Những năm đầu đời là giai đoạn quan trọng, hình thành nền tảng sức khỏe lâu dài cho trẻ. Đây cũng là giai đoạn “ẩm ương”, trẻ dễ mắc các bệnh vặt, do đã tiếp xúc nhiều với thế bên ngoài và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.
Những năm đầu đời là giai đoạn quan trọng, hình thành nền tảng sức khỏe lâu dài cho trẻ. Đây cũng là giai đoạn “ẩm ương”, trẻ dễ mắc các bệnh vặt, do đã tiếp xúc nhiều với thế bên ngoài và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Các chuyên gia khuyên mẹ tốt hơn hết là nên chuẩn bị cho con một hệ thống miễn dịch tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời để phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh và tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh.
Theo đó, mẹ nên tạo những thói quen lành mạnh cho bé để giúp tăng cường sức đề kháng cho con bằng những việc làm hàng ngày:
Có một chế độ ăn uống lành mạnh
Hệ thống miễn dịch của trẻ có thể bị ảnh hưởng nếu chúng liên tục bị tấn công bởi những thức ăn khó dung nạp, chất phụ gia, chất bảo quản và đường… Khi trẻ bị dị ứng thức ăn, đường tiêu hóa của bé sẽ bị ảnh hưởng, khiến việc chống lại virus, vi khuẩn trở nên khó khăn hơn nhiều. Điều này tương tự như khi hệ tiêu hóa của bé phải dung nạp các chất phụ gia, chất bảo quản, đường…
Vì vậy, để tăng cường sức đề kháng cho bé, mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều rau tươi, trái cây, các loại hạt, trứng, đậu và thịt.
Mẹ nên chuẩn bị cho bé những thực đơn phong phú, đầy đủ dưỡng chất.
Đặc biệt, mẹ nên bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ được bổ sung HMO (Human Milk Oligosaccharide) bởi HMO đã được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, cân bằng và huấn luyện hệ miễn dịch cho trẻ.
HMO là thành phần chất rắn nhiều thứ 3 trong sữa mẹ, chiếm đến 15% lượng chất khô. HMO không cung cấp năng lượng mà mang một vai trò đặc biệt đó là hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ, nhờ vậy mà bảo vệ được trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
4 chức năng chính của HMO giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
HMO có thành phần và cấu tạo đa dạng. Cho đến thời điểm hiện tại, có hơn 200 loại HMO khác nhau đã được xác định. Trong đó loại HMO vượt trội nhất, chiếm khoảng 30% tổng lượng HMO của sữa mẹ là 2’FL.
Trong tự nhiên, HMO chỉ tồn tại trong sữa mẹ. Các động vật có vú, hoặc nam giới hay phụ nữ không có thai đều không thể sản xuất HMO. Một câu hỏi được đặt là ra ngoài sữa mẹ thì HMO có ở đâu?
Viện Nghiên cứu Nestlé (Nestlé Research Center) là nhà tiên phong trong nghiên cứu và ứng dụng HMO, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh. Với nỗ lực nghiên cứu tiên tiến, Nestlé đã thành công trong việc sao chép và sản xuất những HMO vượt trội nhất, đó là 2’FL.
Nestlé đã khởi xướng một chương trình phát triển thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt để khẳng định tính an toàn và lợi ích sức khỏe của HMO. Những thử nghiệm lâm sàng này cũng khẳng định rằng các sản phẩm dinh dưỡng công thức dành cho trẻ nhỏ được bổ sung HMO là an toàn, dung nạp tốt, giúp trẻ tăng trưởng phù hợp với lứa tuổi. Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy, trẻ được bổ sung HMO giảm 55% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc biệt là viêm phế quản và ít sử dụng thuốc hơn, chẳng hạn sử dụng kháng sinh ít hơn 53% và sử dụng thuốc hạ sốt ít hơn 56%.
Cho trẻ ngủ đủ giấc
Hầu hết trẻ em không nhận được thời gian ngủ cần thiết. Theo đó, tùy thuộc vào độ tuổi, trẻ cần ngủ từ 10-14 giờ mỗi ngày. Thêm nữa, chất lượng ngủ của trẻ cũng rất quan trọng. Để tiết ra melatonin (hormone tiết ra từ tuyến tùng, đóng vai trò chính điều hành đồng hồ sinh học của cơ thể) thì trẻ cần ngủ trong bóng tối và hạn chế tối đa ánh sáng vào ban đêm. Tần số điện từ cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì vậy bố mẹ hãy để các thiết bị điện tử cách xa giường ngủ của trẻ.
Giúp trẻ giảm căng thẳng, lo lắng
Trong xã hội hiện đại ngày nay, các bậc cha mẹ thường rất căng thẳng với công việc, cuộc sống và đôi khi trẻ cũng bị ảnh hưởng bởi guồng quay này. Khi trẻ căng thẳng, cortisol và adrenaline (hormone gây căng thẳng) sẽ tăng lên và khi những hormone này tăng cao sẽ khiến hệ miễn dịch giảm xuống.
Để hạn chế vấn đề này, mẹ nên để trẻ có nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và chơi đùa. Chính việc nghỉ ngơi sẽ giúp hệ miễn dịch phát triển tối đa.
Đừng hoảng loạn khi trẻ bị sốt
Mặc dù các bậc cha mẹ hay hoảng loạn khi nhiệt độ cơ thể con tăng lên nhưng bạn cần biết rằng sốt chỉ là dấu hiệu chứ không phải bệnh tật. Sốt là phản ứng của cơ thể trẻ với một bệnh nhiễm trùng nào đó và điều này chứng tỏ cơ thể bé đang chống lại bệnh tật.
Có một sự thật cha mẹ cần biết là hệ thống miễn dịch của bé sẽ hoạt động tốt hơn khi cơ thể ở nhiệt độ cao. Vì vậy khi trẻ sốt, cha mẹ không nên quá hoang mang mà cần theo dõi và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh bừa bãi vì như thế sẽ vô tình làm hại hệ thống miễn dịch của bé.