"Lợi - hại" 3 tư thế ngủ phổ biến ở trẻ mẹ nên biết để chỉnh cho bé

Ngày 30/11/2019 19:00 PM (GMT+7)

Giấc ngủ ngon sẽ đem lại nụ cười cho trẻ khi thức dậy, là một trong những tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ nhỏ. 

Với những em bé trước một tuổi, ăn và ngủ có thể nói là phần lớn cuộc sống của chúng, bởi vì chúng có thể ngủ đến 12-15 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ ngon sẽ đem lại nụ cười cho trẻ khi thức dậy, là một trong những tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ nhỏ. 

Trẻ nhỏ thường có 3 tư thế ngủ chính: nằm ngửa, nằm nghiêng và nằm sấp. Hiểu rõ về ưu nhược điểm của 3 tư thế tư thế ngủ là điều gần như bắt buộc đối với cha mẹ. 

Tư thế nằm ngửa

Ưu điểm:

- Dễ chăm sóc: Cha mẹ có thể dễ dàng quan sát những thay đổi dù là nhỏ nhất của con, như miệng và mũi bé có tiết dịch, bé có bị nôn trớ hay không… để kịp thời điều chỉnh và chăm sóc cho trẻ.

- Thư giãn tinh thần và cơ thể: Khi nằm ngửa ngủ, chân tay của bé rất linh hoạt, không bị hạn chế. Chúng có thể thư giãn và thoả thích vùng vẫy tay chân.

- Giảm chèn ép: Ngủ với tư thế ngửa sẽ không gây chèn ép lên các cơ quan như tim, phổi, hệ thống tiêu hóa và bàng quang.

- Độ an toàn cao: Miệng và mũi trẻ không bị chăn, đệm che lấp, tránh bị ngạt thở.

amp;#34;Lợi - hạiamp;#34; 3 tư thế ngủ phổ biến ở trẻ mẹ nên biết để chỉnh cho bé - 1

Khi nằm ngửa ngủ, chân tay của bé rất linh hoạt, không bị hạn chế. (Ảnh minh họa)

Nhược điểm: 

- Ảnh hưởng đến hình dạng đầu: Đầu của trẻ sơ sinh rất dễ bị biến dạng, nằm ngửa ngủ làm tăng khả năng trẻ bị bẹp đầu, ảnh hưởng cả đến hình dáng khuôn mặt của trẻ.

- Thiếu an toàn: Nằm ngửa khiến trẻ có cảm giác thiếu an toàn vì không có gì giữ chặt bé, thậm chí còn làm trẻ khó đi vào giấc ngủ.

- Gây trở lại cho hô hấp: Trẻ sẽ bị sặc nếu nôn trớ, nghiêm trọng hơn chất nôn còn có thể tràn vào phổi.

Lưu ý: 

- Nếu bé đang bị nghẹt mũi, ngủ ngửa sẽ khiến bé khó thở, dễ ngáy hơn.

- Sau khi cho bé ăn, đừng để trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) nằm ngửa mà hãy đặt bé ngủ nghiêng bên phải trước. Nếu trẻ bị nôn, cần lập tức bế bé dậy để tránh thức ăn tràn vào khí quản.

- Dùng gối ngủ lõm ở giữa để hỗ trợ cổ và đầu bé. 

Tư thế nằm sấp 

Ưu điểm:

- Có cảm giác an toàn: Thai nhi ở trong bụng mẹ với tư thế cuộn tròn, do đó tư thế ngủ nằm sấp dễ khiến bé cảm thấy an toàn hơn. Đây là tư thế tự nhiên nhất của trẻ, có tác dụng cải thiện giấc ngủ bé. 

- Hình dạng đầu đẹp: Khi nằm sấp, mặt sau của đầu bé hướng lên trên, điều này sẽ không làm cho đầu bị biến dạng.

- Giúp phát triển cơ thể: Nằm sấp sẽ nâng đầu và ngực của bé, thúc đẩy sự chuyển động, tăng cường các nhóm cơ lớn như cổ, ngực, lưng và chân tay. Điều đó có lợi cho các hoạt động bò, tập đi của bé trong tương lai. 

- Giảm nôn trớ: Khi nằm sấp ngủ, ngay cả khi bé trớ sữa, các chất nôn sẽ chảy dọc theo khóe miệng bé, bạn không phải lo lắng chúng tràn vào các cơ quan khác gây ngạt thở. 

amp;#34;Lợi - hạiamp;#34; 3 tư thế ngủ phổ biến ở trẻ mẹ nên biết để chỉnh cho bé - 2

Nằm sấp sẽ nâng đầu và ngực của bé, thúc đẩy sự chuyển động, tăng cường các nhóm cơ. (Ảnh minh họa)

Nhược điểm:

- Khó quan sát: Bé nằm úp mặt xuống không có lợi cho cha mẹ quan sát những biểu hiện trên khuôn mặt và tình trạng cơ thể của con, không nắm được kịp thời những nhu cầu của em bé.

