Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai

Ngày 30/05/2019 06:07 AM (GMT+7)

Từng có ý định từ chối siêu âm hình thái kiểm tra dị tật thai nhi, sợ nghe phải lời khuyên bỏ thai của bác sĩ. Suốt thai kỳ chị Hằng bế bụng bầu đi khắp nơi để cứu con vì bệnh lý thai chậm tăng trưởng trong tử cung.

Đã một năm trôi qua nhưng những ký ức về quãng ngày chị Nguyễn Thị Hằng (22 tuổi) ở Nghệ An cùng con trai là bé Cá chiến đấu cam go suốt thai kỳ vẫn còn nguyên vẹn. Đó là hành trình dài đằng đẵng gắn liền với hai chữ “bệnh viện” khi chị được chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trong tử cung. Quyết định giữ lại đứa con trong bụng dù trước đó gặp muôn vàn thử thách, cuối cùng gia đình anh chị đã thu được thành quả ngọt ngào.

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 1

Bé Cá sinh non giờ đây đã khỏe mạnh như một đứa trẻ bình thường

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 2

Chị Hằng kể lại, ngày chị đang học kỳ 2 năm 3 đại học cũng là lúc chị phát hiện đang mang trên mình một sinh linh bé bỏng. 21 tuổi khấp khởi vì sắp được làm mẹ nhưng chị cũng vô cùng lo lắng và hoang mang. Ngày mang bầu bé Cá, chị Hằng không hề có dấu biệu nhận biết, chị vẫn sinh hoạt và đến lớp học như bao bạn bè khác. Vì bầu bụng

Đến tuần thứ 17 chị đi xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test, kết quả cho thấy con có nguy cơ dị tật ống thần kinh cao. Chị đã khóc suốt quãng đường từ bệnh viện về nhà và có ý định từ chối siêu âm hình thái kiểm tra dị tật thai nhi, vì sợ nghe phải lời khuyên bỏ thai của bác sĩ.

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 3

Sắp đến ngày Quốc tế thiếu nhi (1-6) bé Cá sẽ được ba mẹ cho đi chơi, tham gia nhiều hoạt động dành cho các bạn nhỏ.

Bước vào tuần thai thứ 18 được 3 ngày, chị Hằng bị động thai. Lúc đó chân tay run lẩy bẩy, vào viện ai bảo gì chị chỉ biết làm theo chỉ mong con ở trong bụng được an toàn. Một tuần liên tiếp chị được đặt nội tiết truyền giảm co. Những tưởng sức khỏe sẽ phục hồi và ổn định đến ngày chờ sinh, thế nhưng hai tuần sau đó, chị lại tiếp tục bị động thai.

Sau thăm khám chị được bác sĩ phát hiện có cơn co và não rốn đảo chiều, những tháng ngày kế tiếp là hành trình dài hai mẹ con gắn liền với bệnh viện và các thiết bị máy siêu âm. Nắm được tâm lý bệnh nhân nên bác sĩ đã giải thích cặn kẽ với chồng của chị về tình hình sức khỏe thai kỳ không có nhiều khả quan, nếu cứ tiếp tục diễn biến xấu như này sợ sẽ không giữ được con.

Nằm viện dòng dã nhiệm vụ của chị mỗi ngày là ngậm thuốc để giảm co và uống thuốc chống kết tập tiểu cầu đều đặn. Lúc này chị mới thật sự nghiêm túc tìm hiểu về tình trạng của con, chị tìm hiểu bánh rau hình cầu là thế nào, ảnh hưởng gì, não rốn đảo chiều gây nguy hiểm ra sao, uống thuốc có lợi cho con không... Từ tiếng Việt sang tiếng Anh, cứ có là chị đọc. Có tìm hiểu thông tin, chị mới biết được con chị mắc phải hội chứng hiếm gặp ở các bà mẹ mang thai. Thai chậm tăng trưởng, bé 22 tuần nhưng chỉ tương đương với em bé 20 tuần tuổi, dần dần mức độ phát triển của con gần như chậm hơn 2 – 3 tuần so với tuổi thai.

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 4

Biết con sinh non sợ sẽ gặp nhiều biến chứng nhưng bé Cá rất mạnh mẽ cả khi trong bụng mẹ

Dù biết là không thể làm gì, nhưng hiểu rõ về tình trạng của con vẫn hơn là hoang mang nằm lo lắng. Cứ 2-3 hôm chị lại đi siêu âm kiểm tra. Thật may là sau 3 hôm chị uống thuốc chống kết tập tiểu cầu thì con có dấu hiệu chuyển biến tốt hơn, chỉ số não rốn của con không còn đảo chiều. Chị vẫn còn cơn co nhưng vẫn trong tầm kiểm soát được.

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 5

Thai kỳ chị Hằng được chẩn đoán thai chậm tăng trưởng trong tử cung

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 6

Ngày mang thai đến tuần 34, khi cả nhà đang say giấc thì chị Hằng phát hiện dấu hiệu bất thường, tỉnh dậy thấy quần ướt đẫm máu đỏ. Dù hốt hoảng nhưng vẫn trấn tĩnh bản thân không được phép khóc và thu dọn đồ đạc tức tốc vào viện. Các cơn co cứ liên tiếp đến ngày một nhiều, chị được truyền thuốc để giảm cơn gò, đến ngày thứ hai thì bị tác dụng phụ đến tăng huyết áp và khó thở.

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 7

Bé Cá bé bỏng của chị Hằng chào đời với cân nặng là 1000g

“Em bé của mẹ mạnh mẽ lắm, lại vượt qua được thời khắc nguy hiểm này. Mỗi ngày đều thủ thỉ động viên con cố lên, cố gắng ở trong bụng mẹ lâu hơn một chút, chỉ 1-2 ngày thôi mẹ cũng mừng lắm rồi!” – mẹ 9X tâm sự.

Chạm chân đến tuần thai 28 được 2 ngày, chị Hằng đi siêu âm và được bác sĩ giải thích tình trạng sức khỏe, sau đó yêu cầu nhập viện. Vì Doppler động mạch rốn của con bắt đầu khuyết tiền tâm trương, dấu hiệu cho việc đảo chiều tâm trương dẫn đến suy thai phải mổ lấy thai.

Tại bệnh viện chị được theo dõi nhịp tim thai và cơn co tử cung bằng monitor sản khoa. Chị Hẳng kể: “Bụng mình lúc đó 30 tuần mà bé lắm, các cô dò mãi mới tìm được tim thai. Lần nào đi đo mỗi lần gặp một cô khác nhau lại được các cô thốt lên hỏi sao bụng bé thế này, thai chậm phát triển à. Mẹ chỉ biết mỉm cười thôi con, biết làm thế nào được. Bụng mẹ bé đến nỗi mẹ chẳng có cơ hội được mặc váy bầu, mua 2 cái quần bầu mà mặc rớt luôn con ạ!”

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 8

Nhìn con lớn lên từng ngày, chị Hằng đã từng tâm sự: "Con là một đứa trẻ đặc biệt, đặc biệt với mẹ và đặc biệt so với những đứa trẻ khác"

Nhớ đến 1/6 năm ngoái, khi các mẹ tấp nập chuẩn bị cho con đón Tết thiếu nhi thì chị Hằng với bé Cá vẫn miệt mài nằm viện theo dõi sức khỏe em bé trong bụng. Chị chăm chú nhìn bảng điện tử để xem tim thai con thế nào.

Chị phát hiện ra sau cơn co, nhịp tim của con đột ngột giảm. “Theo những tài liệu đã từng đọc về monitor sản khoa thì những chỉ số trên màn hình máy cho thấy nhịp chậm muộn DIP II. Sau đó vẫn tiếp tục chạy monitor thêm suốt 2 tiếng đồng hồ, em bé lại có thêm 2-3 lần giảm nhịp. Tối hôm đó, mẹ gọi cho bà ngoại nói “Mẹ ơi. Con đi đẻ đây!” – chị Hằng nhắc nhớ lại ký ức tròn một năm về trước.

Mẹ sinh viên mang bầu khi còn đi học, bế bụng đi khắp các bệnh viện cầu cứu thai - 9

Trong vòng tay cùa ba, bé Cá trở nên rất bình yên sau tháng ngày giành giật sự sống do bào thai chậm tăng trưởng

Đúng 20h45 phút ngày 3/6/2018 bé Cá bé bỏng của chị Hằng chào đời với cân nặng là 1000g. Hơn một tiếng sau phẫu thuật chị mới tỉnh lại và được chồng ở bên cạnh an ủi. “Tối đấy 10 rưỡi mẹ mới tỉnh, một lúc sau ba vào, ba bảo bác sĩ nói trộm vía nhỏ xíu nhưng khóc to lắm, khóc to là ổn rồi. Ba gặp em, kể với mẹ, em tóc xoăn nhìn ghét lắm! Sau này mẹ mới biết, ba bịa chuyện trấn an mẹ chứ lúc đấy ba sốc không thốt nên lời. 1000g thì lấy đâu mà trộm vía hả con!” – Chị Hằng viết lại như những dòng nhật ký để kỷ niệm một năm ngày sinh con.

Gần đến ngày Quốc tế thiếu nhi (1-6) bé Cá sẽ được ba mẹ cho đi chơi, tham gia nhiều hoạt động của Tết dành cho các bạn nhỏ. Và cũng chỉ còn vài ngày nữa là nhật tròn 1 tuổi của con. Là em bé chào đời thiếu tháng, tuy phải chịu rất nhiều thiệt thòi nhưng giờ đây bé Cá trở nên kháu khỉnh và khỏe mạnh không kém gì các bạn đồng trang lứa. Đấy cũng chính là niềm mong mỏi sau một hành trình dài mang bầu, “vượt cạn” và nuôi con sinh non của người mẹ trẻ Nguyễn Thị Hằng.

Mẹ Nghệ An sinh non con vỏn vẹn 6 lạng, sau 5 tháng nhìn bé ai cũng ngỡ ngàng
Sinh non ở tuần thứ 26 và chỉ nặng 600 gram, bé Thái Bá Th. được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện. Hiện bé đã 5 tháng tuổi và phát triển khỏe mạnh bình...
Như Loan
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật mang bầu