Món này vừa ngon lại thanh mát, bạn có thể làm cho mâm cỗ Tết bớt ngấy cũng rất hợp lý
Bì lợn không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn truyền thống mà còn được biết đến là một nguồn collagen tự nhiên dồi dào. Collagen là thành phần quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi và sức khỏe của làn da, hỗ trợ xương khớp chắc khỏe và làm chậm quá trình lão hóa. Vì vậy, các món ăn từ bì lợn không chỉ ngon miệng mà còn mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt được ưa chuộng trong các chế độ ăn giúp làm đẹp và bảo vệ sức khỏe. Sắp Tết bạn có thể làm món thạch bì lợn thơm ngon, thanh mát và có chút lạ miệng dưới đây đảm bảo ai ăn cũng thích.
Nguyên liệu làm thạch bì lợn:
- Bì lợn: 500g.
- Muối: 20g.
- Hành lá: 1 cây.
- Hoa tiêu: 20 hạt.
- Hoa hồi: 1 cái - Vỏ quýt khô: 10 miếng - Bột nêm: 1/2 muỗng - Đường: 5g - Rượu nấu ăn: 1 muỗng - Nước tương: 1 muỗng.
Hướng dẫn cách làm thạch da bì lợn đơn giản:
Bước 1: Sơ chế bì lợn
- Rửa sạch bì lợn, cạo sạch mỡ thừa để đảm bảo lớp da thật mịn.
- Cho bì lợn vào nồi cùng hành lá, lát gừng, rượu nấu ăn. Đun sôi trong 20 phút để khử mùi và làm mềm.
Bước 2: Làm sạch bì lợn
- Khi bì lợn còn nóng, thái thành sợi.
- Rửa sạch bằng nước ấm, vò kỹ để loại bỏ dầu mỡ. Lặp lại đến khi nước rửa trở nên trong là được. Nói chung, để món ăn thơm ngon hơn, bạn hãy làm sạch bì lợn kỹ càng, đảm bảo không còn dầu mỡ.
Bước 3: Nấu thạch bì lợn
- Cho bì lợn vào nồi áp suất, thêm lượng nước bằng với trọng lượng bì lợn (tỷ lệ 1:1).
- Thêm hành lá, hoa tiêu, lát gừng, vỏ quýt khô, hoa hồi, muối, bột nêm, đường, nước tương.
- Đặt chế độ nấu chân giò (50 phút), sau đó chỉ cần để nồi tự hoạt động.
Bước 4: Lọc thạch
Sau khi nồi xả hết áp suất, mở nắp và vớt bỏ hành, gừng cùng các gia vị.
Rót nước bì lợn đã nấu vào hộp hoặc khuôn yêu thích, để nguội và cho vào tủ lạnh để đông.
Bước 5: Thưởng thức
Khi thạch đông, cắt thành hình dạng bạn thích.
Pha nước chấm theo khẩu vị, chấm ăn hoặc trộn đều đều ngon.
Chúc các bạn thành công!