Thấy thai nhi đạp liên tục vào bụng mẹ, thai phụ đi kiểm tra nhận kết quả choáng váng

Chương Ngọc - Ngày 17/04/2023 15:30 PM (GMT+7)

Sản phụ không ngờ rằng bản thân mình lại đón nhận tin tức không mấy vui vẻ như vậy.

Nhận thấy thai nhi 29 tuần liên tục cử động không ngừng một cách bất thường, cô Na'ama Carlin (38 tuổi) đã cùng chồng đến một bệnh viện ở Sydney Úc, để thăm khám.

Bác sĩ kết luận rằng sản phụ này mắc bệnh ung thư vú. Việc ung thư xuất hiện trong thai kỳ là điều rất hiếm nhưng nó vẫn xảy ra. Người mẹ cho hay: "Nhận tin xong tôi rất sốc. Tôi đang mang trong mình sự sống nhưng cơ thể tôi thì đang cố gắng tàn phá tôi".

Fran Boyle, bác sĩ chuyên khoa ung thư đã điều trị cho một số phụ nữ mang thai nói rằng: "Khi phụ nữ mang bầu ở độ tuổi lớn hơn, khoảng thời gian mà ung thư vú hay xuất hiện, các hormone thai kỳ hoạt động giống như phân bón, làm cho các vùng mô vú bất thường phát triển".

Trước khi phát hiện ra căn bệnh ung thư nguy hiểm, sản phụ này bắt đầu nhận thấy những cơn đau ở ngực. Một chuyên gia tư vấn cho con bú nói với cô Na'ama rằng rất có thể đó là do một ống dẫn sữa bị tắc. Cô được khuyên massage ngực và xoa bóp chỗ bị tắc nghẽn. Nhưng khi thấy mọi thứ không được cải thiện, cô đã đi gặp bác sĩ.

Người mẹ sinh con trai khi đang điều trị ung thư.

Người mẹ sinh con trai khi đang điều trị ung thư.

Tại bệnh viện, sản phụ được đi siêu âm và bác sĩ nghi ngờ cô bị căn bệnh ung thư vú. Sau khi làm sinh thiết, kết quả cuối cùng là cô đã mắc căn bệnh quái ác này. Người phụ nữ này không có quá nhiều thời gian để chần chừ, cô sẽ cần trải qua hóa trị, phẫu thuật và xạ trị. Trong đó, hóa trị được thực hiện một cách an toàn để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Nhau thai bảo vệ em bé khỏi một số loại thuốc hóa trị. Điều này có nghĩa là Na'ama có thể bắt đầu điều trị ngay lập tức: "Tôi muốn sống tiếp vì con tôi. Tôi sẽ cố gắng tồn tại vì con mình".

Sau khi hóa trị sẽ gây ra một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi khẩu vị nhưng sản phụ này cho biết cô chỉ bị rụng tóc mà thôi, các triệu chứng thể chất được giảm bớt phần nào. Để có thể điều trị một cách hiệu quả nhất, đội ngũ chuyên khoa ung thư và khoa hộ sinh quyết định sẽ để em bé chào đời sớm hơn ở tuần thứ 36.

Mặc dù Na'ama biết rằng việc sinh con sớm là cần thiết, nhưng người mẹ này vẫn mang trong mình "cảm giác tội lỗi nặng nề" vì thai nhi bé bỏng buộc phải chào đời sớm. Sau khi đứa trẻ ra đời, bé trai được chăm sóc đặc biệt và phải nằm viện suốt 3 tuần. Người mẹ cho hay đây là thời kỳ đen tối nhất trong cuộc đời cô. Na'ama chẳng thể ở bên con, vỗ về và ôm ấp đứa trẻ như bao bà mẹ khác.

Người mẹ giữ tinh thần lạc quan chiến đấu với bệnh tật sau khi sinh con trai.

Người mẹ giữ tinh thần lạc quan chiến đấu với bệnh tật sau khi sinh con trai.

Ngoài việc điều trị căn bệnh ung thư, người mẹ này còn được hỗ trợ về mặt tinh thần. Sau một thời gian dài cố gắng, Na'ama có thể đưa con trai về nhà. Hai mẹ con được đoàn tụ bên nhau. 

Người mẹ chia sẻ: "Có những ngày trôi qua tôi không thể ăn và đi lại nhưng chính con trai là nguồn cổ vũ lớn lao cho tôi. Khi sinh ra thằng bé chỉ nặng 2,3kg và không thể bú được. Các bác sĩ phải sử dụng ống dẫn thức ăn để nuôi sống đứa trẻ".

Mọi khó khăn dần dần đã lùi xa, Na'ama và người bạn đời của cô, Matt đã tổ chức sinh nhật đầu tiên cho con trai của họ mới đây. Dù vẫn đang phải tiếp tục chữa bệnh nhưng nhìn thấy con trai mỗi ngày cũng đủ để người mẹ cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc, quên đi nỗi đau bệnh tật.

Bác sĩ sản khoa chỉ rõ những lợi ích khi sinh thường và sinh mổ: Mẹ bầu phải biết để ra quyết định
Sinh thường hay sinh mổ là câu hỏi mẹ bầu nào cũng băn khoăn đi tìm câu trả lời trong suốt thai kỳ.

Bác sĩ Nguyễn Trung Đạo

Theo Chương Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai