Hơn 90% máy giặt sấy trên thị trường là loại ngưng tụ và nó mang đến rất nhiều phiền toái cho người dùng do thiếu một bộ phận quan trọng là bộ phận thu xơ vải.
Máy giặt là một bộ phận không thể thiếu với các gia đình hiện đại. Phải nói rằng với sự trợ giúp của máy giặt, những rắc rối trong việc giặt giũ quả thực có thể được giải quyết nhưng chỉ sử dụng máy giặt thôi thì chưa đủ.
Vào những ngày mưa nhiều, nồm ẩm, quần áo rất lâu khô và thường xuất hiện mùi hôi khó chịu. Để giải quyết vấn đề này, nhiều người sử dụng máy giặt sấy. Đây là dòng máy giặt được tích hợp 2 trong 1,vừa làm sạch quần áo vừa có tính năng sấy khô sau khi giặt.
Thiết kế 2 trong 1 tưởng chừng rất hữu ích nhưng thực tế nó lại có rất nhiều khuyết điểm, khiến ngày càng nhiều người “nói không” với thiết bị này. Dưới đây là 4 khuyết điểm của máy giặt sấy, bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi mua thiết bị này.
1. Quần áo dễ gặp vấn đề
Máy giặt sấy có cấu tạo, chức năng và cách thức hoạt động giống như các loại máy giặt thông thường khác. Với sản phẩm này, bạn chỉ cần lựa chọn chế độ giặt phù hợp, toàn bộ quần áo sẽ được làm sạch và sấy khô một cách nhanh chóng. Vì thế, vào mùa mưa hay thời tiết ẩm ướt, bạn sẽ không cần phải lo lắng quần áo lâu khô và có mùi hôi nữa.
Nghe có vẻ rất tiện lợi nhưng nhiều người nhận thấy máy giặt sấy có hiệu quả sấy kém, quần áo gặp nhiều vấn đề sau khi sấy.
Theo đó, chúng ta có nhiều loại quần áo khác nhau và không phải sản phẩm nào cũng có thể cho vào máy giặt sấy để làm sạch và sấy khô được. Ví dụ như đồ len, sản phẩm dệt kim, lụa,… khi sử dụng máy giặt sấy thì hàng loạt vấn đề rắc rối thường phát sinh trên những bộ quần áo này.
Đồ len có thể co lại nghiêm trọng sau khi khô, một chiếc áo len vừa vặn ban đầu có thể trở nên ngắn và chật, không thể mặc được nữa. Các sản phẩm dệt kim có thể bị phai màu, mất đi hình dáng và sự thoải mái ban đầu.
2. Tiêu thụ điện năng cao
Bạn nên biết rằng khi một chiếc máy giặt thông thường hoàn tất quá trình giặt, lượng điện cần dùng là tương đối hợp lý và sẽ không gây gánh nặng lớn cho nguồn điện của gia đình. Tuy nhiên, máy giặt sấy thì hoàn toàn khác.
Khi chạy chức năng sấy cần phải làm nóng liên tục để đạt được mục đích làm khô quần áo.
Trong quá trình này, một lượng lớn điện năng được tiêu thụ. Đặc biệt khi có số lượng quần áo lớn hoặc quần áo được làm từ chất liệu nặng, để đảm bảo hiệu quả sấy khô, máy cần chạy lâu hơn và có công suất cao hơn, từ đó điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng lên đáng kể.
3. Không có bộ thu xơ vải
Hơn 90% máy giặt sấy trên thị trường là loại ngưng tụ và nó mang đến rất nhiều phiền toái cho người dùng do thiếu một bộ phận quan trọng là bộ phận thu xơ vải.
Mỗi lần sau khi hoàn tất quá trình sấy, khi mở máy giặt ra, bạn sẽ thấy bên trong lồng giặt và gioăng cao su được phủ một lớp lông tơ dày đặc.
Xơ vải này có thể do các sợi vải rơi ra khỏi quần áo hoặc có thể do các sợi lông tơ trên bề mặt quần áo bị thổi bay trong quá trình sấy khô.
Ở góc độ làm sạch, những sợi lông tơ còn sót lại này không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh bên trong máy giặt mà còn dễ dàng sinh ra vi khuẩn và nấm mốc. Sau thời gian dài tích tụ, bên trong máy giặt sẽ bị bẩn, mang đến nguy cơ nhiễm bẩn thứ cấp cho quần áo.
4. Công suất sấy quá nhỏ
Tuy máy giặt sấy mang lại những tiện ích nhất định cho cuộc sống của chúng ta nhưng không thể bỏ qua những nhược điểm của nó. Một trong những nhược điểm nổi bật hơn đó là công suất sấy quá nhỏ.
Thông thường, công suất sấy được đánh dấu trên máy giặt sấy thường nhỏ hơn công suất giặt. Điều này có nghĩa là khi giặt một khối lượng quần áo lớn hơn, bạn có thể không làm khô được tất cả quần áo cùng một lúc.
Ví dụ, một máy giặt sấy có khối lượng giặt 10 kg thì chỉ có khối lượng sấy từ 6 đến 7 kg.
Nhìn từ góc độ sử dụng thực tế, điều này sẽ mang lại rất nhiều bất tiện cho các gia đình. Chẳng hạn như khi chuyển mùa, một lượng lớn quần áo cần được giặt và sấy khô, bao gồm cả áo khoác dày, chăn,… và công suất sấy nhỏ của máy giặt sấy sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu.
Thao tác sấy có thể phải được thực hiện nhiều lần, điều này không chỉ tiêu tốn nhiều thời gian và công sức mà còn làm tăng mức tiêu thụ điện năng.