- Tư thế không thoải mái: Tay và chân của em bé bị bó buộc khiến bé không thoải mái.

- Dễ gây ngạt thở: Trẻ sơ sinh chưa nâng được cổ, không thể quay đầu hoặc lật tự do, mũi và miệng dễ bị chặn bởi gối, khăn, gây cản trở đường thở, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

- Khó tản nhiệt: Ngực và bụng bé áp sát vào giường không có lợi cho việc tản nhiệt, dễ khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên hoặc bị chàm do mồ hôi tích tụ ở ngực và bụng. 

Lưu ý:

- Đừng cho bé ngủ sấp khi trẻ chưa rụng rốn. 

- Không mặc quần áo có cúc hoặc phần trước gây cộm, điều này sẽ khiến bé ngủ không thoải mái.

- Giường hoặc gối không được quá mềm, nếu không mũi và mũi của em bé có thể bị che lấp.

- Gối ngủ phải là loại thông khí.

- Tốt nhất không nên để bé ngủ sấp khi bị cảm lạnh hoặc bị bệnh.

Tư thế nằm nghiêng

Ưu điểm:

- Thư giãn cơ thể: Tư thế nằm nghiêng có thể thư giãn toàn bộ cơ thể, giúp cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ của em bé.

- Tránh ngạt thở: Khi nằm nghiêng, chất nôn trong miệng sẽ chảy ra từ khóe miệng ngay cả khi trẻ trớ sữa mà không tràn vào cổ họng gây ngạt thở.

- Tránh đè ép lên tim: Tư thế nằm nghiêng có thể tránh chèn ép tim.

- Tránh ngáy: Nằm ngủ nghiêng có thể làm giảm ngáy của bé do giảm sự lưu giữ của dịch tiết giúp bé thở nhẹ nhàng hơn.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Hãy để em bé nằm nghiêng bên phải, bé sẽ tiêu hóa tốt hơn.

amp;#34;Lợi - hạiamp;#34; 3 tư thế ngủ phổ biến ở trẻ mẹ nên biết để chỉnh cho bé - 3

Tư thế nằm nghiêng có thể thư giãn toàn bộ cơ thể, giúp cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ của em bé. (Ảnh minh họa)

Nhược điểm: 

- Khó duy trì: Vì cơ thể của em bé khá tròn và các chi tương đối ngắn nên không dễ để duy trì tư thế nằm nghiêng. 

- Ảnh hưởng đến ngoại hình: Bởi vì xương sọ của trẻ sơ sinh chưa hoàn toàn khép kín, nếu chúng ngủ nghiêng trong thời gian dài, hộp sọ có thể bị biến dạng, từ đó làm hình dạng khuôn mặt mất cân xứng.

- Ảnh hưởng đến hình dáng tai: Nếu cha mẹ không chú ý để vàng tai bé bị gập khi con ngủ nghiêng, một thời gian dài sẽ tạo thành tật, ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của trẻ.

Lưu ý:

 - Luân phiên thay đổi tư thế nghiêng trái, nghiêng phải cho trẻ, tốt nhất là nên lật trẻ lại sau mỗi 3-4 giờ.

-  Nghiêng bên phải tốt hơn bên trái vì nghiêng bên trái làm tim bị đè ép.

 - Những chiếc gối bên cạnh không quá mềm, tránh cho trẻ bị vùi mặt, mũi vào gối gây ngạt thở.

- Chú ý đến vành tai của trẻ khi ngủ có bị gập lại hay không.

- Cha mẹ có thể sử dụng gối hoặc khăn đệm vào lưng em bé để cố định tư thế ngủ.

Mỗi tư thế ngủ rõ ràng có những ưu nhược điểm khác nhau, do đó cha mẹ nên thay đổi tư thế ngủ của bé sau mỗi 2-3 giờ. Tốt nhất nên nằm xen kẽ các tư thế để đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho con mà bé vẫn được ngon giấc.

Con gái ngủ ngon lành trên võng, mẹ giật thót mình khi nhìn kĩ hơn
Sau khi bức ảnh được chia sẻ, cả hội mẹ bỉm sữa xôn xao với dáng ngủ kì lạ của bé gái.
Hải Đường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư thế ngủ của con