Rỉ ối là tình trạng nước ối chảy ra ngoài âm đạo với một số lượng rất ít. Phần lớn rỉ ối sẽ xảy ra khi mẹ bầu sắp tới ngày chuyển dạ. Song, cũng có thể bà bầu bị rỉ ối sớm, trước ngày dự sinh từ 1 tới 2 tháng.
Rỉ ối là gì?
Sự tồn tại và phát triển của thai nhi có được là nhờ vào một lượng nước ối ổn định trong suốt thai kỳ. Nước ối chính là chất lỏng có vai trò bảo vệ thai nhi khỏi bị chấn thương khi còn đang trong bụng mẹ, đây là môi trường vô khuẩn giúp bé tránh được nhiễm trùng ở phổi, hỗ trợ giữ cho thai nhi có thân nhiệt ổn định thích hợp.
Nước ối sẽ được bao bọc bởi màng ối. Rỉ ối chính là hiện tượng một lượng nhỏ nước ối xuất ra ngoài âm. Tình trạng này nhiều mẹ hay nhầm với nước tiểu hoặc dịch viêm nhiễm của phần phụ. Rỉ ối xuất hiện liên tiếp có thể làm cho nước ối bị cạn, nếu không được phát hiện kịp thời có thể tác động nghiêm trọng đến quá trình phát triển của thai nhi, dẫn đến các nguy cơ nguy hiểm như đẻ non, sảy thai, suy thai.
Rỉ ối là tình trạng nước ối chảy ra ngoài âm đạo với một số lượng rất ít. Ảnh minh họa
Nếu một bà bầu bị rỉ ối rất có thể bị viêm nhiễm âm đạo, nhiễm trùng ối do nước ối rỉ ra khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập.
Trong trường hợp rỉ ối kéo dài làm cho lượng ối cần thiết cho thai nhi chậm phát triển, làm người mẹ khó sinh do dây rốn bị chèn ép, ảnh hưởng đến việc trao đổi oxy của thai dẫn đến tăng nguy cơ sinh mổ.
Một bà bầu có sức khỏe phát triển bình thường thì hiện tượng rỉ ối xảy ra khi chuyển dạ cận kề ngày sinh. Song cũng có những bà bầu rỉ ối trước chuyển dạ 1 – 2 tháng dễ xuất hiện khả năng sinh non.
Nguyên nhân rỉ ối khi mang thai
Một số lý do phổ biến gây ra hiện tượng rỉ ối ở bà bầu như:
- Do viêm nhiễm trước hoặc trong thời kì mang thai.
- Bản thân bà bầu có cấu trúc túi ối bất thường, màng ối mỏng khiến nước ối bị rỉ.
- Các trường hợp có ngôi thai bất thường, đa thai, đa ối, viêm màng ối, khung xương chậu hẹp, bánh nhau bám vị trí không tốt trên thành tử cung.
Triệu chứng rỉ ối ở bà bầu
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của hiện tượng rỉ ối là chảy nước ối tứng chút một ở âm đạo. Khi nước ối bị rò rỉ, chất lỏng thường sẽ có màu trắng, trong suốt, trong nước ối chảy ra đôi khi có dính chút nhầy hay chút máu và đặc biệt không có mùi.
Khi phát hiện hiện tượng này, mẹ bầu hãy bình tĩnh để phân biệt được liệu có phải nước ối rò rỉ (thường có màu trong) hay nước tiểu (thường màu vàng nhạt), dịch âm đạo (thường nhầy và đặc hơn, có thể có màu vàng, xanh). Từ đó bà bầu sẽ giúp bản thân hạn chế được các nguy cơ xấu đối với thai nhi và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Thông thường bà bầu rỉ ối xuất hiện ở từ tuần 37-39 và được phát hiện kịp thời
- Nước ối không có mùi, nước tiểu có mùi khai, dịch âm đạo có thể có mùi tanh
- Để chắc chắn nước rỉ ra là nước ối hay nước tiểu, bà bầu hãy dùng quỳ tím để thử, nếu quỳ tím chuyển màu xanh thì đó chắc chắn là nước ối.
- Rỉ ối có thể kèm theo cơn gò tử cung.
Đối tượng có nguy cơ cao bị rỉ ối
Chị em phụ nữ mang thai ai cũng có thể gặp hiện tượng rỉ ối. Tuy nhiên một vài đối tượng mang bầu bị bệnh phụ khoa hoặc có tiền sử từng gặp vấn đề về bệnh lý sinh sản sau đây nguy cơ rỉ ối sẽ cao hơn: Viêm nhiễm âm đạo, tiền sử rỉ ối non, vỡ ối sớm, dùng băng vệ sinh hàng ngày, đa thai đa ối, hở eo tử cung, ngôi bất thường, rau tiền đạo trung tâm…
Rỉ ối bao lâu thì sinh?
Thông thường bà bầu rỉ ối xuất hiện ở từ tuần 37-39 và được phát hiện kịp thời, chỉ khoảng 12-24 giờ sau đó thai phụ sẽ sinh con. Mỗi bà bầu sẽ có mức độ rỉ ối khác nhau, căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định khác nhau: Có thể bà bầu sẽ phải dưỡng thai thêm, sau đó mổ chủ động hoặc mổ bắt con ngay, cũng có thể bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp đẻ kích thích sản phụ sinh thường.
Nếu bà bầu rỉ ối xảy ra trước tuần 37, nhiều khả năng mẹ bầu sinh non hoặc gặp biến chứng thai sản.
Bà bầu hãy dùng quỳ tím để thử, nếu quỳ tím chuyển màu xanh thì đó chắc chắn là nước ối. Ảnh minh họa
Phòng ngừa rỉ ối
Dị tật bẩm dinh, sảy thai, sinh non, thai chết lưu là những biến chứng mà chị em mang bầu bị rỉ ối có thể sẽ phải đối đầu khi rỉ ối 3 tháng đầu. Nếu rỉ ối liên tục dẫn đến những tháng cuối thai kỳ nước ối bị ít dẫn đến thai phụ khó sinh do dây rốn bị chèn ép, suy thai, tăng nguy cơ sinh mổ.
Bà bầu cần lưu ý phòng bệnh để đảm bảo an toàn sức khỏe thai kỳ cho mẹ và bé đến khi hạ sinh:
- Chính bản thân mẹ bầu phải là người theo dõi những thay đổi trong cơ thể, từ đó phát hiện và ngăn ngừa những dấu hiệu bệnh lý xảy ra.
- Cần siêu âm, khám thai định kỳ.
- Bà bầu giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh viêm nhiễm vùng kín, nhất là những bà bầu đã bị rỉ ối.
- Bà bầu không nên quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo
- Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng băng vệ sinh vì chúng sẽ gây ra viêm nhiễm nặng hơn.
Cách phát hiện rỉ ối
Bà bầu có thể phát hiện rỉ ối thông qua tính chất của nước ối: màu trong, không mùi, số lượng ít, chảy rỉ rả. Thử quỳ tím chuyển màu xanh. Qua siêu âm và khám trong, bác sĩ có thể xác định tình trạng ối của mẹ. Nếu chất lỏng có màu xanh lục, tiết ra lượng nhiều là dấu hiệu cảnh báo em bé đã đi đại tiện phân su trong dạ con, trẻ có thể ăn phải phân su, nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé cần nhập viện ngay.
Phụ nữ mang thai cũng không nên dùng băng vệ sinh vì chúng sẽ gây ra viêm nhiễm nặng hơn.. Ảnh minh họa
Khi bị rỉ ối phải làm sao?
Nếu ối bị rỉ lượng nhỏ trong một thời gian ngắn thì đó là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng trong một thời gian dài. Vì vậy cách phòng tránh tốt nhất là:
- Mẹ cần đến khám kịp thời ở các cơ sở y tế bởi khi nước ối bị rỉ, màng ối trở nên mỏng hơn, có nguy cơ vỡ. Trong trường hợp thai còn nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định uống kháng sinh nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ối, tiến hành truyền dịch và thuốc để chống những cơ co của tử cung.
- Khi đi khám thai định kỳ cần khám phụ khoa để phát hiện, điều trị kịp thời những bệnh của phần phụ tránh. Đối với những mẹ có tiền sử đã có tiền sử bị viêm phần phụ hay vỡ ối sớm thì cần điều trị dứt điểm bệnh mới được mang thai trở lại.
Rỉ ối có nguy hiểm không? Rỉ ối là một hiện tượng thường gặp ở các bà mẹ do nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Các chị em cần chú ý theo dõi các hiện tượng bất thường cơ thể mình để tránh những hậu quả đáng tiếc.