Rất khó chẩn đoán nhau cai răng lược, nhưng bệnh lý này có thể nguy hiểm tới tính mạng của cả thai phụ và con.
Nhau cài răng lược gây xuất huyết khó cầm sau sinh, nên mẹ bầu cần cẩn trọng với loại bệnh lý này.
Nhau cài răng lược là gì?
Hiểu một cách đơn giản, nhau cài răng lược là hiện tượng bệnh lý nhau không bong tróc khỏi thành tử cung sau quá trình sinh nở, mà bám chặt vào cơ tử cung, thậm chí xâm lấn các các cơ quan lân cận. Tình trạng này gây xuất huyết hậu sản, thậm chí đe dọa đến tính mạng của sản phụ và thai nhi.
Nếu cài bám vào tử cung quá sâu, nhau không thể tự tách thành tử cung hoặc chỉ bong một phần. Vấn đề xảy ra là khi các mạch máu mở, mà không đóng được kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ.
Có ba loại nhau cài răng lượng chính, gồm:
- Placenta accreta, tình trạng nhẹ nhất, gai nhau bám vào đến lớp niêm mạc bên ngoài của tử cung. Trường hợp này chiếm tới 75% các ca nhau cài răng lược.
- Placenta increta, gai nhau bám vào đến lớp cơ tử cung. Chỉ chiếm khoảng 15%.
- Cuối cùng là Placenta percreta, gai nhau ăn xuyên hết lớp cơ tử cung, đến thanh mạc và có thể ăn sâu tới cơ quan lân cận như bàng quang, trực tràng... May mắn là bệnh lý này chỉ chiếm xấp xỉ 7% trong các ca nhau cài răng lược.
Do đó, hầu hết các bác sỹ đều sử dụng thuật ngữ Placenta accreta để ám chỉ bệnh nhau cài răng lược.
Tác nhân gây nhau cài răng lược
Nhau cài răng lược dễ xảy ra ở các mẹ bầu bị nhau thai tiền đạo. Nhau thai tiền đạo được hiểu là nhau phát triển ở phần dưới, thấp nhất của tử cung.
Nhau thai tiền đạo lại có liên hệ mật thiết với quá trình phẫu thuật tử cung hoặc sinh mổ trước đó. Nếu từng sinh mổ, bị nhau thai tiền đạo, khả năng bị nhau cài răng lược của bạn sẽ lên tới 25%.
Nếu từng sinh mổ trên 2 lần, hiện bị nhau thai tiền đạo, thì tỷ lệ trên tăng lên 40%. Trong khi đó, nhau cài răng lược mà không đi kèm nhau thai tiền đạo lại rất hiếm xảy ra.
Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng gây tăng khả năng bị nhau cài răng lược như từng nạo hút thai, mang bầu ở độ tuổi ngoài 35, thói quen hút thuốc, u xơ tử cung, hội chứng asherman gây sẹo ở tử cung....
Rất khó chẩn đoán nhau cai răng lược, nhưng bệnh lý này có thể nguy hiểm tới tính mạng của cả thai phụ và con. (ảnh minh họa)
Triệu chứng của nhau cài răng lược
Nếu bạn có nguy cơ mắc nhau cài răng lược, bác sỹ sẽ chỉ định siêu âm để xác định rõ vị trí nhau thai. Đặc biệt, nếu từng sinh mổ.
Những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh lý này trong khi mang bầu là xuất huyết âm đạo, hay xảy ra vào quý thai kỳ thứ hai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, chỉ khi sản phụ lâm bồn, bác sỹ mới phát hiện tình trạng nhau cài.
Do vậy, mối nguy hiểm từ bệnh rau cài răng lược càng tăng cao vì bác sỹ rất thụ động trong cách xử lý. Để đảm bảo mang bầu an toàn, phát hiện bệnh lý này sớm nhất, bạn cần siêu âm vào tuần thai thứ 15 cho đến 20 và xét nghiệm sàng lọc huyết thanh MSAFP.
Nguy cơ từ bệnh nhau cài răng lược
Bệnh lý này khiến bong huyết sau sinh là phổ biến nhất. Hơn 50% số trường hợp mắc nhau cài răng lược cần được truyền máu khi sinh.
Nếu không được xử lý cẩn thận, bạn dễ bị sót nhau sau sinh, gây nhiễm trùng. Trầm trọng hơn, nhau cài răng lược gây sinh non vì xuất huyết quá nhiều.
Nặng nề nhất, bác sỹ sẽ phải quyết định cắt tử cung. Thậm chí, nếu nhau đã lấn sang cả bàng quang hay trực tràng, thì giải pháp có thể là cắt bỏ một phần hai bộ phận trên.