Thai phụ chưa hết bàng hoàng khi kể lại vụ việc bị nhóm đối tượng sử dụng ma túy rồi tra tấn dã man dẫn đến sẩy thai.
Lời kể đau đớn của cô gái 18 tuổi bị nhóm đòi nợ tra tấn sẩy thai
Ngày 16-4, lãnh đạo Công an huyện Bình Chánh, TP HCM cho biết đang phối hợp với phòng nghiệp vụ Công an TP HCM điều tra, truy bắt nghi can tên Nguyễn Minh Dũng (37 tuổi) và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (28 tuổi, em gái của Dũng, cùng ngụ huyện Bình Chánh) để xử lý về hành vi hành hạ người khác. Riêng đối tượng Trần Nhật Khang (19 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) đang bị tạm giữ để phục vụ điều tra.
Nạn nhân trong vụ tra tấn dã man là chị H.N.Y (18 tuổi, quê Long An, tạm trú quận 11) hiện đang điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng bị sẩy thai, gãy tay và thương tích đầy người.
Chưa hết bàng hoàng, chị Y kể trước đó người anh ruột có vay mượn tiền của Dũng. Thời gian gần đây, Dũng liên tục gọi điện de dọa nhưng anh của chị Y không có khả năng trả nợ.
Có quen biết từ trước nên chị Y thường xuyên đến nhà Huyền (em gái của Dũng) chơi. Như thường lệ, ngày 22-3, chị Y đến nhà của Dũng tại ấp 1B, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh tìm Huyền.
Hiện Y đang điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trong tình trạng bị sẩy thai, gãy tay và thương tích đầy người.
"Khi em đến nơi thì thấy Dũng và Huyền đang ở trong nhà. Dũng có nhắc chuyện tiền bạc và bắt em gọi điện nói anh của em đến trả, nếu không sẽ bị đánh. Em sợ quá gọi điện nhưng anh không đến thì lập tức bị Dũng và Huyền dùng dây dù trói chân, tay em ngay tại cầu thang của căn nhà", chị Y nhớ lại.
Theo chị Y, sau khi giam cầm chị thì 2 ngày sau Dũng gọi cho Khang đến rồi cả nhóm dùng cây gỗ, dây xích... đánh chị dã man. Đáng nói, trong suốt thời gian giam giữ, nhóm đối tượng không cho chị Y ăn uống gì. May mắn là vợ của Dũng lén lấy thức ăn cho chị Y dùng tạm.
"Trong quá trình hành hạ em, bọn chúng còn dùng điện thoại chụp ảnh gửi cho anh của em đe dọa, yêu cầu mang tiền đến trả. Anh em nói Dũng thả em ra rồi đi vay tiền đến trả nợ nhưng Dũng không đồng ý. Những ngày tiếp theo em quỳ lạy van xin Dũng vì đang mang thai nhưng bọn chúng vẫn tra tấn em dã man, có khi đến ngất xỉu. Thậm chí nhóm người này còn dùng keo nấu chảy, bình gas có đầu khò gí vào người làm em bị bỏng nặng", chị Y kể.
Chưa dừng lại ở đó, nhóm đối tượng còn dùng chân, tay đấm đá vào người và vùng bụng khiến chị Y sẩy thai. Lúc đó, Dũng và Huyền gọi cho mẹ ruột đến mang thai nhi vứt bỏ tại bãi đất trống trên địa bàn quận Bình Tân.
Đến tối 10-4, cả 3 thấy chị Y bị kiệt sức nên mới gọi taxi chở đến bệnh viện cấp cứu. "Em không dám nhớ lại quá trình bị hành hạ. Bọn chúng thật độc ác", chị Y nói trong sợ hãi.
>> Xem thêm: Lời khai rùng rợn của nhóm đòi nợ tra tấn cô gái 18 tuổi đến sẩy thai ở Sài Gòn
(Theo Người lao động)
Vợ chồng chủ Trung Nguyên lại kiện tụng
Mới đây, TAND TP.HCM đã thụ lý vụ tranh chấp giữa công ty với người quản lý của Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên (trụ sở 31 Tú Xương, phường 7, quận 3, TP.HCM).
Theo đó, Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên (được nhân danh bởi bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973), cổ đông sở hữu 30% cổ phần phổ thông taị công ty từ năm 2009 đến nay) khởi kiện ông Đặng Lê Nguyên Vũ (SN 1971, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).
Nội dung vụ kiện là nguyên đơn yêu cầu tòa buộc ông Vũ với tư cách là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên chấm dứt hành vi tố cáo các sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 do Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Trung Nguyên) sản xuất là hàng giả, hàng không chính phẩm.
Nguyên đơn yêu cầu tòa buộc ông Vũ với tư cách là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên chấm dứt hành vi khởi kiện các nhà phân phối trong nước và tại thị trường quốc tế đang phân phối các sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu Trung Nguyên và G7 do công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên (là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Trung Nguyên) sản xuất.
Kèm theo đơn kiện trên, người khởi kiện có nộp các tài liệu, chứng cứ cho yêu cầu của mình.
Vụ án này được thụ lý theo thủ tục thông thường và đã được toà thông báo đến hai bên nguyên đơn, bị đơn. Vụ án được phân cho Toà chuyên trách là Toà kinh tế giải quyết.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tiếp tục là bị đơn trong vụ án tranh chấp mới.
Ngày 28-3, TAND TP.HCM đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi xem xét yêu cầu của phía nguyên đơn và các chứng cứ liên quan. Theo đó, toà thấy việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời về việc cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định là cần thiết.
Căn cứ khoản 12 Điều 114 BLTTDS, toà buộc ông Vũ, đại diện theo pháp luật, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên thực hiện các hành vi sau:
- Không được tiếp tục nhân danh Công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên khởi kiện các cá nhân, pháp nhân đang phân phối, mua bán sản phẩm cà phê hòa tan mang hiệu "Coffee G7 cà phê hòa tan", "Coffee G7 Instantcoffee", "The No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt" do chi nhánh công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên chi nhánh Bắc Giang sản xuất.
- Làm thủ tục đình chỉ đối với các vụ kiện nhà sản xuất phân phối Sky - Blue đang do tòa án Đài Loan giải quyết và vụ kiện các nhà phân phối Blake Trading, CNL Global Co.Ltd, NJ.CO.LTD đang do tòa án Hàn Quốc giải quyết.
- Không được tiếp tục nhân danh công ty cổ phần đầu tư Trung Nguyên để gửi thư cảnh báo tố cáo đến các cá nhân, pháp nhân đang phân phối, mua bán sản phẩm cà phê hòa tan mang nhãn hiệu "Coffee G7 cà phê hòa tan", "Coffee G7 Instan coffee", "The No.1 coffee G7 cà phê thứ thiệt" do chi nhánh công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên chi nhánh Bắc Giang sản xuất.
Được biết phía ông Vũ, bị đơn vụ kiện, đã nhận được tin về vụ kiện này sau khi toà xử ly hôn được một ngày, cùng ngày với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Dính gian lận thi, thủ khoa kép ĐH Sư phạm Hà Nội xin thôi học
Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, T.P.T. là ‘thủ khoa kép’, vừa đạt điểm cao nhất ngành sư phạm ngữ văn, vừa đạt điểm đầu vào cao nhất trường.
Nữ sinh này là thủ khoa đầu vào tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) của trường ĐH sư phạm Hà Nội năm 2018. Thí sinh này đã trúng tuyển vào ngành Ngữ văn với điểm chuẩn đầu vào là 24 điểm.
Nữ sinh T.P.T đến từ Hòa Bình trở thành thủ khoa ngành Sư phạm Ngữ văn, khoa Ngữ văn của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với Ngữ văn 8,75, Lịch sử 9,25 và Địa lý 9,75 điểm.
Thủ khoa kép ĐH Sư phạm Hà Nội xin thôi học.
Tuy nhiên, điểm thực của nữ sinh này sau khi chấm thẩm định đã giảm đáng kể. Môn Lịch sử, điểm chấm lần 1 là 9.25 thì chấm thẩm định chỉ còn 5.75 điểm; môn Địa lý lần 1 là 9.75 điểm thì chấm thẩm định là 7 điểm.
Ngoài hai môn này, T.P.T còn được nâng điểm ở môn Toán với số điểm lần 1 là 7.8 điểm, chấm thẩm định là 4 điểm, môn Ngoại ngữ, chấm lần 1 là 8.2 điểm thì chấm thẩm định là 3.4.
Như vậy, với kết quả chấm thẩm định, từ thủ khoa của tổ hợp C00 của trường ĐH Sư phạm Hà Nội, T.P.T đã không đủ điểm trúng tuyển vào ngành Sư phạm ngữ văn của trường. Còn tổng số điểm P.T được nâng tới 14.85 điểm.
"Khi nhận được văn bản của Sở GD-ĐT Hoà Bình, trường làm việc với khoa thì được biết trước đó T. đã xin rút hồ sơ và thôi học. Vì vậy, đến thời điểm này, trường chưa gặp được thí sinh để xử lý theo quy trình bình thường với trường hợp giảm điểm đến mức không đạt điểm trúng tuyển. Theo kết quả học tập tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, T. học bình thường, đạt yêu cầu, không phải là sinh viên xuất sắc", ông Trịnh Tuấn Anh, Trưởng phòng đào tạo của trường ĐH Sư Phạm Hà Nội thông tin.
T.P.T vốn là học sinh lớp 12 chuyên sử trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình.
Trước đó, tại lễ khai giảng của trường, khi trả lời báo chí, T.P.T cho rằng nhiều bạn cũng xì xào bàn tán khi biết T đến từ Hòa Bình. Nhưng bản thân em tự tin rằng đó là điểm số thực của mình để có thể đứng nơi đây nhận phần thưởng thủ khoa của trường.
Em cũng mong sớm làm rõ vụ tiêu cực sớm có kết quả cuối cùng để những người học thật, thi thật được đối xử công bằng. Và giờ, công bằng đã được thực hiện đúng như lời T mong muốn!