Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy "sớm hơn người nông dân" miệt mài tìm con cho người khác

Ngày 19/10/2018 09:35 AM (GMT+7)

Là người tận tụy và cống hiến hết suốt 14 năm với nghề hỗ trợ sinh sản, trực tiếp “tìm nụ cười con yêu” cho hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn, thế nhưng Ths.BS Lê Thị Thu Hiền chẳng mong chờ gì cho bản thân ngoài khao khát tìm được “trái ngọt” cho các cặp đôi hiếm muộn.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 1

Ths.BS Lê Thị Thu Hiền chia sẻ về công việc "tìm con" cho các cặp đôi hiếm muộn.

Với nữ Ths.BS Lê Thị Thu Hiền - Trưởng trung tâm hỗ trợ sinh sản (HTSS) - Phó giám đốc Bệnh viện Nam học Hiếm muộn Hà Nội, một ngày làm việc mới của chị bắt đầu có lẽ còn sớm hơn cả những người nông dân, chứ không phải giờ hành chính như bao ngành nghề khác. Vất vả, bận rộn là vậy, nhưng chưa bao giờ vị nữ bác sĩ ấy mong nhận lại điều gì từ bệnh nhân của mình.

Đón tiếp chúng tôi trong căn phòng làm việc không quá rộng rãi nhưng cũng đủ ấm cúng giữa ngày thủ đô đón đợt không khí lạnh đầu tiên. Bác sĩ Thu Hiền nhanh tay xếp gọn tập hồ sơ bệnh án sang một góc và bắt đầu câu chuyện.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 2

Chào Bác sĩ! Chị có thể chia sẻ đôi chút về một ngày làm việc của chị diễn ra như thế nào không?

Khó có thể cố định được khung giờ cụ thể, nhưng thường 6h30 đến 7h là tôi và các bộ phận điều dưỡng, y tá đã vào guồng quay của công việc tại BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.

Sở dĩ bắt tay vào ngày mới làm việc sớm như vậy vì phần lớn bệnh nhân của chúng tôi đến từ nhiều tỉnh thành xa, thú thật tôi không muốn để họ phải chờ đợi lâu.

Sau khi có mặt ở BV, khoảng 7h sáng tôi tiến hành chọc trứng cho bệnh nhân, đến 9h sáng quay trở lại khoa khám bệnh để tiếp tục khám, tư vấn và đưa ra chỉ định. Theo lịch BV, thông thường sẽ kết thúc giờ làm việc buổi sáng vào 12h, tuy nhiên chúng tôi ít khi hết việc buổi sáng vào 12h, thường là 12h30 chiều mới bắt đầu bữa cơm trưa.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 3

Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền trong một buổi offline CLB tìm con yêu

Vì công việc buổi sáng liên quan đến hoạt động của mỗi bệnh nhân buổi chiều. Chính vì lý do đó sau khi nghỉ trưa 20 – 30 phút, các bác sĩ bắt đầu quay trở lại guồng quay của công việc cho đến tối mịt.

Nghề y nói chung và ngành chữa hiếm muộn nói riêng rất vất vả, vậy động lực nào giúp chị dốc hết tâm huyết với nghề?

Khi bệnh nhân báo kết quả có thai, bác sĩ vui, bệnh nhân vui ngay cả cô bán trà đá, chú chạy xe ôm ở cổng bệnh viện cũng đều sung sướng

Ths.BS Lê Thị Thu Hiền

Khó có thể lý giải vì sao có thể dồn hết tâm huyết với nghề. Bởi ngay từ trong tâm, tôi đã cảm thấy rất thích, rất yêu nghề.

Dù muộn, dù trưa, có lúc cảm giác mệt mỏi muốn buông xuôi nhưng còn bệnh nhân là tôi còn phải làm.

Giúp được bệnh nhân có con, đó chính là động lực khiến tôi toàn tâm toàn ý dốc sức với nghề.

Bản thân chị thấy khi chữa trị vô sinh hiếm muộn, điều gì là quan trọng nhất?

Cái cần ở một người bác sĩ, có lẽ chính là tâm huyết với nghề, tinh thần cầu tiến để bác sĩ không chỉ có tâm mà còn có tài với nghề mình theo đuổi.

Còn về phía bệnh nhân, chính là yếu tố tâm lý, ngoài những yếu tố nền tảng như số lượng, chất lượng tinh trùng của người chồng hoặc dự trữ buồng trứng của vợ. Điều giúp tăng cơ hội thành công của bệnh nhân chính là yếu tố tâm lý.

Ngoài ra, tỷ lệ thành công còn phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, hệ thống Labo nuôi cấy của BV cũng quyết định lớn. Nếu như hệ thống Labo tốt, đội ngũ nhân viên được đào tạo thì khả năng thành công rất cao.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 4

Bác sĩ Hiền chia sẻ: "Chứng kiến nước mắt của bệnh nhân rơi, tôi có cảm giác rất bất lực"

Vậy những áp lực mà chị phải chịu đựng khi làm nghề điều trị hiếm muộn là gì?

Đối với một bác sĩ HTSS, áp lực nhất chính là khoảnh khắc phải thông báo cho bệnh nhân về việc không thể có con, nhìn thấy bệnh nhân khóc, tức là khi đó họ thất bại. Nhiều người thất bại một lần, hai lần nhưng có không ít cha mẹ đi “tìm con” thất bại đến lần thứ 10.

Đấy cũng là điều tôi thấy áp lực và khổ tâm nhất, còn công việc vất vả, thời gian khắt khe hay bất cứ thứ gì khác đều không thể khiến chúng tôi lùi bước được.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 5

Chữa hiếm muộn nhiều năm, trải qua rất nhiều buồn vui với nghề, có câu chuyện nào khiến chị nhớ mãi không?

Thực ra, mỗi hoàn cảnh là một câu chuyện. Bệnh nhân của tôi có những người phải bán hết nhà cửa mới có tiền đi làm thụ tinh ống nghiệm. Có những trường hợp bố mẹ chồng không chấp nhận cô con dâu và đuổi ra khỏi nhà.

"Mỗi lần nhìn bệnh nhân khóc, tôi cảm thấy bất lực vô cùng!"

BS Lê Thị Thu Hiền

Có trường hợp tôi nhớ nhất chính là một cặp vợ chồng người Hà Nội, suốt 20 năm với gần 10 lần thụ tinh trong ống nghiệm ở các bệnh viện lớn, 2 lần chửa ngoài tử cung rồi mổ cắt polyp, không biết bao nhiêu lần tới các thầy lang trên khắp đất nước này... mà chưa một lần thấy nhịp đập của thai nhi. Mỗi lần như thế, chị vợ như rơi vào trạng thái trầm cảm, anh chồng không ít lần bàn với vợ phương án xin con nuôi cũng như mang thai hộ.

Đến năm 2012, sau một lời giới thiệu của bạn bè, anh chị tìm đến BV chúng tôi. Lần đầu thực hiện thụ tinh ở bệnh viện thất bại. Ngày đó, tôi có động viên chị ấy rằng: “Chị cố lên, đừng buồn nữa, em sẽ làm cho chị thêm một lần nữa”

Nghe theo lời tôi, chị ấy thực hiện thêm một lần IVF. Sau 14 ngày, chị ấy xuống viện thử máu và vỡ òa khi hay tin mang thai. Năm 2015, hai đứa con của cặp vợ chồng đó chào đời khỏe mạnh, liền được đặt tên 2 bé là Mong và Mỏi trong niềm hạnh phúc tột độ của cả gia đình.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 6

Vị nữ bác sĩ điều trị hiếm muộn chia sẻ, nghề hỗ trợ sinh sản cực kỳ nhân văn

Với 12 năm trong ngành điều trị hiếm muộn và sinh sản. Chị đã có được những gì?

Thú thật, tôi sống như một người nông dân vậy, không mưu cầu gì nhiều nên sau bao nhiêu năm làm nghề, tôi chẳng có cho mình được điều gì cao sang, quyền quý. Cái được lớn nhất có lẽ chính là hàng trăm nụ cười trẻ thơ của các ông bố bà mẹ khắp cả nước khi đến điều trị hiếm muộn tại BV chúng tôi.

Những ngày hội của BV như kỷ niệm thành lập khoa HTSS là ngày tôi được nhiều nhất, dịp đó BV quy tụ tất cả các cặp điều trị thành công trở về, tôi được nhìn thấy các gia đình có vợ có chồng và những đứa con vui đùa bên nhau như một tổ ấm vẹn toàn, giản đơn mà hạnh phúc.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 7

Miệt mài với hành trình "tìm con" cho các gia đình hiếm muộn, bác sĩ Hiền thú nhận: Chính con đẻ của mình không có bàn tay chăm sóc của mẹ

Vậy chị có thấy mình mất đi điều gì khi hàng ngày chỉ chuyên tâm chữa bệnh và “tìm con” cho các cặp vợ chồng hiếm muộn?

Bản thân tôi ngoài công việc chuyên môn, còn công việc của một người quản lý. Có nhiều hôm họp đến 10 giờ đêm, con cái “vứt vãi” không có bàn tay mẹ chăm sóc. Điều tôi sợ nhất, sau này các con không ngoan có lẽ tôi sẽ ân hận cả đời. 

Nhớ nhất ngày con 2 tuổi đi nhà trẻ, khi cả trường tan hết chỉ còn lại mỗi mình bé con ngồi lọt thỏm chờ mẹ trong phòng bảo vệ, xót con nên chỉ biết chạy đến xin lỗi rối rít.

Thế còn những trăn trở gì với nghề mà chị chưa bao giờ có cơ hội thổ lộ?

Để các mẹ có bầu, tôi có cả một ê kíp đứng sau, họ là những “chiến sĩ thầm lặng”.

Ths.BS Lê Thị Thu Hiền

Làm nghề y nói chung và ngành HTSS nói riêng, một bác sĩ không thể làm được việc gì, để có được những thành quả thì còn cần cả một hệ thống, 

Bệnh nhân đến BV thường tìm bác sĩ Hiền để được tư vấn, khám, chuyển phôi và làm cho họ có bầu.

Họ chỉ biết tôi mà họ không hiểu công sức của đội ngũ nhân viên, cán bộ đứng phía sau.

Những lúc có cơ hội trò chuyện, tôi vẫn thường hay kể với bệnh nhân về những con người thầm lặng đó để giúp họ hiểu về những cống hiến của người làm y tế.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 8

Để có được "trái ngọt" là công sức của cả một ê kíp hùng hậu đứng phía sau người bác sĩ

Nếu ngày lễ như 20/10 những người phụ nữ khác tràn ngập trong hoa, quà thì chị - một bác sĩ điều trị hiếm muộn nhận được gì trong ngày này?

Với chúng tôi, ngày lễ vẫn sẽ là một ngày làm việc bình thường. Dịp này lại đúng lịch tôi đi công tác nên chắc sẽ bận hơn. Mấy hôm nay anh xã hay nói với các con về việc tổ chức 20/10 cho mẹ nhưng tôi chỉ cười và nói “Ngày đó mẹ còn không có ở nhà”. (Cười)

20/10 là ngày tôn vinh Phụ nữ VN, chị làm việc tại khoa hiếm muộn và HTSS, đối tượng bệnh nhân tiếp xúc phần lớn là chị em. Chị có mong muốn gì trong những ngày lễ dành cho chị em như hôm nay?

Điều mà mỗi người làm công tác HTSS mong muốn nhất, chẳng phải là hoa, cũng không phải quà, điều mong mỏi hơn cả là tất cả các cặp hiếm muộn họ sẽ đạt được ước nguyện của mình chính là có đứa con.

Nữ bác sĩ Phó giám đốc thức dậy amp;#34;sớm hơn người nông dânamp;#34; miệt mài tìm con cho người khác - 9

Bác sĩ Hiền khi gặp lại những đứa con mà trong đó bản thân mình cũng có một phần công sức

Bản thân người hiếm muộn đã phải chịu rất nhiều áp lực, có những bệnh nhân, tôi chỉ ước ao tết này có em bé để được về nhà đón tết sum vầy cùng gia đình, không bị hỏi nhiều, không còn phải nghe những câu từ như “gái độc không con”, “tịt đẻ”, “không biết đẻ” nữa.

Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, xin chúc bác sĩ Hiền thật nhiều sức khỏe để không ngừng cống hiến cho sự nghiệp đi tìm nụ cười trẻ thơ với các cặp vợ chồng hiếm muộn.

Trân trọng cảm ơn Bác sĩ ! 

Nỗi đau của mẹ hiếm muộn Nha Trang đẻ con ra không dám nhìn mặt
Hơn 10 lần sảy thai, thai chết lưu, 3 vết mổ ở bụng, bị ung thư tuyến giáp, u xơ dạ con… vẫn chưa thể nói hết được những chông gai, khó khăn mà chị...
Bình An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe sinh sản