Nam bác sĩ “giữ lửa” cho cặp đôi hiếm muộn tâm sự chuyện làm nghề "bà đỡ"

Ngày 13/09/2017 09:31 AM (GMT+7)

Từng giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sớm có con, BS. Thân Trọng Thạch được mọi người ví như “người giữ lửa” hạnh phúc.

Hơn 7 năm công tác, bác sĩ Thân Trọng Thạch (35 tuổi, giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y Dược TP.HCM)  đã mang tiếng khóc, tiếng cười của trẻ thơ đến rất nhiều gia đình hiếm muộn, vô sinh bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Bởi vậy, mỗi lần nhắc đến vị bác sĩ trẻ 35 tuổi này, những ai đã và đang là bệnh nhân của anh đều thừa nhận: "Anh ấy chính là người giữ lửa hạnh phúc của gia đình em". 

Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực chữa hiếm muộn, vô sinh, bác sĩ Thạch còn rất "mát tay" trong việc đỡ đẻ cũng như chăm sóc thai kỳ cho các mẹ bầu. 

Nam bác sĩ “giữ lửa” cho cặp đôi hiếm muộn tâm sự chuyện làm nghề amp;#34;bà đỡamp;#34; - 1

Bác sĩ Thân Trọng Thạch chụp ảnh bên một sản phụ vừa vượt cạn thành công ở TP.HCM

Dù nhận được sự tin tưởng của đông đảo bệnh nhân, tuy nhiên với bất cứ bác sĩ nào đặc biệt những người làm trong lĩnh vực sản khoa đều hiểu đây là nghề phải đối mặt với nhiều khó khăn, nguy cơ và đặc biệt với chính bác sĩ Thạch là những suy nghĩ trăn trở khi đôi lúc chưa thể giúp được các cặp vợ chồng hiếm muộn có con. 

Ca đỡ đẻ ấn tượng khi sản phụ nhiễm “H”

Nhớ lại ca đỡ đẻ cho một sản phụ nhiễm HIV cách đây 2 năm, BS. Thạch kể: “Sản phụ nhiễm H và đã được điều trị trước đó nhưng khi nhập viện lại không nói tình trạng bệnh hay đưa bất cứ giấy tờ nào. Sau khi kiếm tra, các bác sĩ phát hiện tim thai suy cần phải đưa bệnh nhân vào phòng mổ gấp để đảm bảo tính mạng của hai mẹ con.

Khi ấy, anh bạn đồng nghiệp đứng mổ chính nhưng do khó bắt em bé nên đã gọi mình đến trợ giúp. Mình chỉ kịp mặc bộ quần áo, đeo găng tay rồi chạy lên phòng mổ. Lúc bắt đứa trẻ ra ngoài, mình bị máu và nước ối dính khắp người”.

Nam bác sĩ “giữ lửa” cho cặp đôi hiếm muộn tâm sự chuyện làm nghề amp;#34;bà đỡamp;#34; - 2 

Nam bác sĩ quan niệm rằng là bác sĩ sản khoa luôn luôn phải tôn trọng sản phụ, tuyệt đối không được bỏ rơi họ

“Dù trước đó nếu mình biết sản phụ nhiễm H, mình vẫn sẽ tham gia ca mổ và cố gắng đưa đứa trẻ chào đời bình an.

- Bác sĩ Thân Trọng Thạch - 

Kết thúc ca mổ, người bạn của bác sĩ Thạch đi thay đồ thì bị kim tiêm đâm vào tay. Họ liền lật lại bệnh án xem thai phụ có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm hay không? Bất ngờ, trong cuốn sổ có ghi dòng chữ: Bệnh nhân đã từng điều trị HIV.

“Mình và anh ấy đều chết điếng khi biết thai phụ bị hiễm H. Anh em trong ê kíp khuyên uống thuốc dự phòng H nhưng mình từ chối vì loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, mình có niềm tin rằng không thể nào bị nhiễm H, dù lúc đó không mặc áo mưa bảo hộ”, bác sĩ Thạch kể.

Nói về ca bệnh đặc biệt này, bác sĩ Thạch chia sẻ: “Nhiều người nói làm nghề này có nhiều nguy cơ lây nhiễm các bệnh truyền qua đường máu như HIV, viêm gan... Khi ấy, mình chỉ biết nói rằng công việc có tính rủi ro cao không đồng nghĩa với việc đứng đó mà sợ. Ngoài ra, là bác sĩ sản khoa luôn luôn phải tôn trọng sản phụ, tuyệt đối không được bỏ rơi họ”.

Không khỏi trăn trở vì chưa giúp hết được các cặp hiếm muộn có con

Bác sĩ Thạch được biết đến như thày thuốc “mát tay” của hàng trăm cặp vợ chồng hiếm muộn. “Mình cũng không rõ đã chữa trị được bao nhiêu ca bệnh cho các cặp vợ chồng muộn con. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện đón khoảng 1-2 cặp đến khám, chữa vô sinh”, bác sĩ Thạch nói.

Nam bác sĩ “giữ lửa” cho cặp đôi hiếm muộn tâm sự chuyện làm nghề amp;#34;bà đỡamp;#34; - 3

Trong số những ca bệnh, anh ấn tượng và trăn trở nhất với cặp vợ chồng Việt kiều Pháp đã lớn tuổi. Theo đó, cặp vợ chồng này hiếm muộn nhiều năm, đã làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Pháp 3 lần nhưng không có trứng.

"Khi người phụ nữ đó không giữ được phôi thai trong tử cung, mình đã rất buồn và trăn trở. Sau ca bệnh đó, mình luôn tự dặn bản thân phải nỗ lực học hỏi, cố gắng tìm tòi kiến thức."

Thông qua một người bạn, họ đã trở về Việt Nam và đến gặp bác sĩ Thạch. “Họ đến tìm và nói qua tình trạng bệnh. Mình nói rằng nếu tin tưởng hãy để mình thử một lần làm IVF cho họ xem sao. Sau đó, mình đã tư vấn chế độ ăn uống rồi hẹn thời gian sau quay lại”.

Trong lần IVF tại Việt Nam, cặp vợ chồng người Pháp đã tạo được 2 phôi chất lượng bình thường. Tuy nhiên, do người vợ bị dị ứng với thuốc nên không thể giữ được phôi trong tử cung.

“Họ cảm ơn mình rất nhiều vì đã cho hy vọng trong tương lai có thể được làm cha làm mẹ. Khi ấy, mình rất buồn và trăn trở. Họ đặt niềm tin vào mình nhưng cuối cùng lại không đạt được kết quả. Sau ca bệnh đó, mình luôn tự dặn bản thân phải nỗ lực học hỏi, cố gắng tìm tòi kiến thức. Hy vọng, một ngày không xa y học sẽ giúp tất cả các cặp vợ chồng hiếm muộn có được hạnh phúc đón chào thiên thần”, bác sĩ Thạch tâm sự.

Nghĩ đến nghề, bác sĩ Thạch cho biết người làm nghề y quan trọng nhất là cái tâm. Theo anh, cái tâm trong người bác sĩ luôn phải sáng, đặt đạo đức lên trên và nghiêm túc với nghề. Ngoài ra, người bác sĩ phải biết lấp đi khoảng cách giữa thày thuốc và người bệnh.

Vào ngày 16/9 này, bác sĩ Thân Trọng Thạch (giảng viên bộ môn Sản, ĐH Y Dược TP.HCM) sẽ có mặt trong buổi Workshop Mẹ Bầu & Bé lần đầu tiên được tổ chức bởi Eva.vn.

Đây sẽ nơi giúp phụ nữ đang mang thai học hỏi kiến thức, thực hành tại chỗ các kỹ năng chăm sóc mẹ bầu và trẻ sơ sinh từ các chuyên gia và khách mời đặc biệt.

Workshop được tổ chức HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ vào lúc: 8:30AM ngày 16/9/2017

Tại: The Open Space (232/13 Võ Thị Sáu phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM)

Đã KẾT THÚC thời gian đăng ký tham gia Workshop

Đừng quên theo dõi livestream trực tiếp buổi Workshop Mẹ Bầu & Bé tại: Fanpage Eva hoặc www.eva.vn.

Quỳnh Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức mẹ bầu