Tuy là hiện tượng sinh nở hiếm gặp nhưng các sản phụ vẫn luôn tin, nếu con chào đời trong túi nước ối còn nguyên mai này sẽ có một cuộc sống may mắn và hạnh phúc?
Ai cũng biết, vỡ ối là một trong những dấu hiệu sản phụ bắt đầu chuyển dạ. Thế nhưng vẫn có những đứa trẻ chào đời mà không có hiện tượng này mà con vẫn nằm yên trong túi dịch nước ối của mẹ. Hiện tượng con chào đời trong túi ối còn nguyên được nhiều người gọi với cái tên là ĐẺ BỌC ĐIỀU hoặc SINH BỌC ĐIỀU.
Kỳ lạ những đứa trẻ chào đời còn nguyên trong túi ối
Tháng 7/2019, tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí, Quảng Ninh), một bé gái nặng hơn 3kg đã được các bác sĩ Khoa Sản đỡ đẻ với túi ối vẫn còn nguyên bao bọc quanh người.
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy thai cho sản phụ Vũ Thị T. (25 tuổi, trú tại tỉnh Hải Dương) này. Sức khỏe của sản phụ và em bé đều ổn định.
Hiện tượng con chào đời trong túi ối còn nguyên được nhiều người gọi với cái tên đẻ bọc điều hoặc sinh bọc điều. (Ảnh minh họa)
Tiếp đó, ngày 29/2/2020, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật lấy thai thành công ca song sinh đặc biệt, trong đó có một em bé chào đời còn nguyên trong bọc ối.
Sản phụ L.T.K.C. (sinh năm 1990, trú tại tỉnh Hải Dương) mang thai lần 2 là song thai bé trai. Sáng 29-9, sản phụ nhập viện tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội. Sau khi thăm khám, nắm được sản phụ có vết sẹo mổ cũ, bác sĩ chỉ định chị C. mổ chủ động.
Khi mổ, bé trai đầu tiên của chị C. chào đời thuận lợi. Sau đó, bác sĩ thực hiện lấy bé trai tiếp theo nhưng không giống như người anh của mình, bé thứ hai vẫn còn nằm nguyên vẹn trong túi ối.
Bé đã được các bác sĩ đưa cả túi ối ra khỏi bụng mẹ, sau đó tiến hành rạch túi, để nước ối thoát ra dần và lớp màng ối được bóc ra khỏi người bé. Ca mổ đặc biệt này đã thành công, hai bé trai đều có cân nặng khoảng 2,7kg.
Những ca đẻ còn nguyên túi ối là hiện tượng hiếm gặp với tỉ lệ khoảng 1/80.000 ca sinh nở.
Con chào đời trong túi ối còn nguyên: Điềm lành số hưởng cả đời hay nguy hiểm rình rập?
Những ca đẻ còn nguyên túi ối là hiện tượng hiếm gặp với tỉ lệ khoảng 1/80.000 ca sinh nở. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do túi ối dày và dai hơn bình thường, dẫn đến khó rách hơn. Ngoài ra, những mẹ bầu có tử cung giãn và mềm cũng làm tăng tỷ lệ em bé chào đời vẫn nằm trong bọc ối.
Theo các bác sĩ sản khoa, khi xảy ra những cơn gò tử cung sẽ tạo áp lực lên màng ối và dẫn đến tình trạng vỡ màng ối, giúp ngôi thai tì xuống và ra khỏi cơ thể mẹ. Nhưng với những thai nhi vẫn nằm trong bọc ối, nghĩa là bọc ối không bị rách vỡ thì nhau thai sẽ không cung cấp oxy cho thai. Bởi thế, thai nhi sẽ cần tự lấy oxy bằng đường hô hấp.
Thực tế, tình trạng này có thể nguy hiểm cho thai nhi vì sẽ có nguy cơ hít phải dịch trong túi ối dẫn tới tình trạng nghẹt thở hoặc gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến phổi, thậm chí có thể bị suy hô hấp, tử vong nếu không được rạch túi ối nhanh chóng, kịp thời. Khi xử lý những ca sinh nở này, đòi hỏi kỹ thuật đỡ đẻ và tay nghề của bác sĩ phải cao. Bởi khi đưa cả túi ối ra khỏi bụng mẹ, mọi thứ có thể trở nên trơn trượt và rất khó xử lý.
Tình trạng này có thể nguy hiểm cho thai nhi vì sẽ có nguy cơ hít phải dịch trong túi ối dẫn tới tình trạng nghẹt thở.
Tuy nhiên trái với nguy hiểm trên, nhiều người lại quan niệm những đứa trẻ vẫn còn trong túi ối khi chào đời chính là một dấu hiệu của sự may mắn. Đứa bé ấy sẽ luôn được trời đất bảo vệ, che chở suốt cuộc đời giống như túi nước ối bao bọc cho chúng suốt thai kỳ. Vì thế, số mệnh của chúng rất vững vàng, không gì có thể đánh gục được.
Hiện đẻ bọc điều có phải là một điểm lành cho đứa trẻ hay không thì chưa có một bằng chứng khoa học nào xác định rõ. Nhưng để hạn chế những nguy hiể nếu đẻ bọc điều, mẹ bầu cần khám ngay tại cơ sở y tế uy tín khi xuất hiện những cơn gò đầu tiên. Vì bác sĩ sẽ xác định được nguy cơ và biện pháp xử trí kịp thời, phòng tránh tối đa nguy cơ rủi ro cho bé khi sinh.