Người khôn ngoan hiểu: Càng có trí tuệ cảm xúc thấp thì càng thích làm 4 điều này

Bảo Anh. - Ngày 26/04/2024 12:00 PM (GMT+7)

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng phân biệt sự thật và nhìn thấu hiện tượng để thấy được bản chất.

Trí tuệ cảm xúc đề cập đến khả năng cảm nhận, thấu hiểu, kiểm soát, sử dụng và thể hiện cảm xúc của chính mình và của người khác. Trong cuộc sống, mọi lời nói và hành động trong quá trình hòa hợp với người khác đều tiết lộ nhiều điều về bản thân bạn. Việc bạn có được người khác chào đón hay không, có bị người khác tránh mặt hay không đều liên quan mật thiết đến trí tuệ cảm xúc của chính bạn.

Trí tuệ cảm xúc là khả năng không thể thiếu để con người tồn tại trong xã hội. Người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ luôn cảm thấy mình như một làn gió xuân khi hòa hợp với người khác. Người có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ khiến giao tiếp trở nên khó khăn.

Những người thích làm 4 việc sau chứng tỏ trí tuệ cảm xúc thấp, khó mở đường tương lai:

“Vô tư” nói điều làm người khác xấu hổ, tổn thương

Người khôn ngoan hiểu: Càng có trí tuệ cảm xúc thấp thì càng thích làm 4 điều này - 1

Lời nói có thể là liều thuốc hữu hiệu nhất mà nhân loại từng sử dụng. Người thực sự có tài ăn nói trong cuộc sống thường có khả năng nhìn thấu lòng người và có trí tuệ cảm xúc cao để nghĩ đến người khác.

Trong một bữa cơm tối ở nhà đồng nghiệp, không khí đang vui vẻ bỗng trùng xuống vì những câu nói của Xiao Yang. Cô vô tư chỉ vào những nếp nhăn của đồng nghiệp Xiao Li và nói: "Đợt này chị thực sự trông già hơn đấy! Chị trông này, nếp nhăn rồi tóc bạc nữa. Chị phải chịu khó khăm sóc vào.”

Khuôn mặt của Xiao Li đỏ lên, bầu không khí lập tức trở nên khó xử. Lúc sau, thấy có đồng nghiệp khác vẫn ăn dù mình đã gác đũa, Xiao Yang liền nói trước mặt mọi người: "Vẫn còn ăn? Hai cằm rồi kìa, chưa sợ à mà còn ăn?” Một lần nữa, mọi người không ai biết phải nói gì.

Cái gọi là trí tuệ cảm xúc cao không đơn giản là nói được mà là biết khi nào nên im lặng, giữ lại phần mình nhìn thấu và giữ thể diện cho người khác.

Trong cuộc sống, thực ra ai cũng có những ưu nhược điểm riêng. Những người có trí tuệ cảm xúc thấp nói ra điều đáng xấu hổ với danh nghĩa tốt cho người khác, nhưng thực chất đó là hành vi bất lịch sự, khiến người khác tổn thương, chán ghét.

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường biết lịch sự khi nói chuyện, hiểu thời cơ, đúng mực. Họ luôn quan tâm đến cảm xúc của người khác, không đẩy ai vào tình huống xấu hổ, biết cách giữ thể diện cho mọi người.

Thường xuyên bác bỏ người khác

Nhà văn Li Xiaomo từng nói: “Luôn nói mình giỏi hơn người khác là hành vi có trí tuệ cảm xúc thấp nhất mà tôi từng thấy”.

Nếu dùng lời nói để lấy lòng người khác, bạn có thể giành được thắng lợi nhất thời nhưng khó có được sự tôn trọng của người khác. Có những người, dù người khác có làm hay nói gì, họ luôn có rất nhiều lý do để bác bỏ, gạt đi, cho rằng bản thân mới là người hiểu biết nhất. 

Franklin từng nói: “Nếu luôn tranh luận và bác bỏ, bạn có thể thắng, nhưng chiến thắng đó chỉ ngắn ngủi và trống rỗng… Bạn sẽ không bao giờ có được cảm tình của đối phương”.

Việc bác bỏ người khác quá nhiều sẽ không khiến người khác đánh giá cao bạn mà còn trở nên chán ghét. Những lời bác bỏ vô nghĩa không chỉ thể hiện trí tuệ cảm xúc thấp mà còn là một kiểu tự hủy hoại bản thân. Người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ nỗ lực kiềm chế ý muốn phản bác, biết tôn trọng ý kiến người khác, hiểu được ý thức về lễ phép trong cách ứng xử với người khác.

Thích lợi dụng

Người khôn ngoan hiểu: Càng có trí tuệ cảm xúc thấp thì càng thích làm 4 điều này - 2

Có rất nhiều người mang tư tưởng hẹp hòi trong cuộc sống. Những người như vậy có xu hướng phớt lờ cảm xúc của người khác và cố gắng hết sức để vơ về lợi ích lớn nhất cho bản thân. Một khi hình thành thói quen lợi dụng lâu dài, đường đời của họ sẽ ngày càng hẹp hơn, tưởng mình khôn ngoan nhưng chính ra là dại dột. 

Không lợi dụng người khác và không ham lợi nhỏ thể hiện sự giáo dục của một người, đồng thời cũng phản ánh trình độ trí tuệ cảm xúc. Những người thích lợi dụng thường có trí tuệ cảm xúc rất thấp. Họ không có tầm nhìn xa và dễ bị đánh lừa bởi những lợi ích nhỏ nhặt trước mắt.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường biết cách giải quyết mọi việc một cách tử tế và không ham muốn vô độ. Họ hiểu rằng chỉ bằng cách không ngừng làm giàu và củng cố bản thân thì cuộc sống mới ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Chỉ tay vào cuộc sống của người khác

Có câu hỏi từng nhận được nhiều sự quan tâm trên các diễn đàn: “Hành vi nào là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc thấp?”

Một câu trả lời được nhiều người tán thành cho biết: "Người thích chỉ tay vào cuộc sống của người khác thực sự thể hiện trí tuệ cảm xúc thấp."

Trong cuộc sống thực, luôn có một số người lấy danh nghĩa những người đã trải qua nhiều điều mà bình luận và can thiệp quá sâu về cuộc sống của người khác. Bất kể là chuyện gì, xảy ra trong lĩnh vực nào, họ cũng phải tham gia, đứng ra chỉ tay và nói ai đó phải làm gì. Cách cư xử ấy khiến người khác không khỏi chán ghét, không muốn tiếp xúc. 

Một câu nói trong "Đại gia Gatsby" rằng: “Bất cứ khi nào con muốn phê bình chỉ trích ai, con nên nhớ rằng trên đời này không phải ai cũng có những điều kiện thuận lợi như con”.

Mọi người đều có môi trường phát triển khác nhau, trải qua những điều khác nhau và vì vậy có quan điểm, đưa ra những quyết định khác nhau về những việc khác nhau.

Chỉ tay vào cuộc sống của người khác không chỉ là hành vi có trí tuệ cảm xúc thấp mà còn khiến bạn dễ bị người khác chán ghét. Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng hiểu người khác từ góc độ của họ, quan tâm đến cảm xúc của người khác, tôn trọng sự khác biệt và không mong muốn trở thành người thầy trong cuộc sống của người khác.

Người khôn ngoan hiểu: Càng có trí tuệ cảm xúc thấp thì càng thích làm 4 điều này - 3

Người có trí tuệ cảm xúc cao thường có khả năng phân biệt sự thật và nhìn thấu hiện tượng để thấy được bản chất. Họ hiểu rằng điều quan trọng nhất là mọi người hòa hợp với nhau.

Dù bạn có thân với ai thì cũng đừng nói điều làm người khác xấu hổ, đừng luôn phản bác và lợi dụng ai, càng đừng nói đến việc chỉ trích cuộc sống của người khác. Mong rằng mỗi chúng ta đều có thể trở thành một người có trí tuệ cảm xúc cao, soi sáng cho bản thân và sưởi ấm cho người khác.

Trong suốt quãng đời còn lại, hãy học cách làm cho mình hạnh phúc
Làm cho mình hạnh phúc là khả năng và làm cho mình hạnh phúc cũng là sự lựa chọn.

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống