Không phải tất cả thái giám trong lịch sử Trung Quốc đều trải qua tịnh thân. Một số ít thái giám bằng mánh khóe nào đó, vẫn có thể lọt qua kiểm duyệt để được là đàn ông “nguyên vẹn”.
Thái giám là sản phẩm do xã hội phong kiến tạo ra để hầu hạ cho hoàng đế và hoàng tộc nhưng vẫn phải đảm bảo không làm ảnh hưởng sự trong trắng của thê thiếp của hoàng đế trong hậu cung. Vì vậy, những người đàn ông vào cung làm thái giám, cần phải trải qua “tịnh thân” (cắt bỏ sinh thực khí).
Thái giám Cao Bồ Tát với hoàng hậu của Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy nảy sinh tình cảm rồi vô cùng quấn quýt (ảnh minh họa)
Mặc dù phần lớn thái giám trong các triều đại lịch sử Trung Quốc vào cung đều lấy việc phục vụ hoàng đế làm trung tâm, cố gắng làm tròn bổn phận nhưng cũng sót một số thái giám không bị tịnh thân, gây hiểm họa khôn lường đối với chính hoàng đế, điển hình là ba trường hợp sau.
Tư thông với hoàng hậu
Thái giám giả nổi tiếng đầu tiên phải kể đến là Cao Bồ Tát, kẻ đã “cắm sừng” hoàng đế Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy, khi tư thông với hoàng hậu Phùng Nhuận. Mặc dù tên là Bồ Tát nhưng thực tế ông ta lại làm những việc rất ô uế, rất đáng xấu hổ với cái tên.
Ban đầu, khi Phùng Nhuận, Phùng Thanh được đưa vào cung hầu hạ hoàng đế, Hiếu Văn Đế không để mắt đến hai chị em. Nhưng theo thời gian, Hiếu Văn Đế nhận ra ông có tình cảm với họ, đặc biệt là Phùng Nhuận. Bà không không là chỉ tuyệt sắc giai nhân mà còn biết nói lời ngon ngọt, lại thông minh, hiểu biết nên đã chiếm được cảm tình sâu sắc của hoàng đế.
Hai người gắn bó với nhau như hình với bóng được một thời gian thì Hán Văn Đế thân chinh đi đánh giặc. Phùng Nhuận trở thành lẻ loi cô đơn.
Trong lúc cô đơn, Phùng hoàng hậu để mắt tới Cao Bồ Tát, một tên thái giám khôi ngô và nhờ sự ranh ma đã qua được vòng tịnh thân. Chẳng bao lâu giữa hai người nảy sinh tình cảm rồi vô cùng quấn quýt.
Đến một ngày, người hầu già trong cung đã nói chuyện hai người với Ngụy Văn Đế. Ban đầu Ngụy Văn Đế không tin chuyện này, nhưng sau khi truy cứu thì quả đúng là sự thật trớ trêu. Ông đã vô cùng đau lòng.
Sau đó Ngụy Văn Đế đã dùng cực hình trừng phạt Cao Bồ Tát. Phùng Nhuận bị giam vào lãnh cung. Sau khi Ngụy Văn Đế qua đời, quần thần tuân theo di mệnh ban cho Phùng Nhuận rượu độc để nhận cái chết. Phùng Nhuận được hưởng ân huệ cuối cùng là chôn theo nghi thức hoàng cung nhưng phải chôn nơi xa hoàng đế để không làm hoen ố tình cảm chân thật của ông.
Có con với thái hậu, mưu chiếm đoạt ngai vàng
Lao Ái không chỉ là sủng nam của thái hậu Triệu Cơ mà còn có hai con với thái hậu (ảnh minh họa)
Khi Tần vương (tức Tần Thủy Hoàng) còn nhỏ, toàn bộ quyền hành nằm trong tay thừa tướng Lã Bất Vi và mẹ của ông là Triệu Cơ.
Lúc bấy giờ Lã Bất Vi đang có quan hệ lén lút với Triệu Cơ. Sau đó sợ bị lộ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nên ông bí mật đem Lao Ái vào cung thay mình phục vụ thái hậu dưới thân phận thái giám.
Lao Ái với “khả năng đàn ông” khác thường, lập tức trở thành nam sủng của thái hậu. Lúc đầu ông ta che giấu và lo lắng nhưng sau trở nên trắng trợn.
Chẳng bao lâu, Triệu Cơ và Lao Ái lần lượt có hai con trai. Lao Ái còn nuôi tham vọng con của mình sẽ thành hoàng đế. Vì vậy, ông ta âm thầm phát triển lực lượng chờ thời cơ.
Trong một bữa tiệc rượu, Lao Ái sau khi uống say đã khoe khoang mình chính là cha dượng của vị hoàng đế trẻ.
Tần Thủy Hoàng biết chuyện đã vô cùng tức giận, đem xử Lao Ái bằng cách cho ngũ mã phanh thây. Cả ba họ nhà Lao Ái cũng phải chịu chung số phận.
Thái hậu bị đày sang đất Ung. Hai người em trai cùng cha khác mẹ bị Tần Thủy Hoàng lệnh cho giết để trừ hậu họa.
Giết hoàng đế, “ngủ” khắp hậu cung
Lưu Khắc Minh không chỉ là thái giám“tâm phúc” của hoàng đế Đường Kính Tông mà còn thay hoàng đế “chăm sóc” cả hậu cung (ảnh minh họa)
Lịch sử Trung Quốc có người được làm hoàng đế nhưng không muốn làm hoàng đế. Đó chính là Đường Kính Tông Lý Đam. Ông chỉ thích chơi mã cầu, chơi vật mà không biết và không quan tâm đến việc điều hành đất nước. Điều này đã tạo cơ hội cho thái giám “rởm” Lưu Khắc Minh lộng hành.
Nhờ cha nuôi là một thái giám quyền lực nên Lưu Khắc Minh có thể vào cung làm thái giám mà trót lọt qua được khâu kiểm tra.
Để giành được tình cảm và tín nhiệm của thái tử Lý Đam, Lưu Khắc Minh đã luyện tập chăm chỉ những thứ mà Lý Đam yêu thích, nên nhanh chóng thân thiết với thái tử.
Ngay cả khi đã lên ngôi, Lý Đam vẫn thờ ơ với triều chính, chỉ mải mê vui chơi. Vì vậy, Lưu Khắc Minh không chỉ là thái giám “tâm phúc” của hoàng đế mà còn thay hoàng đế “chăm sóc” luôn cả hậu cung.
Ban đầu ông ta nhắm mục tiêu vào các cung nữ, dần dần dan díu luôn cả các phi tần. Lưu Khắc Minh như “đệ nhị chủ nhân” hậu cung vậy.
Cuộc vui với các phi tần, cung nữ mang lại cho Lưu Khắc Minh sự thỏa mãn thích thú nhưng đồng thời cũng khiến cho ông ta lo lắng một ngày nào đó sẽ mất mạng.
Một hôm Lý Đam nghĩ ra trò chơi mới là “săn cáo đêm”. Lưu Khắc Minh muốn nhân cơ hội này tư tình với Đổng Thục Phi, bất ngờ lúc đó bị Lý Đam bắn nhầm, trúng một mũi tên.
Cho rằng Lý Đam cố ý bắn do phát hiện mối quan hệ vụng trộm của mình, nên Lưu Khắc Minh câu kết với một số thái giám giết Đường Kính Tông Lý Đam.
Sau đó hắn còn lập di chiếu giả nhằm đưa Giáng Vương Lý Ngộ lên làm hoàng đế bù nhìn.
Nhưng nhà Đường khi đó còn có một thái giám rất quyền lực là Vương Thủ Trừng. Thái giám này muốn lập Đường Mục Tông Lý Hằng lên làm hoàng đế nên nảy sinh mâu thuẫn với Lưu Khắc Minh.
Cuối cùng Vương Thủ Trừng nghĩ ra một kế là thông đồng với tể tướng Bùi Độ điều binh vào cung. Không có cách nào, Lưu Khắc Minh bèn nhảy xuống giếng tự vẫn.
Ba thái giám giả này đều là những người có dã tâm, tham vọng quá lớn và điều đó cuối cùng đã đưa họ đến kết cục không thể cay đắng hơn.