5 cô giáo với tổng cộng 90 năm kinh nghiệm đã chia sẽ những lời khuyên hữu ích trong việc nuôi dạy trẻ từ 2-5 tuổi.
Trẻ luôn hành xử với bố mẹ khác với cô giáo mầm non. Đôi khi mẹ không biết tại sao bé có thể rất ngoan với cô nhưng về nhà lại làm nũng bố mẹ. Những “bí kíp khoa học” của cô giáo dưới đây sẽ giúp mẹ dạy trẻ ở nhà cũng ngoan như ở trường.
Trên chuyến tàu đường sắt cao tốc ở Trung Quốc, người ta nhìn thấy một người đàn ông trung niên đưa cô bé 7 tuổi vào nhà vệ sinh nhưng 30 phút không thấy ra. Khi nhân viên tàu phá cửa thì hốt hoảng trước những gì xảy ra phía trong Xem tiếp >>>
”THÚC ĐẨY TÍNH TỰ LẬP Ở TRẺ
Mặc dù trẻ 3-4 tuổi vẫn cần rất nhiều sự giúp đỡ của cha mẹ nhưng các giáo viên mầm non đều đồng ý rằng trẻ em thường có thể làm được nhiều việc hơn chúng ta nghĩ. Và đây là những cách cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tự lập hơn:
1/ Mong chờ ở trẻ nhiều hơn
Hầu hết mọi người, kể cả trẻ từ 2-5 tuổi đều có cách nâng hoặc giảm mức độ đánh giá bản thân tùy theo từng hoàn cảnh. “Ở trường chúng tôi luôn yêu cầu trẻ tự rót nước vào bữa ăn phụ, bỏ chén bát đã ăn vào bồn, tự treo áo khoác – và chúng đều làm được. Thế nhưng sau đó đến giờ ra về, chúng đi ra khỏi lớp, vừa mút tay vừa trèo lên xe đẩy”, cô Jennifer Zebooker, một giáo viên trường mầm non ở thành phố New York cho biết.
Vì vậy, cha mẹ hãy yêu cầu con cao hơn một chút và trẻ có thể sẽ cố hắng để vươn tới những chuẩn mực đó.
2/ Đừng làm hộ cho con nếu bé có thể tự làm
Với bất cứ việc gì, nếu cha mẹ làm hộ thì sẽ rất đơn giản và nhanh chòng nhưng lại không thể giúp trẻ tự lập được. Donna Jones, một cô giáo mầm non tại Oregon (Mỹ) cho rằng cha mẹ hãy khuyến khích cảm giác tự hào của con.
“Bất cứ khi nào tôi muốn trẻ mặc váy, khoác áo khoác, ngồi vào ghế trong suốt bữa ăn và những việc tương tự, tôi sẽ bảo con: ‘Con muốn mẹ giúp hay con có thể tự mình làm được?’. Những từ đó giống như là đũa thần. Bọn trẻ luôn luôn chọn tự làm”, cô Donna Jones chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục trẻ.
3/ Đừng làm lại những gì trẻ đã làm
Nếu trẻ dọn giường, mẹ đừng cố gắng vuốt phẳng lại chăn gối. Ngay cả khi con chọn một bộ trang phục vừa chấm bi vừa kẻ sọc, bạn vẫn nên khen con mặc đồ thật “phong cách”. “Trừ khi việc sửa chữa các việc con đã làm là thực sự cần thiết, đừng làm lại những việc con đã hoàn thành”, Kathy Buss, Giám đốc trường mầm non Weekday tại Pennsylvania, Mỹ chia sẻ.
4/ Để trẻ tự chịu trách nhiệm
Nếu nhìn thấy con đang cố gắng lắp ráp một thứ đồ chơi, cố kiễng chân với lấy cuốn sách ở trên kệ - hãy dừng lại một chút trước khi can thiệp. “Hãy đảm bảo con được an toàn, còn lại cha mẹ hãy chờ đợi để trẻ tự giải quyết các vấn đề - đó chính là lúc xây dựng tính cách cho trẻ. Việc mong muốn mọi thứ hoàn hảo là rất bình thường, nhưng nếu cha mẹ làm vậy thì chính bạn đã lấy mất của trẻ cơ hội trải nghiệm cảm giác thành công”, Zebooker nói.
5/ Yêu cầu trẻ làm việc nhà
Giao cho trẻ chịu trách nhiệm những việc nhà thường xuyên, đơn giản sẽ tạo dựng cho con sự tự tin, cảm giác mình là người có ích – cô Buss nói.
Một đứa trẻ được tin tưởng giao việc tưới cây, lấy quần áo khô ra từ máy sấy – dường như sẽ luôn luôn tin rằng chúng có thể tự mặc quần áo, tự rót sữa và trộn ngũ cốc ăn sáng.
Cha mẹ chỉ cần đảm bảo công việc nhà đó phù hợp với sức của con và có ích với trẻ bởi trẻ mầm non cũng có thể nhận ra vấn đề nếu bạn có ý định lừa chúng.
Mục đích của việc này là giúp trẻ nhận thức mình là một thành viên có năng lực, có vai trò nhất định trong gia đình.
DẠY TRẺ CÁCH HỢP TÁC
6/ Khen ngợi
Đây là chìa khóa quan trọng, đặc biệt là khi trẻ đang trong giai đoạn không muốn hợp tác làm việc. Hãy cố gắng khen ngợi để trẻ lặp lại những việc làm tốt của mình.
7/ Giúp trẻ xây dựng thời gian biểu
Chị Beth Cohen-Dorfman, điều phối viên giáo dục tại một trường mầm non ở Chicago cho hay: “Trẻ có thể nề nếp ở trường vì chúng biết chúng cần thực hiện các hoạt động gì. Bọn trẻ đi theo một lịch trình quen thuộc từ ngày này qua ngày khác, vì thế chúng nhanh chóng học hỏi điều mà chúng nên làm, sau một thời gian, việc này sẽ diễn ra tự nhiên mà không cần nhắc nhở.”
Vì vậy, cha mẹ cũng nên xây dựng một thời gian biểu thích hợp ở nhà để con có thể làm theo lịch này, dần dần trẻ sẽ vào nề nếp mà mẹ không cần bắt ép trẻ.
8/ Biến trách nhiệm thành trò chơi
Nếu trẻ từ chối làm một việc gì đó, hãy biến việc đó thành trò chơi.
Zebooker, cô giáo mầm non có nhiều năm kinh nghiệm, đã chia sẻ cách đối phó với cậu con trai (giờ đã 13 tuổi) khi cậu còn ở tuổi mầm non. Cô đã từng phải thuyết phục con đi giày vào buổi sáng bằng cách đóng vai đang ở cửa hàng giày: “Tôi nói: “Chào mừng đến Cửa hàng Giày của Mommy, tôi có 1 đôi giày hoàn hảo để bạn thử ngay bây giờ”. Tôi nói bằng một giọng nghe thật ngớ ngẩn và thằng bé lại thích như vậy”.
9/ Báo trước một sự sắp diễn ra
Người quản lý trường mầm non Cohen-Dorfman cho biết: “Ở trường học chúng tôi giúp trẻ biết khi nào sự chuyển đổi sắp đến, do đó chúng có thời gian để kết thúc bất cứ việc gì mà chúng đang làm. Vì dụ nếu bạn muốn đi ra ngoài vào lúc 8h30 phút sáng, hãy báo trước cho trẻ vào lúc 8h15 rằng con còn 5 phút nữa để chơi, sau đó cần dừng lại để dọn đồ chơi rồi đi.”
10/ Sử dụng phần thưởng một cách thận trọng
"Nếu như con bạn luôn luôn chỉ làm theo ý cha mẹ để nhận phần thưởng, con sẽ không học được lý do thực sự để làm bất cứ điều gì” – Buss nói.
Điều tốt hơn bạn nên làm là: Sử dụng phần thưởng cho những nhiệm vụ nhất định, ví dụ như khi trẻ học ngồi bô, còn tuyệt đối không thưởng cho những hoạt động thường ngày, ví dụ như tự mặc quần áo, chải răng...
11/ Cho con quyền lựa chọn
Ví dụ, đứa con 3 tuổi của bạn không chịu ngồi vào bàn ăn tối, bạn có thể cho con chọn: ngồi ăn ở bàn và sau đó được ăn tráng miệng, hoặc không ngồi và không được ăn món ăn mà bé yêu thích. “Đầu tiên, con bạn có thể không lựa chọn đúng, nhưng sau đó bé thực sự sẽ chọn lựa được, bởi vì con nhận ra nếu lựa chọn sai thì không nhận được thứ và bé muốn”, Buss nói.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, nếu bạn muốn trẻ lựa chọn phương án A, thì phương án B cần phải kém hấp dẫn hơn.
12/ Đừng nói “Nếu”
Giả sử bạn muốn con dọn đống sáp màu, đừng nói: “Nếu con dọn xong những chiếc bút sáp màu này, chúng ta có thể đi chơi công viên”.
Cách nói tốt hơn để khuyến khích trẻ nghe lời là: “Khi nào con dọn dẹp sáp màu xong, chúng ta sẽ đi ra công viên nhé!”.
13/ Chơi đóng vai
Các giáo viên mầm non ngày nay thường nói nhiều lần rằng trẻ bây giờ ít có khả năng chơi các trò chơi cần trí tưởng tượng như trẻ em của 10, 20 năm trước. “Có quá nhiều hoạt động vui chơi của các em trong ngày là các trò chơi thị giác” – cô Haines cho hay.
Giải pháp là: Hãy thường xuyên nói "Chơi đóng kịch nhé!".
Cũng không phải là cách hay khi cho con giải trí 24/7. Hãy để bé cảm thấy buồn chán một chút. Khi đó, những thứ bạn chuẩn bị sẵn cho con như quần áo hóa trang, màu và giấy, một hộp các tông lớn, đất nặn... sẽ thể hiện tác dụng.
14/ Tạo ra những bài hát
“Có một bài hát để khích lệ trẻ thực hiện một nhiệm vụ nào đó, đó sẽ là một bất ngờ thú vị”, cô Sandy Haines, một giáo viên tại Connecticut, Mỹ gợi ý.
Nếu bạn cảm thấy không đủ sáng tạo, hãy gợi ý trẻ làm việc "đua" theo một bài hát, ví dụ: "Con có thể mặc quần áo trước khi Raffi kết thúc bài hát 'Yellow Submarine' không?"
15/ Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm
Nếu con của bạn đang giành đồ chơi với một đứa trẻ khác, hãy đặt hẹn giờ trong năm phút, đó là gợi ý của Buss.
Cho một đứa trẻ chơi đồ chơi đến khi nghe tiếng “bíp”, và sau đó đồ chơi sẽ là của đứa trẻ còn lại.
16/ Hãy để con tự giải quyết những xung đột nhỏ
Thay vì xông vào để giải quyết tranh chấp, hãy dừng lại và để trẻ tự làm việc đó (trừ khi các bé đánh nhau). Bạn sẽ không phải luôn có mặt để giải cứu con bạn.
DẠY TRẺ TÍNH KỶ LUẬT
17/ Chuyển hướng chú ý của bé
Nếu con bạn nhảy múa trên ghế dài hoặc tranh búp bê của chị gái, hãy làm bé phân tâm bằng cách hỏi xem bé có muốn vẽ một bức tranh hay đọc truyện ngắn hay không.
18/ Ngăn việc con khóc lóc khi phải xa mẹ
Nếu bé luôn khóc lóc khi phải xa mẹ, hãy cho con một cái gì đó hữu hình để nhắc về bạn.
Ví dụ như con mang ảnh của bạn; đánh son đậm và hôn vào tờ giấy, cắt nụ hôn của mẹ đặt trong túi của con... Có một cái gì đó để yên tâm có thể giúp con cảm thấy ít lo lắng - và giải tỏa cơn khóc lóc.
19/ Tham gia vào việc xử lý hậu quả
Nếu bạn thấy con bôi màu trên tường, hãy cho con cùng tham gia rửa nó đi. Nếu bé làm đổ một tháp block của bạn cùng chơi, yêu cầu con giúp đỡ xây dựng lại nó.
20/ Đừng trì hoãn kỷ luật
Buss chia sẻ: “Nếu bạn phải khiển trách con, hãy đừng trì hoãn việc đó. Đôi khi tôi nghe thấy cha mẹ nói: “Hãy đợi cho đến khi chúng ta về nhà”, nhưng khi bạn về nhà, con của bạn đã quên sự việc.”
Tương tự như vậy, hủy chuyến đi khám phá vườn thú vào thứ Bảy vì cơn “ăn vạ” hôm thứ Năm sẽ không ngăn cản được những màn ăn vạ trong tương lai của bé. Cách đó sẽ chỉ làm trẻ cảm thấy giống như sự trừng phạt ngẫu nhiên hoặc không bị trừng phạt khi làm gì đó sai.