư ở quận Triều Dương vào ngày 24-4 lần lượt được xếp vào khu vực có nguy cơ cao và nguy cơ trung bình. Giới chức địa phương hôm 30-4 cho biết người dân ở Triều Dương sẽ phải trải qua hai đợt xét nghiệm nữa.

Bắc Kinh đã xây dựng bệnh viện dã chiến với 4.000 giường bệnh. Ông Lý Ngang cho biết: "Trong tương lai, một số địa điểm rộng sẽ được quy hoạch và xây dựng thành các bệnh viện dã chiến quy mô lớn".

Tuy nhiên, Giáo sư Kim Đông Ngạn tại Trường Khoa học Y sinh thuộc Đại học Hồng Kông tỏ ra lạc quan, không nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ phải chứng kiến một phong tỏa nghiêm trọng như trước đây, trừ khi có thêm nhiều ca nhiễm trong quá trình xét nghiệm hàng loạt.

Trung Quốc ghi nhận hơn 10.700 ca mắc COVID-19 vào ngày 30-4, hầu hết các ca ở Thượng Hải. Thượng Hải đã bị phong tỏa trong khoảng một tháng sau khi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát mới. Hiện tại, tình hình dịch bệnh ở Thượng Hải có xu hướng giảm dần.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ky-nghi-le-la-lung-o-bac-kinh-20220501082230268.htm

Không gây khó cho người dân trong việc xác nhận “Hộ chiếu vắc-xin"

Ngày 1/5/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã ký công văn số 2228 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội về “hộ chiếu vắc-xin”.

​Nội dung công văn nêu rõ, ngày 19/4, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 1975 về việc “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và triển khai ký xác nhận “Hộ chiếu vắc-xin”.

Để đảm bảo quyền của người dân được cấp giấy chứng nhận đã tiêm vắc-xin và “Hộ chiếu vắc-xin” khi tham gia tiêm chủng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị:

Quán triệt nhân viên y tế và các cán bộ thuộc quyền quản lý của đơn vị có liên quan đến công tác ký điện tử chứng nhận tiêm chủng COVID-19 và “Hộ chiếu vắc-xin” không được cản trở, gây khó khăn và có các hành vi trục lợi trong việc hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi người dân được cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19 và xác nhận “Hộ chiếu vắc-xin”.

Bộ Y tế giao Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng chủ động thực hiện truyền thông tới toàn dân được biết về quyền được cấp giấy chứng nhận tiêm chủng và “Hộ chiếu vắc-xin” khi đã tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Đảm bảo quyền lợi người dân được cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19 và xác nhận “Hộ chiếu vắc-xin”.

Đảm bảo quyền lợi người dân được cấp chứng nhận tiêm chủng COVID-19 và xác nhận “Hộ chiếu vắc-xin”.

Bộ Y tế quán triệt tới tất cả các tổ chức/cá nhân có liên quan không được gây khó khăn cho người dân trong việc cấp chứng nhận tiêm chủng và xác nhận "Hộ chiếu vắc-xin", nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

“Hộ chiếu vắc-xin” điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân, sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh Châu Âu ban hành hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.

Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho hay cập nhật đến chiều ngày 28/4 đã có hơn 3,5 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vắc-xin.

Thời hạn của hộ chiếu vắc-xin điện tử là 12 tháng kể từ ngày cấp, đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Khi hết hạn, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/khong-gay-kho-cho-nguoi-dan-trong-viec-xac-nhan-ho-chieu-vac...

Những thông tin cần biết về tiêm vắc xin mũi 4 phòng COVID-19

Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về việc xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi nhắc lại lần 2 (mũi 4).

Theo đó, Hội đồng đã thống nhất kết luận đối với việc tiêm mũi 4 gồm: Đối tượng tiêm: người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.

Vắc xin sử dụng: vắc xin mRNA (vắc xin do hãng Pfizer hoặc Moderna sản xuất); vắc xin do Astra Zeneca sản xuất; vắc xin cùng loại với mũi 3.

Khoảng cách: ít nhất là 4 tháng sau mũi 3.

Người đã mắc COVID-19 sau tiêm mũi 3: hoãn tiêm 3 tháng sau khi mắc COVID-19.

Đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 214,7 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 các loại cho các đối tượng từ 5 tuổi trở lên. Hiện trẻ cả nước đã tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi mũi 1 với gần 1,46 triệu mũi; 100% người trên 18 tuổi đã tiêm 2 mũi; tỷ lệ tiêm mũi 3 khoảng gần 60%. Đối với trẻ từ 12 - 17 tuổi, tỷ lệ tiêm mũi 1 là 100%; mũi 2 khoảng gần 96,5%.

Bộ Y tế xác định vắc xin phòng COVID-19 vẫn là vũ khí chiến lược, là "lá chắn" quan trọng nhất trong phòng, chống dịch, là nền tảng để thích ứng an toàn, hiệu quả. "Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 của chúng ta đến nay có thể nói là cơ bản thành công, tuy nhiên thời gian gần đây tốc độ tiêm chủng còn chậm. Việc tiêm mũi 1 và mũi 2 cho người trên 18 tuổi đã đạt tỷ lệ 100%, tuy nhiên tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi rất chậm", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nêu thực trạng. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, tiêm cho trẻ từ 12- 17 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: https://tienphong.vn/nhung-thong-tin-can-biet-ve-tiem-vac-xin-mui-4-phong-covid-19-post...

Cả nước chỉ còn gần 500 F0 nặng, 5 tỉnh, thành có ca mắc mới cao nhất

COVID-19 2/5: Dịch bùng phát mạnh mẽ khiến kỳ nghỉ lễ ở Bắc Kinh vô cùng lạ lùng - 4

Nguồn: https://tienphong.vn/ca-nuoc-chi-con-gan-500-f0-nang-5-tinh-thanh-co-ca-mac-moi-cao-nha...

Người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi Tổng Cục thể dục thể thao (Trung tâm điều hành SEA Games 31) về việc dừng khai báo với COVID-19 phục vụ SEA Games 31.

Bộ Y tế cho biết ngày 14/4, Bộ Y tế đã có hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ SEA Games 31 trong đó có nội dung điều kiện khai báo y tế đối với người nhập cảnh để làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện đảm bảo yêu cầu về phòng chống dịch COVID-19.

Tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19. Ảnh minh hoạ.

Tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam tham gia SEA Games 31 không phải khai báo y tế với COVID-19. Ảnh minh hoạ.

Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết thêm, mới đây, Bộ Y tế thông báo tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế với COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00 giờ 00 phút ngày 27/4/2022. Duy trì giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.Cục Y tế dự phòng đề nghị Tổng Cục thể dục thể thao (Trung tâm điều hành SEA Games 31) báo cáo cho Ban Tổ chức SEA Games 31 và thông báo cho tất cả các đoàn tham dự SEA Games 31.Trước đó, tại hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 phục vụ SEA Games 31, Bộ Y tế nêu rõ, đối với khách mời cấp Thứ trưởng hoặc tương đương trở lên, Trưởng, Phó trưởng đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 không bắt buộc phải có giấy xác nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính khi nhập cảnh, cũng không phải xét nghiệm sau khi nhập cảnh, đồng thời không yêu cầu phải cách ly.

Đối với quan chức, trọng tài, vận động viên, thành viên của các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ hoặc xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong vòng 24 giờ trước khi nhập cảnh vào Việt Nam và có chứng nhận xét nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thực hiện xét nghiệm cấp;

Thực hiện khai báo y tế tại tokhaiyte.vn, không yêu cầu phải cách ly, tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khai báo cho trưởng đoàn thể thao và đầu mối của Ban Tổ chức để tổng hợp, theo dõi...

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-nhap-canh-vao-viet-nam-tham-gia-sea-games-31-khong-phai...

Thượng Hải phát hiện thêm hàng chục ca mắc COVID-19 ở ngoài khu cách ly

Ngày 1/5 (giờ địa phương), các nhà chức trách Thượng Hải (Trung Quốc) thông báo ghi nhận thêm 58 ca mắc COVID-19 mới ở bên ngoài các khu cách ly, trong bối cảnh thủ đô Bắc Kinh đang đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm cho hàng triệu người trong dịp lễ Quốc tế Lao động, Reuters đưa tin. 

Các nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 2/5. Ảnh: Reuters.

Các nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 2/5. Ảnh: Reuters.

Cuối tuần trước, người dân Thượng Hải không khỏi vui mừng khi nhận được thông tin không có ca mắc COVID-19 mới nào được tìm thấy bên ngoài khu cách ly. 

Dù các nhà chức trách thành phố không bình luận về các ca mắc mới trong cuộc họp báo hôm 2/5, người dân địa phương đã bàn tán trên nhiều nền tảng trực tuyến. Một người để lại bình luận trên Weibo: “Chính quyền thành phố quá vội vàng khi tự tin tuyên bố không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng”.

Bên cạnh đó, nhiều người cũng quan tâm đến những dữ liệu khả quan. Số ca tử vong ở Thượng Hải đã giảm từ 38 ca vào ngày 30/4 xuống 32 ca vào ngày 1/5. Thành phố ghi nhận 6.606 ca mắc mới không có triệu chứng, giảm so với con số 7.084 ca một ngày trước đó. "Có hy vọng cho tháng 5", một người dùng Weibo khác nói.

Virus Corona lần đầu tiên xuất hiện ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019 và trong vòng 2 năm, các nhà chức trách đã quản lý để ngăn chặn sự bùng phát phần lớn trong tầm kiểm soát bằng các biện pháp phong tỏa và cấm đi lại. Tuy nhiên, biến thể Omicron lan truyền nhanh chóng và Trung Quốc đã thử nghiệm chính sách "zero-COVID".

Tại thủ đô Bắc Kinh, nơi sinh sống của 22 triệu dân, các nhà chức trách đã thắt chặt các biện pháp phòng chống COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động.

Các nhà hàng ở Bắc Kinh đóng cửa phục vụ khách ăn uống và một số khu chung cư bị đóng cửa. Đường phố vắng lặng và những cư dân phải xuất trình giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính mới được vào hầu hết các địa điểm công cộng.

Nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/thuong-hai-phat-hien-them-hang-chuc-ca-mac-...

Tìm thấy con trai thất lạc 8 năm nhờ xét nghiệm COVID-19 ở Trung Quốc
Thông qua hệ thống dữ liệu xét nghiệm COVID-19 trên ứng dụng khai báo y tế của Alipay, ông Zhang đã tìm thấy được người con trai thất lạc 8 năm.

Tin tức 24h

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h