Bánh chay là một trong những món ngon không thể thiếu trong dịp Tết Hàn Thực. Dưới đây là cách làm bánh chay đơn giản mà cực ngon, chị em nào cũng nên biết.
Nguồn gốc của bánh chay
Bánh chay có nguồn gốc từ đâu là điều mà không ít người quan tâm. Một số tài liệu cho rằng, bánh chay bắt đầu có từ thời Hùng Vương. Người Việt tạo ra bánh chay và bánh trôi như một cách tưởng nhớ về tích “Bọc trăm trứng” của Âu Cơ.
Một số khác lại khẳng định, bánh chay bắt nguồn từ tục cúng Tết Hàn Thực của người Trung Quốc. Khi về Việt Nam đã được biến đổi sao cho phù hợp với văn hóa bản địa.
Dù nguồn gốc bánh chay ra sao thì đây vẫn luôn là món bánh đặc trưng trong ngày Tết 3/3 hàng năm. Người Việt dâng cúng như một món lễ vật tưởng nhớ về nguồn cội.
Có nhiều cách làm bánh chay khác nhau. Tùy vào sở thích của mỗi người mà chọn lựa cách phù hợp.
1. Cách làm bánh chay bằng bột nếp khô
Hướng dẫn quy trình làm bánh chay bằng bột nếp khô đơn giản, ai cũng có thể làm theo.
a) Nguyên liệu làm bánh chay
Bột gạo nếp: 500g
Bột gạo tẻ: 50g
Đậu xanh: 100g nên chọn loại đã tách vỏ
Dừa sợi
Nước hoa bưởi.
Tinh chất vani.
Đường kính: 150g.
Bột sắn dây
b) Hướng dẫn các bước làm bánh chay ngon bằng bột khô
Bước 1: Sơ chế bột làm bánh
- Cho bột nếp, bột tẻ vào bát lớn. Thêm từng ít nước ấm vào trộn đều, khi thấy bột vừa đủ độ ẩm là dừng lại, nhồi cho tới khi bột thành một khối mịn dẻo là được.
- Ủ bột khoảng 2 - 3 tiếng để tách nước khỏi bột.
- Lấy bột cho vào mảnh vải sạch rồi treo lên cao. Cách làm này sẽ giúp bột róc nước nhanh hơn.
Lưu ý: để bột ngon, nên kiểm tra thường xuyên, khi chạm tay thấy bột không dính tay là được.
Bước 2: Làm nhân bánh chay
- Đậu xanh đem ngâm nước 2 - 3 tiếng đồng hồ.
- Đãi đậu sạch rồi đem hấp chín.
- Xay nhuyễn đậu rồi đem sên cùng nước và đường. Chú ý đảo đều tay để đậu không bị cháy.
- Khi đậu đã đặc quánh lại tắt bếp rồi thêm hương vani vào.
Bước 3: Nặn bánh chay
- Chia bột và đậu xanh thành các viên nhỏ vừa ăn. Kích thước phần bột làm vỏ gấp đôi nhân đậu xanh.
- Ấn dẹt phần bột sau đó đặt viên đậu xanh vào giữa.
- Dán kín lại rồi vê tròn để bánh trông ngon và đẹp mắt.
Bước 4: Luộc bánh chay
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi.
- Thả từ từ bánh vào nồi, khi thấy bánh nổi lên trên, vỏ trong là vớt được.
- Vớt bánh ra bát nước sôi để nguội như thế bánh sẽ dẻo ngon hơn.
Bước 5: Làm nước chan bánh chay
- Bột sắn dây đem hòa với nước cùng đường trắng.
- Bắc nồi lên bếp, thêm hỗn hợp sắn dây vừa tạo vào đun.
- Khi thấy hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp và thêm nước hoa bưởi.
Bước 6: Thành phẩm
Múc 2 - 3 viên bánh chay vào chén nhỏ. Múc nước chan vừa chuẩn bị lên trên. Rải thêm dừa nạo, vừng để hoàn thành món bánh chay cho ngày Tết Hàn Thực.
2. Cách làm bánh chay bằng bột mì
Ngoài làm bằng bột nếp thông thường, bạn có thể sử dụng bột mì để thay thế.
a) Nguyên liệu làm bánh chay bằng bột mì
Bột mì: ½ chén
Dầu ăn: 4 thìa
Bột ngô: 2 thìa
Đường trắng: 2 thìa
Baking soda: 1 thìa
b) Cách làm bánh chay bằng bột mì tại nhà
Bước 1: Pha bột làm bánh chay
- Cho bột mì, bột ngô cùng baking soda vào bát lớn.
- Thêm dầu ăn, đường, muối cùng nước lọc vào và khuấy đều tay để tạo hỗn hợp bột sánh mịn và không bị vón cục.
Bước 2: Rán bánh chay
- Bắc chảo lên bếp rồi thêm dầu ăn vào đun nóng.
- Dầu sôi, múc từng thìa bột nhỏ vào rán. Để bánh đẹp, bắt mắt hơn, bạn nên sử dụng thìa múc canh dáng tròn nhé.
- Khi thấy mặt bánh vàng đều, bạn tiến hành lật bánh tới khi vàng cả hai mặt thì tắt bếp.
- Thực hiện lần lượt cho tới khi hết bột thì dừng lại.
Để bánh không hút nhiều dầu, khi rán xong bạn nên đặt ra đĩa có giấy thấm dầu nhé.
