Câu chuyện buồn của mẹ bầu 19 tuần bị ối thõng, siêu âm thấy chân thai nhi thò ra bên ngoài

Thảo Nguyên - Ngày 28/05/2023 14:00 PM (GMT+7)

Sản phụ sinh năm 1998 này đã được đưa đi cấp cứu trong tình trạng chân thai nhi sa xuống âm đạo.

Clip siêu âm thai nhi 19 tuần gặp hiện tượng ối thõng, chân em bé thò ra bên ngoài.

Mới đây, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã tiếp nhận trường hợp mẹ bầu Lê Thị M., SN 1998 ở Bắc Giang. Mẹ bầu M. được người nhà đưa đến cấp cứu tại viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, 1 bàn chân thai nhi thò ra ngoài âm hộ.

Theo đó, chị M. đã từng sinh mổ 1 bé đầu lòng. Đây là lần mang bầu thứ 2 của chị và thai hiện được 19 tuần tuổi.

1 tuần trước đó, mẹ bầu ở Bắc Giang này đã đi khám ở phòng khám tư. Bác sĩ tại đây đã thông báo cho mẹ bầu có cổ tử cung ngắn và hở chữ U. Sau đó, bệnh nhân nhập viện sản nhi Bắc Giang để theo dõi nhưng các bác sĩ bảo chị M. hoàn toàn bình thường.

Mẹ bầu M. được người nhà đưa đến cấp cứu tại viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, 1 bàn chân thai nhi thò ra ngoài âm hộ.

Mẹ bầu M. được người nhà đưa đến cấp cứu tại viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, 1 bàn chân thai nhi thò ra ngoài âm hộ.

Sau khi nằm viện 3-4 hôm thì chị M. được khám lại. Lúc này bác sĩ mới phát hiện ra tình trạng lòi ối ra âm đạo nên vội vàng chuyển chị M. lên Bệnh viện Nam học để khâu cổ tử cung cấp cứu.

Theo lời kể của bác sĩ Hoàng Văn Khanh - khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội - người trực tiếp thăm khám cho chị M. cho biết: “Thấy tình trạng của sản phụ như vậy nên chúng tôi có tư vấn cho chị khâu cấp cứu cổ tử cung. Song vì tình trạng chân thai nhi đã thò ra ngoài âm hộ nên chúng tôi cũng nói rõ rủi ro khoảng 20-30%. Chưa kể khâu cấp cứu cũng tốn kém và cũng không có gì chắc chắn cả. Sau nhiều cân nhắc, 2 vợ chồng chị quyết định ra viện và không can thiệp khâu cấp cứu để giữ thai. Ngay tối hôm đó, khi chị M. về viện tỉnh thì được biết đã bị sảy thai, chắc do vợ chồng họ chưa có duyên với bé”.

Riêng với trường hợp của thai phụ M., việc khâu cổ tử cung theo bác sĩ Khanh nhận định cũng sẽ rất khó khăn vì để khâu được ca này cần kết hợp cả y học bào thai vừa phải giảm ối, vừa phải làm thủ thuật đẩy ối và khâu lại cổ tử cung cấp cứu.

Bác sĩ Hoàng Văn Khanh và các đồng nghiệp trong 1 ca khâu cấp cứu cổ tử cung. (Ảnh: BSCC)

Bác sĩ Hoàng Văn Khanh và các đồng nghiệp trong 1 ca khâu cấp cứu cổ tử cung. (Ảnh: BSCC)

Qua sự việc này, bác sĩ Khanh cũng khuyến cáo các thai phụ phải đi khám thai định kỳ để phòng ngừa các rủi ro khi sinh đối với những trường hợp cổ tử cung ngắn hoặc có dấu hiệu mở. Bởi nếu phát hiện sớm thì can thiệp khâu cổ tử cung càng sớm càng tốt để tránh bị sảy thai hoặc sinh non.

“Thai phụ khi mang bầu cần thăm khám, quản lý thai kỳ chặt chẽ và làm xét nghiệm đầy đủ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và lập tức đến bệnh viện ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường. Vì mang thai và sinh con là một quá trình vất vả, cực nhọc và ẩn chứa nhiều nguy cơ, đòi hỏi mẹ bầu phải thật cẩn thận”, bác sĩ Khanh đưa ra lời khuyên.

Nam bác sĩ sản khoa và áp lực mỗi ca khâu cổ tử cung cấp cứu, tiết lộ chuyện nhận phong bì của sản phụ
Nhiều người cho rằng khâu cổ tử cung không khó, mọi bác sĩ sản có thể nhớ được cách khâu nhưng khâu cổ tử cung tốt lại đòi hỏi một người có kỹ năng khâu trong không gian hẹp tốt. Nó giống như bạn khâu một vật qua cái miệng chai vậy.

Chân dung bác sĩ sản khoa

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Biến chứng thai kỳ