Vỡ ối là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Thông thường, vỡ ối sẽ dẫn tới những cơn co thắt tử cung, nhưng cũng có những trường hợp không có những cơn đau bụng.
Nước ối là gì?
Nước ối chính là dịch màng thai kỳ. Túi chứa nước vối được hình thành vào ngày thứ 12 sau khi thụ thai. Túi vối bao bên ngoài thai nhi, là môi trường sống bảo vệ bé khỏi những tác động xấu khi còn trong bụng mẹ. Túi vối còn giúp điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho em bé, tạo điều kiện cho bé phát triển hệ tiêu hóa.
Túi ối sẽ vỡ mẹ bầu gần sinh. Khi túi ối vỡ, nước ối sẽ thoát ra ngoài qua âm đạo, theo sau là những cơn co thắt tử cung. Tuy nhiên, cũng có 15 -20% trường hợp các mẹ bầu vỡ ối trước khi sinh, những trường hợp này túi ối đã vỡ nhưng không có kèm theo những cơn đau co thắt. Một số trường hợp khác có thể gặp phải với túi ối là túi ối quá dày, bác sĩ phải chọc thủng túi ối để đưa em bé ra ngoài, hoặc thậm chí có người sinh em bé ra vẫn còn nguyên túi ối mà chúng ta gọi là đẻ bọc điều.
Các mẹ bầu có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi ví dụ như: “Làm thế nào để biết mình đã vỡ ối?”, “vỡ ối có đau bụng không?”, “làm thế nào khi vỡ ối mà không thấy co thắt tử cung?”,… Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp những câu hỏi này.
Khi vỡ ối thai phụ sẽ được theo dõi monitor để kiểm tra các cơn co tử cung
Làm thế nào để nhận biết vỡ ối?
Khi vỡ ối, dịch ối sẽ thoát qua âm đạo và chảy ra đáy quần của các mẹ bầu. Nhiều người hay nhầm vỡ ối và són tiểu nhưng thực ra nước ối thì không có mùi, thêm vào đó, vỡ nước ối thường tới cùng các cơn gò tử cung gây đau bụng. Chỉ lượng ít bà bầu vỡ ối mà không đau bụng, nên các mẹ cần chú ý phân biệt vỡ ối và són tiểu để vào viện kịp thời, vì khi ối vỡ, môi trường sống an toàn của bé đã không còn, để cạn ối có thể gây khó khăn cho việc sinh nở và thậm chí đi kèm cả những rủi ro khi sinh.
Khi nước ối vỡ ra có màu xanh lá hay nâu, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay vì đây có thể là một số dấu hiệu viêm nhiễm.
Túi ối thường vỡ trước khi mẹ sinh từ 12-24 giờ hoặc cũng có thể rỉ ối trong vài ngày trước khi sinh. Tuy nhiên, với những mẹ bầu vỡ ối trước tuần thứ 37 thì người mẹ có nhiều nguy cơ sẽ sinh non.
Vỡ ối có đau bụng không?
Khi nước ối vỡ chị em cần vào viện để kiểm tra tránh trường hợp cạn ối gây nguy hiểm cho thai nhi
Với những người chưa từng sinh nở, các mẹ thường lo lắng mình sẽ không nhận biết được khi vỡ ối. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những người đã từng sinh em bé, vỡ ối thường có đi kèm các cơn đau bụng. Cơn đau bụng này xuất phát từ bụng dưới, xuất hiện do các cơn gò tử cung gây nên, báo hiệu mẹ sắp sinh. Khi có những dấu hiệu này, mẹ bầu không cần quá lo lắng hay hoảng loạn, chỉ cần chuẩn bị băng vệ sinh hoặc bỉm người lớn để thay khi nước ối chảy ra. Nếu muốn chắc chắn, chị em có thể nhập viện khám luôn để đề phòng mọi tình huống. Khi các cơn đau bắt đầu kéo đến dồn dập hơn cũng là lúc bé con đã bắt đầu muốn ra ngoài rồi đấy.
Phải làm sao khi vỡ ối mà không đau bụng?
Một biến cố khác cho câu hỏi vỡ ối có đau bụng không là trường hợp các chị em đã vỡ ối nhưng không hề có các cơn co thắt tử cung hay đau bụng nào. Tình huống này đôi khi xảy tới với một số ít các mẹ bầu, khiến chị em bối rối vì không biết khi nào mình mới sinh. Nhưng khi đã vỡ ối rồi, tốt nhất mẹ bầu nên nhập viện để bác sĩ kiểm tra và có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các rủi ro khi sinh. Do túi ối là môi trường bảo bọc thai nhi, nên khi nước ối cạn đi, em bé sẽ không còn được an toàn nữa mà phải được đưa ra môi trường bên ngoài để tránh nhiễm khuẩn, ngạt thở,… Một trong những biện pháp mà các bác sĩ thường dùng cho những mẹ bầu vỡ ối mà không đau bụng là tiêm thuốc giục sinh, kích thích tử cung co thắt và mở rộng.