Theo các chuyên gia của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, khoảng từ ngày 20-29/9, miền Bắc đón đợt không khí lạnh yếu, trời có mưa, một số nơi mưa to. Nhiệt độ giảm khoảng 5-6 độ.
Không khí lạnh sắp tràn xuống miền Bắc, nhiệt độ giảm bao nhiêu?
Miền Bắc đón đợt không khí lạnh, nhiệt độ giảm bao nhiêu?
Theo các chuyên gia của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, trong 10 ngày tới (20-29/9), miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh yếu. Thời tiết có mưa, có nơi mưa to. Sau giảm mưa, trời hửng nắng, tăng nhiệt.
Cụ thể, từ 20-22/9, khu vực này có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Gió Đông Bắc cấp 2-3. Từ ngày 23-29/9, có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
Từ ngày 21 và 22/9, khi không khí lạnh tràn về dự báo nhiều nơi ở miền Bắc trong đó có Thủ đô Hà Nội sẽ có mưa, một số nơi mưa to, nhiệt độ giảm rõ rệt. Đặc biệt từ 22/9, Hà Nội có thể giảm 5 – 6 độ C, nhiệt độ cảm nhận chỉ xấp xỉ 30 độ C, trời mát.
Mưa ở miền Bắc có thể kéo dài đến ngày 22/9, từ ngày 23/9 trời giảm mưa, phần lớn miền Bắc sẽ có thời tiết khô mát, se se lạnh vào buổi sáng với mức nhiệt khoảng 24 độ.
Theo dự báo thời tiết, miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh yếu, nhiều nơi có mưa to. Ảnh minh họa: TL
Dự báo hình thế thời tiết từ đêm 21/9 đến ngày 29/9
Tại Bắc Bộ, từ ngày 21-22/9, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to; sau có mưa rào và dông vài nơi.
Khu vực Bắc Trung Bộ, từ ngày 21-22/9 có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và dông; sau có mưa rào và dông vài nơi.
Khu vực Trung Trung Bộ, từ ngày 21-26/9, có mưa rào và dông rải rác (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối); sau có mưa rào và dông vài nơi.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm). Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh
Riêng thời tiết Hà Nộ từ 20-22/9 vẫn có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và dông, gió Đông Bắc cấp 2-3; từ 23 trở đi đến cuối tháng phổ biến không mưa, ngày nắng. Nhiệt độ cao nhất từ 30-33 độ; nhiệt độ thấp nhất ban đêm từ 24-27 độ, trời khá dịu mát.
Không khí lạnh hoạt động mạnh nhất khi nào?
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, không khí lạnh sẽ bắt đầu tràn về từ tháng 9, tháng 10 tới và xu hướng gia tăng tần suất, cường độ mạnh dần từ tháng 11. Không khí lạnh tiếp tục gia tăng cường độ, tần suất trong tháng 12/2024, tháng 1/2025.
Hiện tượng rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 12/2024 đến tháng 2/2025. Cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài khoảng 5-8 ngày, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá, mưa tuyết ở khu vực vùng núi cao Bắc Bộ.
Theo cơ quan khí tượng, dù không khí lạnh được dự báo bắt đầu xuất hiện từ tháng 9, nhưng nhiệt độ trung bình tháng 9-10 trên cả nước phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm khoảng 0,5 - 1 độ C; tháng 11 phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Hiện tượng rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện vào nửa cuối tháng 12/2024 (tương đương so với trung bình nhiều năm); trong tháng 1 và tháng 2/2025, rét đậm, rét hại tiếp tục xuất hiện trên diện rộng ở các tỉnh miền Bắc; cần đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài khoảng 5-8 ngày, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá ở vùng núi khu vực Bắc Bộ.
Cải dạng thành nam giới để trốn truy nã suốt 16 năm
Năm 2008, Nguyễn Thị Hồng Thắm có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn huyện Sơn Dương rồi bỏ trốn. Công an huyện Sơn Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và quyết định truy nã đối với Nguyễn Thị Hồng Thắm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sau khi gây án, Thắm đã lẩn trốn ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để che giấu thân phận như: thay đổi nhân thân, lai lịch, thường xuyên thay đổi nơi ở, chỗ làm việc.
Chân dung Thắm khi bị bắt và lúc còn trẻ (ảnh tư liệu).
Đặc biệt, Thắm còn thay đổi về ngoại hình, cắt tóc trọc, mặc trang phục nam, giả dạng nam giới, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình xác minh, truy bắt đối tượng.
