Mỗi cặp đôi đều có cách xử lý các tình huống căng thẳng khác nhau và không phải cặp đôi nào cũng quay về bên nhau sau những rạn nứt.
Tuy nhiên, có những nguyên tắc hành xử giúp các cặp đôi có thể tránh những hiểu lầm cứ lặp đi lặp lại.
Nhận diện các “dấu hiệu cảnh báo”
Một mối quan hệ trải qua rất nhiều giai đoạn, nhiều cung bậc thăng trầm.
Trong giai đoạn đầu tiên, tình yêu vô cùng ngọt ngào. Nhưng điều này sẽ không kéo dài lâu. Các cặp đôi đều có xu hướng gặp khó khăn khi bước đến giai đoạn tiếp theo, khi những sự khác biệt dần xuất hiện. Rắc rối sẽ nảy sinh từ đó.
Các cặp đôi cứ cãi nhau, rồi lại làm lành. Một vòng tròn được hình thành chỉ trích nhau, trở nên khép kín với nhau, coi thường nhau, sau đó rút lại những hành động trên rồi làm lành.
Chu kỳ này lại tiếp tục sau khi họ quay lại với nhau. Điều cần làm là rút ra bài học và phá vỡ chu kỳ đó.
Chịu trách nhiệm
Mọi người cần nhìn vào vai trò của mình trong mối quan hệ. Nếu bạn tiếp tục đổ lỗi cho người kia vì những gì đã xảy ra, có lẽ bạn đang không ý thức được trách nhiệm của chính mình. Sẽ không có gì thay đổi trừ khi bạn nhìn nhận được điều đó.
Nếu một cặp đôi thực sự muốn giải quyết vấn đề và cải thiện mối quan hệ của mình, họ cần phải tập trung vào hành động chứ không phải lời nói. Nhưng nếu hai người không thể nói chuyện thẳng thắn và hiệu quả thì cần đến một giải pháp “mạnh tay” hơn.
Thử rời xa nhau
Trong những tình huống xung đột nặng nề, một cuộc chia ly thử nghiệm có thể giúp các cặp đôi có cơ hội kiểm điểm lại mình.
Khi mọi chuyện tồi tệ đến mức hai người to tiếng và va chạm với nhau, tốt hơn hết bạn nên tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Nếu hai bạn đã có con thì vẫn nên duy trì những cuộc gọi nhưng chỉ mang tính chất “việc cần thiết”, tránh nhắc tới mối quan hệ đang căng thẳng.
Không chuyển cái khó cho người khác
Dựa dẫm vào bạn bè và gia đình sau khi cãi nhau với người yêu là chuyện bình thường. Song điểm tựa này cần được lựa chọn kỹ càng.Nếu người kia của bạn thực sự có lỗi thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn mới là kẻ “la làng” thì bạn bè hay gia đình bạn sẽ rất khó xử khi cố đặt mình vào vị trí của bạn. Nếu cố ép các đồng minh này phải ủng hộ bạn tuyệt đối trong khi họ không thấy như vậy thì có thể bạn sẽ chuốc thêm một xung đột mới.
Số lần cãi nhau không vô nghĩa
Số lần cãi nhau là ít hay nhiều chỉ là đánh giá chủ quan. Tuy nhiên, cặp đôi nào cãi nhau càng nhiều thì mối quan hệ của họ càng có nguy cơ đổ vỡ.
Khi hai người làm tổn thương nhau quá nhiều thì càng về sau càng khó quay lại. Có những đôi nghĩ rằng họ dành cho nhau hoặc vì những ràng buộc a-b-c gì đó nên cứ cố ở bên nhau rồi chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn.
Một mối quan hệ tồn tại quá nhiều khúc mắc cơ hội trở lại những ngày tháng ngọt ngào trở nên bất khả thi.