Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không và nằm nghiêng có sao không?

Loan Trần - Ngày 29/02/2020 16:00 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng một bên khi ngủ mang lại nhiều lợi ích, tốt cho bé, an toàn đường thở, tránh ngạt thở cho bé. Tuy nhiên không có tư thế ngủ nào là tốt hoàn toàn với mọi trẻ.

Có nhiều người cho rằng bé nằm nghiêng một bên khi ngủ thì tốt hơn nằm ngửa. Tuy nhiên, không có một tư thế ngủ nào phù hợp hoàn toàn với mọi bé.

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng không?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh. Các bé sơ sinh cần rất nhiều thời gian để ngủ nên tư thế ngủ cho bé là điều bố mẹ cần chú ý.

Theo các chuyên gia, tư thế nằm nghiêng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé nếu bố mẹ thường xuyên thay đổi bên, giám sát con khi ngủ.

Đối với các bé sơ sinh biết lẫy bé rất hay tự chuyển sang tư thế nằm sấp và đây là tư thế ngủ nguy hiểm, không tốt cho bé, nếu nằm ở tư thế này quá lâu bé có thể ngưng thở, tử vong.

Vì vậy, đối với tư thế ngủ cho trẻ sơ sinh có thể cho bé nằm nghiêng một bên nhưng hãy thường xuyên thay đổi bên cho con và chú ý đến con trong suốt giấc ngủ.

Trẻ mấy tháng được nằm nghiêng khi ngủ?

Khi bé chưa biết lật người thì nằm nghiêng hay nằm sấp sẽ rất nguy hiểm cho trẻ. Mẹ có thể cho bé sơ sinh 1 - 3 tháng tuổi nằm nghiêng nhưng luôn bên cạnh bé. Khoảng 30 phút mẹ có thể lật bé để thay đổi tư thế 1 lần.

Đối với bé từ 3 - 4 tháng tuổi bé sẽ bắt đầu cố lật người. Lúc này, dù bé nằm nghiêng hay nằm ngửa thì mẹ vẫn phải ở bên hoặc theo dõi liên tục. Có thể 30 phút - 1 tiếng thay đổi tư thế ngủ cho bé.

Bé từ 4 - 6 tháng tuổi có thể lăn người, biết nằm sấp và nằm ngửa. Khi bé đã biết lật thì mẹ không cần thiết phải trở mình cho bé nằm nghiêng vì bé đã tự biết lật ngửa được khi ngủ. Tuy nhiên, mẹ nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Trong quá trình ngủ bé sẽ tự mình thay đổi các tư thế ngủ.

Bé sơ sinh có thể nằm nghiêng khi ngủ (Ảnh minh họa)

Bé sơ sinh có thể nằm nghiêng khi ngủ (Ảnh minh họa)

Lưu ý khi cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng:

- Nên để tay bé để trước mặt, giúp con không bị lật úp mặt xuống.

- Thường xuyên thay đổi tư thế nằm nghiêng, tránh trẻ bị bẹp đầu.

- Trẻ đã biết lẫy mẹ hạn chế cho bé nằm nghiêng nếu mẹ không ở bên cạnh.

- Dùng vật dụng hỗ trợ như chăn, gối chèn sau lưng bé giúp bé tránh bị lật.

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng có tốt không, có ảnh hưởng gì không?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, để trẻ nằm nghiêng khi ngủ là một tư thế tốt có nhiều lợi ích cho bé. Tuy nhiên, để trẻ sơ sinh nằm nghiêng khi ngủ tốt cho bé mẹ cần chú ý lật đổi tư thế nghiêng cho bé thường xuyên.

1. Lợi ích khi cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng

- Giảm sặc sữa, trớ khi ngủ, tránh tình trạng bé bị đột tử do sữa không chảy vào cổ họng, gây ngạt thở ở bé.

- Giảm áp lực lên tim: Khi trẻ sơ sinh nằm nghiêng, tim bé không bị đè nén bởi tác động tư bên ngoài, tim bé hoạt động tốt, khỏe mạnh hơn.

- Tốt cho hệ tiêu hóa: Trẻ sơ sinh thường ngủ sau khi bú mẹ, nằm nghiêng sẽ tránh tình trạng bụng bé bị chèn ép, tức bụng, đầy bụng gây khó ngủ, dễ nôn trớ.

- Chữa ngáy ở trẻ sơ sinh: Nếu bé có hiện tượng ngáy mẹ có thể cho bé nằm nghiêng, tình trạng ngáy sẽ biến mất, con hô hấp cũng thuận lợi hơn.

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu ngủ sẽ tránh sặc sữa, tốt cho hệ tiêu hóa… (Ảnh internet)

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu ngủ sẽ tránh sặc sữa, tốt cho hệ tiêu hóa… (Ảnh internet)

2. Tác hại của trẻ sơ sinh nằm nghiêng quá lâu

Khi trẻ nằm nghiêng quá lâu, không đổi bên sẽ khiến bé gặp một số vấn đề sau:

- Trẻ bị bẹp tai: Bé nằm nghiêng liên tục về một bên trong khoảng thời gian dài, lâu ngài sẽ khiến tai bé bị bẹp và méo đầu do phần xương sọ của trẻ còn khá mềm. Trẻ bị bẹp tai, méo đầu sẽ gây mất thẩm mỹ trên khuôn mặt con.

- Có nguy cơ vẹo cổ: Bé nằm nghiêng một bên quá lâu, không đổi tư thế và có các dấu hiệu như mắt thuận nhìn về một bên, khó nằm nghiêng về một bên còn lại, cơ thể bé phát triển lệch rất có thể bé bị vẹo cổ do nằm nghiêng quá lâu. Trường hợp này, mẹ nên đưa bé đi khám.

- Bé khó cựa quậy, tê mỏi vai, cánh tay, cổ khi thức dậy: Nằm nghiêng quá lâu, khi thức dậy mẹ sẽ thấy bé có biểu hiện tê chân tay, mỏi cổ, quấy khóc khó chịu.

- Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: Hiện chưa có kết luận rõ ràng nào về trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi nằm nghiêng đột tử nhưng yếu tố rủi ro tăng lên khi bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Vì bé sơ sinh còn quá nhỏ nên không thể tự xoay chuyển đầu và cơ thể khi trẻ bị nghẹt thở.

Tư thế nằm nào tốt cho trẻ sơ sinh?

Với trẻ sơ sinh thì nên nằm ngửa, nằm sấp hay nằm nghiêng là tốt nhất ít gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe của trẻ? Theo các chuyên gia và bác sĩ thì tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể cho bé nằm nghiêng nhưng tuyệt đối không nên cho trẻ nằm sấp - Tư thế này khiến trẻ khó thở, dễ bị đột tử.

Vậy tại sao mẹ nên cho trẻ sơ sinh nằm ngửa:

- Không áp lực lên các cơ quan nội tạng như: Phổi, tim, dạ dày, bàng quang…

- Mũi và miệng của bé không bị chèn, chặn bởi các vật dụng bên ngoài như gối, chăn, đệm.

- Mẹ dễ dàng quan sát và biết được tình trạng thái của bé ngủ ra sao.

Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé (Ảnh internet)

Nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất cho bé (Ảnh internet)

Tư thế tránh cho trẻ sơ sinh ngủ

Với trẻ sơ sinh, mẹ không nên cho bé nằm sấp. Tư thế này sẽ khiến bé đối mặt với nhiều nguy cơ như:

- Bé dễ bị đột tử: Do ngực bị chèn ép, mặt bé úp xuống dưới chèn lỗ mũi ngay khó thở, ngạt thở cho bé.

- Gây chàm ở trẻ:Do phần bụng bé gắn chặt với nệm giường, thân nhiệt của bé sẽ tăng cao, dịch mồ hôi tiết ra nhiều hơn không kịp tản đi gây chàm.

- Bé bị mỏi tay, vai, cổ:Trẻ nằm sấp, phần tay, vai sẽ bị trọng lực của cơ thể đè nén lên khiến bé bị tê, mỏi nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh nằm nghiêng đầu sang một bên không quá nguy hiểm, và bình thường nếu mẹ theo dõi và đổi bên nằm cho trẻ. Tuy nhiên để con có giấc ngủ sâu, ngủ ngon, không ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ nên cho bé nằm ngửa và tránh để bé nằm sấp.

Lợi - hại 3 tư thế ngủ phổ biến ở trẻ mẹ nên biết để chỉnh cho bé
Giấc ngủ ngon sẽ đem lại nụ cười cho trẻ khi thức dậy, là một trong những tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ nhỏ. 

Theo Loan Trần
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách