Mừng thầm vì mang thai to, mẹ đau đớn không dám nhìn mặt con mới chào đời

Ngày 24/06/2018 09:00 AM (GMT+7)

Người mẹ đã khóc khi lần đầu nhìn thấy đứa con thứ 2 và tự trách bản thân “do lỗi của mẹ”.

Tham khảo video: Chế độ ăn lành mạnh khi mang bầu

Sau khi chính sách cho phép các cặp vợ chồng Trung Quốc được sinh 2 con được thông qua, rất nhiều bà mẹ nước này đã lên kế hoạch có bé thứ 2 nhưng cũng có không ít người cảm thấy tiếc nuối vì đã không còn cơ hội để để sinh con.

Chính vì vậy việc mang thai đứa con thứ 2 ở tuổi 42 với chị Tiểu Đào (sinh sống tại Trung Quốc) là một điều vô cùng may mắn. Sau nhiều năm không sinh đẻ, lần mang thai này với chị Đào không khác gì lần đầu, chị cũng bỡ ngỡ tìm hiểu từng việc nhỏ như mang thai nên ăn gì, không nên ăn gì, cần phải làm những xét nghiệm gì, lịch khám thai ra sao...

Mừng thầm vì mang thai to, mẹ đau đớn không dám nhìn mặt con mới chào đời - 1

Mang thai con thứ 2 ở tuổi 42 khiến bà mẹ trẻ vô cùng vui mừng.

Vì lo mình lớn tuổi mang thai con sẽ chịu thiệt thòi, đồng thời bác sĩ cũng cảnh báo chị mang thai khi lớn tuổi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn nên sau 3 tháng đầu ốm nghén không ăn uống được nhiều, từ tháng thứ 4, bà mẹ này đã tích cực tẩm bổ vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.

Thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn cũng giúp việc ăn uống của bà mẹ này dễ dàng hơn nhưng không ngờ chị lại không thể kiểm soát được cân nặng tăng lên chóng mặt của mình.

Kết quả là mới chỉ mang thai 7 tháng, chị đã tăng tới 14kg. Việc tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn chỉ 3 tháng khiến chị Đào cảm thấy khó chịu, nhiều lúc ngột thở. Chị được bác sĩ khuyên nên kiểm soát lại việc ăn uống để không tăng cân quá nhanh nữa. Tuy nhiên vì lúc này thai đã lớn và thường xuyên bị đói nên chị chỉ hạn chế được phần nào.

Vào tháng 10 năm ngoái, ở tháng thứ 9 thai kỳ, bà mẹ này phát hiện có máu báo chuẩn bị sinh con. Vợ chồng cô nhanh chóng tới viện và rất vui mừng khi bác sĩ nói thai nhi khá to, sức khỏe của 2 mẹ còn đều ổn định nên có thể đẻ thường.

Vậy nhưng điều không may đã xảy ra. Sau khi hạ sinh con an toàn, bà mẹ chưa kịp vui mừng thì trong lần đầu nhìn thấy con, chị đã thực sự đau đớn. Vì em bé khá to nên trong quá trình sinh nở, người mẹ hụt hơn không đủ sức để rặn nên bác sĩ đã phải sử dụng đến kẹp để đưa em bé ra ngoài.

Mừng thầm vì mang thai to, mẹ đau đớn không dám nhìn mặt con mới chào đời - 2

Em bé chào đời bị bầm tím một bên mắt do kẹp hỗ trợ sinh.

Kẹp hỗ trợ sinh đã khiến một bên mắt của em bé bị bầm tím do bác sĩ thao tác không cẩn thận. Nhìn thấy con, vợ chồng chị vô cùng đau xót nhưng may mắn sức khỏe của em bé vẫn bình thường.

Các bác sĩ cũng cảnh báo mẹ bầu nên có chế độ ăn uống có kiểm soát để mẹ tránh tăng cân nhiều và giúp bé sơ sinh không quá lớn, gây khó khăn trong quá trình sinh nở, để tránh gặp phải rủi ro như trường hợp của chị Đào.

Bà bầu cần tăng cân như thế nào?

Theo bác sĩ Lê Tiểu My (Bệnh viện Mỹ Đức, thành phố Hồ Chí Minh): "Mức gia tăng cân nặng khi mang thai tuỳ thuộc vào cân nặng trước khi bạn có thai. Dễ tính nhất là dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) làm kim chỉ nam. Cách tính BMI tại đây.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu có thể sụt cân do nghén. Vì vậy, người ta chỉ khuyến cáo cân nặng gia tăng trong 6 tháng sau.

Mừng thầm vì mang thai to, mẹ đau đớn không dám nhìn mặt con mới chào đời - 3

Chỉ số BMI chia thành 4 nhóm: nhóm cân nặng lý tưởng (BMI 18.5 – 24.9); thiếu cân (BMI <18.5); nhóm dư cân (BMI>25) và nhóm béo phì (BMI >30). Mỗi nhóm cân nặng có mức tăng cân khuyến cáo khác nhau.

- Nhóm thiếu cân: cần tăng khoảng 13-18 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,45-0,6 kg - tức trung bình 500g/tuần.

- Nhóm cân nặng bình thường: cần tăng 11-16 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,36 - 0,45 kg - tức trung bình 400g/tuần

- Nhóm dư cân: cần tăng 7 - 11 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,23 - 0,32 - tức trung bình 300g/tuần

- Nhóm béo phì: cần tăng 5 - 10 kg trong thai kỳ. Mỗi tuần trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối tăng 0,18 - 0,27kg - tức trung bình 200g/tuần"

Nên ăn uống như thế nào khi mang thai?

Bác sĩ Lê Tiểu My cũng cảnh báo các mẹ bầu: “Hãy quên ngay chuyện ăn gấp đôi người bình thường nếu bạn thuộc nhóm cân nặng bình thường. Bạn chỉ cần ăn thêm 10% so với nhu cầu thường nhật (200-300 calories). Một chén ngũ cốc trái cây hoặc một cốc sữa ít béo hay một quả trứng luộc... là 300 calories, nên đừng quá căng thẳng xem mình phải ăn thêm bao nhiêu bữa ăn trong ngày. Nếu đa thai, bạn cứ cộng thêm 300 calories cho mỗi bé.

Chuyện ăn uống trong thai kỳ quan trọng, nhưng về mặt đa dạng và đầy đủ dưỡng chất chứ không phải số lượng và mức tăng trọng.”

Siêu âm thai 6 tháng phát hiện con hở hàm ếch, mẹ đau đớn khi biết nguyên nhân do mình
Người mẹ trẻ đã khóc rất nhiều và tự trách bản thân khi bác sĩ nói ra nguyên nhân thai nhi bị dị tật hở hàm ếch.
Phong Thư (Dịch theo Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai biến sản khoa