Tuy nhiên, bằng việc áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, cùng sự phối hợp tích cực của các cục nghiệp vụ - Bộ Công an, Công an các tỉnh, Công an huyện Sơn Dương phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương bắt giữ đối tượng khi đang lẩn trốn tại phường Bình Hòa, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.
Vụ sập cầu Phong Châu: Phát hiện thi thể trong cabin xe đầu kéo
Ngày 20-9, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ tiếp tục tiến hành trục vớt phương tiện xe đầu kéo, nhịp cầu Phong Châu bị sập và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ các nạn nhân mất tích.
Đối với nhịp cầu bị sập, lực lượng chức năng sử dụng máy phá bê tông, máy hàn hơi cắt từng nhịp giàn thép... sau đó dùng cần cẩu tải trọng lớn kéo lên bờ.
Với phương tiện xe đầu kéo mắc kẹt trong vòm cầu, lực lượng chức năng cắt phần thùng xe, kéo lên trước, phần đầu xe kéo lên sau.
Phương tiện xe đầu kéo trong vụ sập cầu Phong Châu được cắt thùng và đưa lên bờ. Ảnh CTV
Trong quá trình trục vớt phần đầu xe đầu kéo, lực lượng chức năng phát hiện một thi thể bên trong cabin.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch huyện Tam Nông xác nhận thông tin này. Ông cũng cho biết, hiện lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, xác định danh tính.
Trong danh sách các nạn nhân mất tích mà Công an tỉnh Phú Thọ công bố trước đó, có hai trường hợp liên quan đến phương tiện xe đầu kéo. Đó là anh Hà Quốc C (SN 1986, ngụ xã Chu Hóa, TP Việt Trì; chạy xe đầu kéo BKS 19H-024.19) và anh Dương Công C (SN 1981, ngụ Đan Thượng, Hạ Hòa; chạy xe đầu kéo BKS: 19H-042.12).
Vụ sập cầu Phong Châu xảy ra ngày 9-9. Cây cầu nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của tỉnh Phú Thọ bị sập do lũ trên sông Thao (sông Hồng) lên rất cao, chảy xiết, cuốn trôi trụ T7 và hai nhịp dàn chính (nhịp 6 và nhịp 7 phía bờ hữu sông Thao, thuộc địa bàn huyện Tam Nông). Sơ bộ ban đầu xác định, tại thời điểm xảy ra sự cố có 10 phương tiện rơi xuống sông, trong đó có một ô tô tải, hai ô tô đầu kéo, sáu mô tô, một xe máy điện, tám người mất tích... Lực lượng chức năng đã tìm được thi thể hai nạn nhân là anh Lương Xuân T và chị Nguyễn Thị H, là hai vợ chồng, ngụ huyện Thanh Thủy. |
Chủ nhà truy sát con nợ vì bị "lật lọng" trong cuộc nhậu
Ngày 20-9, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh TT-Huế đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đẫu (SN 1981; trú tại tổ dân phố Tân An, phường Thuận An, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) 7 năm tù về tội "Giết người".
Theo cáo trạng, khoảng 15 giờ ngày 29-7-2023, Đẫu cùng Nguyễn Văn Dũng (SN 1983) và Nguyễn Bá (SN 1987) đều trú tại tổ dân phố Tân An ngồi ăn nhậu tại nhà bị cáo. Khoảng 16 giờ 30 phút cùng ngày có Nguyễn Văn Cử (SN 1981) đến và ngồi nhậu chung.
Bị cáo Nguyễn Đẫu bị kết án 7 năm tù về tội Giết người.
Bốn người ngồi ăn nhậu đến 18 giờ cùng ngày thì Đẫu và Cử có lời qua tiếng lại về việc nợ nần tiền bạc trước đó. Bá và chị Nguyễn Thị Xoan (vợ Đẫu) có can ngăn nhưng không được nên Dũng và Bá bỏ về. Đẫu và Cử ngồi lại và tiếp tục cãi nhau.
Đẫu nói với Cử: "Chú Cử mắc nợ tiền của cháu lâu rồi trả cho cháu ít mua sữa cho con", Cử nói: "Bao nhiêu", Đẫu nói: "Năm triệu", Cử nói: "Ba triệu rưỡi thôi". Đẫu nói: "Có trả nợ cho họ mà sao không trả cho tôi". Cử nói: "Tiền họ tao trả còn tiền mi tau không trả, mi có giấy tờ gì mà trả".
Nghe Cử nói vậy, Đẫu tức giận cầm vỏ chai bia đánh vào má Cử. Bị đánh, Cử liền đứng dậy cầm chai bia đánh vào vùng đầu của Đầu rồi bỏ về nhà. Đẫu đứng dậy đuổi theo Cử thì được can ngăn, nên Đẫu đi về nhà.
Khoảng 20 phút sau, Đẫu lấy cây dao ở bếp, rồi đi qua nhà Cử, giật cửa chính đi vào, sau đó đạp cửa phòng tắm rồi đâm dao vào ngực của Cử.
Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của Nguyễn Văn Cử tại thời điểm giám định là 23%, Nguyễn Đẫu tại thời điểm giám định là 6%.
Mưa lớn dồn dập, nước lũ nhấn chìm nhiều cầu tràn ở huyện miền núi Nghệ An
Chiều 20/9, trao đổi với phóng viên, ông Trình Văn Nhã chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn đã xảy ra mưa lớn. Nước tại các con sông đang lên nhanh khiến nhiều nơi bị ngập lụt.
Cầu tràn ở xã Ngọc Lâm. Chính quyền địa phương đã cử lực lượng chốt chặn, cấm người và phương tiện qua lại.
"Hiện các xã Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Sơn, Ngọc Lâm, Thanh Thủy… đều có cầu tràn bị ngập. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, UBND huyện đang trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, sẵn sàng hỗ trợ người dân trong mọi tình huống xấu. Hiện những nơi ngập lụt đã cắt cử lực lượng chức năng túc trực 24/24, đảm bảo an toàn cho người dân", ông Nhã nói.
Theo đó, từ ngày 19/9 đến sáng 20/9, địa bàn huyện Thanh Chương xảy ra mưa lớn, nước lũ lên nhanh, cầu tràn qua sông Giăng vào xóm Sướn, xã Thanh Đức ngập sâu, nước chảy xiết.
Tại xã Thanh Mỹ, một số tuyến đường thấp trũng cũng đã có ngập cục bộ, cụ thể là khu vực các khu dân cư, ở Khe Trổ, khe Mọ, khe Gió, khe Lau. Mặc dù đường chưa ngập sâu nhưng nước chảy xiết, nếu người và phương tiện đi lại không cẩn thận rất dễ xảy ra tai nạn.
Nhiều khu dân cư ở Thanh Chương nước đã ngập vào nhà, chuồng trại, gia súc chết.
Tại xã Ngọc Lâm, mưa không ngớt từ đêm qua đến nay, hiện nước ở các khe, suối lên nhanh và dâng cao. Cụ thể tại các điểm cầu tràn và cầu thấp đã có nước tràn qua gồm: cầu trước cổng Đồn Biên phòng Ngọc Lâm (đường vào sản xuất, thác mưa), cầu thấp tại bản Tân Lâm (bản Kim Liên cũ), cầu thấp tại bản Mà (đường rẽ đi xã Thanh Sơn), cầu tại ngã 3 cổng chào, cầu Khe Sú, 2 cầu tràn phía ngoài bản Tân Tiến, cầu Nhạn Mai (Tân Ngọc).
Theo ông Lương Văn Nhất, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Ngọc Lâm: "Qua kiểm tra và nắm bắt tình hình, sáng nay, chính quyền xã đã tổ chức họp khẩn và thành lập các tổ công tác phối hợp với các lực lượng trực tiếp ứng trực, chốt chặn các cầu thấp, cầu tràn có nước chảy ngập, sẵn sàng hỗ trợ người dân trong mọi tình huống xấu.
Thông tin rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh về tình hình mưa bão. Cho học sinh nghỉ học sau khi kết thúc buổi học sáng nay, đồng thời, bố trí lực lượng đưa đón các cháu về nhà an toàn. Tuyên truyền mọi người dân không chủ quan, không vớt củi, xúc cá ven khe suối."
Trước những diễn biến mưa lũ phức tạp, UBND huyện Thanh Chương đã chỉ đạo các địa phương chủ động phương châm "4 tại chỗ", kịp thời ứng phó mưa lũ, đặc biệt là kiểm tra các cầu, cống, tràn, các điểm ngập lũ, hồ đập nước dâng cao... tổ chức cắm biển cảnh báo, làm rào chắn ngăn người qua lại.
Lãnh đạo huyện đã chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố trên địa bàn, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư ứng phó và tổng hợp thiệt hại, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thường xuyên cập nhật thông tin để ứng phó với tình hình. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới nhân dân không chủ quan, tuyệt đối không đi qua các cầu tràn khi mực nước ngập qua mức an toàn.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày và đêm 20/9, Nam Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 250mm. Thanh Hóa, Bắc Nghệ An mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 40-80mm, có nơi trên 150mm. |