3. Cách làm bánh chay ngũ sắc
Thay vì làm bánh chay thông thường, trong dịp Tết Hàn Thực này, chị em có thể tham khảo cách làm bánh chay ngũ sắc để mâm cỗ cúng của gia đình thêm hấp dẫn hơn.
a) Nguyên liệu làm bánh chay ngũ sắc
Bột gạo nếp: 500g
Bột màu: Bột lá cẩm tím, bột lá nếp xanh, bột dành dành vàng, bột củ dền đỏ.
Đậu xanh loại đã tách vỏ: 50g
Bột năng
Đường trắng: 200g
Vừng, dừa nạo, gừng…
b) Cách làm bánh chay ngũ sắc ngon
Bước 1: Làm vỏ bánh
- Bột màu đem hòa cùng nước nóng rồi lọc lấy phần nước và cho ra bát.
- Chia bột nếp thành 5 phần bằng nhau rồi cho vào những bát màu tương ứng.
- Nhào đều tay để bột thẩm thấu tốt nhất.
- Trộn bột với phần nước màu đã chuẩn bị.
Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh chay ngũ sắc
- Ngoài vỏ bánh thì trong cách làm bánh chay ngũ sắc phần nhân bánh cũng đóng vai trò quyết định.
- Đem đậu xanh đi đồ chín rồi xay nhuyễn.
- Bắc chảo lên bếp, thêm đậu xanh xay cùng chút đường vào rồi tiến hành sên. Nên để lửa nhỏ thôi nhé, kẻo đậu xanh sẽ bị cháy khét.
- Khi thấy đậu dẻo mịn thì tắt bếp.
- Viên đậu xanh thành từng phần nhỏ vừa ăn.
Bước 3: Nặn bánh
- Chia bột nếp thành từng phần nhỏ. Lưu ý, kích thước bột sẽ gấp đôi kích thước nhân.
- Ấn dẹt miếng bột, đặt nhân đậu xanh vào giữa.
- Bọc phần vỏ lại rồi vê tròn. Lần lượt thực hiện cho tới hết nhân cùng vỏ.
Bước 4: Luộc bánh
- Bắc nồi nước lên bếp đun sôi.
- Từ từ thả viên bánh chay vào. Khi bánh nổi chừng 3 - 4 phút thì vớt ra bát nước nguội.
Bước 5: Nấu nước chan bánh
- Lấy một chút nước luộc bánh rồi cho thêm vào đậu xanh, đường trắng, gừng, khuấy đều cho các nguyên liệu tan vào nước.
- Hòa bột năng với nước rồi đổ từ từ vào nồi. Khi thấy hỗn hợp sánh, trong thì tắt bếp.
Bước 6: Trình bày
Múc bánh chay ra bát con rồi chan nước lên bên trên. Rắc thêm dừa nạo, vừng rang là bạn đã hoàn thành xong món bánh chay ngũ sắc rồi.
Cách làm bánh chay ngon đúng vị truyền thống
Cách làm bánh chay rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được bánh ngon chuẩn vị. Tiêu chí của một phần bánh chay ngon phải đáp ứng một số yếu tố như:
- Vỏ bánh dẻo mịn, thơm đặc trưng của bột nếp.
- Nhân bánh có vị bùi của đậu xanh, béo ngậy từ nước cốt dừa, ngọt thanh của đường trắng.
- Nước chan sánh mịn thoảng hương thơm thanh mát của nước hoa bưởi.
- Ngoài ra, để bánh chay ngon bạn cũng nên ghi nhớ một số lưu ý:
- Nếu tự xay bột tại nhà nên ngâm gạo trước khoảng nửa ngày.
- Chọn đậu xanh hạt mẩy, nhỏ. Nên ưu tiên đỗ tiêu hạt nhỏ như thế bánh mới bùi và thơm.
- Nặn bánh phải vê bột kín như thế khi luộc bánh sẽ giữ nguyên được hình dáng ban đầu và không vỡ.
- Luộc bánh nên để lửa vừa và nhỏ. Thả bánh từ từ, không nên vặn lửa to kẻo bánh bị bên ngoài nát bên trong chưa chín.
- Thời gian vớt bánh lý tưởng nhất là khoảng 30 giây sau khi bánh nổi.
- Ngâm bánh vào tô nước đá để tránh bánh bị dính vào nhau.
- Với các loại bánh chay để cúng, chị em nên chú ý cách bày biện để tỏ tấm lòng thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên cùng các vị thần linh.
Bánh chay bao nhiêu calo?
Bánh chay là loại bánh ngon nhưng chứa một hàm lượng tinh bột không hề nhỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một phần bánh chay thông thường có thể chứa tới 300 calo. Điều này tương đương với việc bạn phải dành từ 15 - 30 phút tập luyện mới có thể tiêu hao hết chúng.
Chính vì thế, các chuyên gia luôn khuyên mọi người không nên ăn bánh chay quá nhiều.
Những người không nên ăn bánh chay
Mặc dù bánh chay ngon nhưng không phải ai cũng có thể ăn. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, có 5 đối tượng không được ăn bánh chay.
- Những người mắc các bệnh về tim mạch, dạ dày, thận. Nếu ăn quá nhiều sẽ tạo gánh nặng cho thận, tim đồng thời làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Người mắc bệnh béo phì.
- Người bị bệnh tiểu đường.
- Những người thường xuyên bị chứng khó tiêu.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai.