Phía sau vết lấm bẩn đầy tự hào của những “anh hùng thầm lặng"

Ngày 27/12/2022 08:00 AM (GMT+7)

Không phải anh hùng nào cũng mang áo choàng - có những anh hùng thầm lặng với chiếc áo lấm bẩn nhưng vẫn cần mẫn tô đẹp cho đời.

Một năm cũ đã dần qua đi, mở ra những hy vọng cho năm mới. Những ngày cuối năm, mỗi người dân trên khắp cả nước lại cùng nhau bồi hồi nhìn lại năm cũ, biết ơn những điều đã qua, biết ơn những con người cùng ta tạo nên một năm ý nghĩa. Với OMO, đó là lời cảm ơn đặc biệt nhất được gửi tới những anh hùng thầm lặng làm các công việc ý nghĩa. Đôi khi chúng ta lướt qua những anh hùng thầm lặng giữa dòng đời tấp nập mà quên mất rằng, chính lấm bẩn họ mang trên người khiến cuộc đời chúng ta sáng lấp lánh.

Thông điệp “biết ơn hoá hành động, lấm bẩn thêm tự hào" được OMO gửi gắm trong phim ngắn Tết này với câu chuyện về những anh hùng thầm lặng trong cuộc sống.

Tết là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn đến những điều chúng ta trân quý, dù là những điều nhỏ bé nhưng thân thuộc giữa cuộc sống thường nhật. Có bao điều phi thường ẩn sau những công việc nhỏ bé, thầm lặng: là nỗ lực giữ vững màu xanh trên khắp các cánh rừng bạt ngàn của những cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng; là tiếng chổi tre trên phố tinh sương hay những ngả đường khuya sớm của các cô công nhân vệ sinh; là tình thương của các mẹ mái ấm, bao bọc và nuôi dưỡng biết bao em nhỏ thiếu thốn tình yêu thương trong cuộc sống. Thế giới cần những người như họ nhưng không phải lúc nào công việc thầm lặng ấy cũng được tôn vinh. Vết “lấm bẩn đầy tự hào" trên áo họ sáng lấp lánh như những huy chương vì đằng sau đó là sự cống hiến không mệt mỏi cho cộng đồng.

Mỗi câu chuyện mang thông điệp “biết ơn hoá hành động, lấm bẩn thêm tự hào" của OMO tái hiện cuộc đời của những “anh hùng thầm lặng" trên khắp mọi miền đất nước. Ở tận cùng phía Nam của Tổ Quốc, anh Nguyễn Đăng Khoa cùng đồng nghiệp vẫn đang ngày ngày bảo vệ màu xanh của những cánh rừng Cà Mau. Công việc vất vả, lấm lem, thời gian xa gia đình nhiều lại phải đối mặt với nhiều hiểm nguy từ lâm tặc, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng chưa khi nào anh Đăng Khoa mảy may suy nghĩ dừng lại. Nhìn những vết lấm bẩn trên áo cha, cậu con trai 14 tuổi Nguyễn Duy Khôi lại thấy đầy tự hào và mong sau này lớn lên có thể tiếp nối những điều ý nghĩa cha đang làm.

Dù nguy hiểm và khó khăn nhưng có anh em làm việc chung, có gia đình ủng hộ, lại sẵn tình yêu thiên nhiên yêu rừng nên anh Khoa vẫn tiếp tục với công việc của mình.

Dù nguy hiểm và khó khăn nhưng có anh em làm việc chung, có gia đình ủng hộ, lại sẵn tình yêu thiên nhiên yêu rừng nên anh Khoa vẫn tiếp tục với công việc của mình.

Cũng như anh Khoa bền bỉ góp phần làm đẹp cho đời, cô Giáp Thị Sông Hương đã dành cả tuổi trẻ không ngại vấy bẩn để đi “lượm" những đứa trẻ bị bỏ rơi tại bãi rác, thành lập Mái ấm Hoa Hồng để nuôi dưỡng và chăm sóc các em. Người ta gọi cô Hương là “Hương khùng" - vì một người “khùng" như cô Hương mà 32 năm qua, hàng trăm trẻ em bị bỏ rơi có một nơi nương tựa và trưởng thành từ Mái ấm nhỏ. Được chia sẻ với cộng đồng là niềm hạnh phúc của cô Hương, không cần khoác lên một tấm áo choàng hay nhận công về mình.

 Niềm hạnh phúc của các con tại mái ấm Hoa Hồng cũng là niềm hạnh phúc của cô Sông Hương.

 Niềm hạnh phúc của các con tại mái ấm Hoa Hồng cũng là niềm hạnh phúc của cô Sông Hương.

Những vết “lấm bẩn thêm tự hào” còn là câu chuyện của những cô nhân viên vệ sinh, sớm khuya giữ gìn thành phố xanh-sạch-đẹp. 28 năm gắn bó với công việc nhân viên môi trường, cô Lê Thị Gái đã quen với những cực nhọc của “cái nghiệp" này: nắng mưa bão giông vẫn bám lấy những con đường, ngày mưa đường ngập, ngày lạnh tay chân tê buốt, những hôm làm khuya cũng sợ người say xỉn tông trúng, không có ngày nào vắng bóng cô Gái và những người đồng nghiệp trên từng góc phố, con đường quen nơi thành phố Sài Gòn. Một ngày dài kết thúc cũng là lúc bộ quần áo lao động của cô Gái vương đầy lấm bẩn nhưng mỗi vết lẩm bẩn trên áo đều gợi nhắc cô rằng, công việc mình đang làm mỗi ngày đem lại ý nghĩa cho cuộc sống.

Với những nhân viên vệ sinh môi trường, mọi lấm lem, bụi bẩn trên áo quần đổi lại góc phố sạch sẽ đều xứng đáng.

Với những nhân viên vệ sinh môi trường, mọi lấm lem, bụi bẩn trên áo quần đổi lại góc phố sạch sẽ đều xứng đáng.

Những anh hùng thầm lặng như anh Khoa, cô Hương, cô Gái xứng đáng nhận được niềm biết ơn từ công việc vất vả nhưng đầy ý nghĩa họ đang nỗ lực mỗi ngày. Để những niềm biết ơn mang nắng xuân về trên mọi miền đất nước, để Tết này ngập tràn niềm hạnh phúc, hãy cùng OMO gửi lời cảm ơn, tình cảm tới các anh hùng thầm lặng tại website https://omolambantuhao.kenh14.vn/. Với mỗi bài dự thi gửi về, OMO sẽ đóng góp 5.000VNĐ vào Hành trình tôn vinh Lấm bẩn tự hào, mang đến những món quà Tết ý nghĩa cho các em nhỏ ở Mái ấm Hoa Hồng và Trại trẻ em mồ côi do Covid-19, các cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau & Tràm Chim cùng các cô chú nhân viên vệ sinh đường phố tại TP.HCM.

Hành trình về một mùa Tết biết ơn vẫn đang tiếp diễn. Ngoài việc trao gửi lời cảm ơn, những hành động thiết thực để góp phần làm đẹp cho đời như trồng thêm cây xanh, phân loại rác và bỏ rác đúng nơi quy định cũng là món quà chân thành để gửi đến các anh hùng thầm lặng, cho mùa Tết thêm ý nghĩa và ấm áp hơn.

Nguồn: [Tên nguồn].