5 sai lầm dễ mắc khi trồng cây cảnh trong nhà, muốn cây xanh tươi phải tránh

Ngày 17/10/2021 05:31 AM (GMT+7)

Trồng cây cảnh trong nhà không chỉ đơn giản là phải có ánh nắng thích hợp, bổ sung nước thường xuyên mà phải có cách chăm sóc đúng.

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến nhất mà bạn mắc phải trong quá trình bảo dưỡng cây cảnh trồng trong nhà.

5 sai lầm dễ mắc khi trồng cây cảnh trong nhà, muốn cây xanh tươi phải tránh - 1

1. Không hiểu nhu cầu về ánh sáng của cây cảnh

Với hầu hết mọi người, khi mua một chậu cây cảnh về nhà, họ thường đặt vào 1 vị trí cố định và không xê dịch nó trong một thời gian dài. 

Tốc độ phát triển của cây cảnh trong môi trường trong nhà không quá nhanh và hầu hết là đều sống được. 

Tuy nhiên, nếu bạn sợ cây thiếu ánh sáng và bê nó đột ngột ra một nơi nhiều ánh sáng thì cây không kịp thích nghi và có thể héo úa rất nhanh. Trường hợp nặng hơn thì có thể cây bị cháy nắng. Ánh sáng mặt trời đột ngột với những cây cảnh trồng trong nhà thường khiến cây không kịp thích nghi và gây hại cho chúng. 

Nếu bạn muốn cho cây thêm ánh sáng thì phải từ từ, dần dần tăng ánh sáng chứ không nên đột ngột chuyển cây từ nơi ít sáng sang nơi "rực rỡ". 

5 sai lầm dễ mắc khi trồng cây cảnh trong nhà, muốn cây xanh tươi phải tránh - 2

Cây ưa ánh sáng mặt trời nhưng hầu hết các loại cây xanh trồng trong nhà đều không thích tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng như không ưa ánh nắng trực tiếp lâu dài. 

Chúng thích ánh sáng phân tán vừa đủ, kể cả những loại cây trồng trong nhà phổ biến nhất, bao gồm thì là xanh, thường xuân, vạn niên thanh... 

Khi bảo dưỡng cây xanh trong nhà bạn càng phải chú ý đến ánh sáng dịu nhẹ, nhất là vào mùa hè nhiệt độ cao, ánh sáng đặc biệt mạnh. 

Nếu để ánh sáng trực tiếp chiếu vào cây thì lá cây dễ bị cháy nắng, lá không thể phục hồi, chỉ có thể bị cắt bỏ. 

Trước khi trồng một loại cây cảnh nào đó, chúng ta phải hiểu nhu cầu về ánh sáng của nó, để lựa chọn cho chúng một môi trường phù hợp. 

Nếu cây mọc ở vùng nhiệt đới thì nên cấp ánh sáng khuếch tán dịu và duy trì độ ẩm cao. Nếu đây là cây có nguồn gốc từ  sa mạc, nó sẽ ưa nhiều ánh sáng mặt trời và môi trường khô ráo. 

2. Dùng chậu nhựa để trồng cây cảnh

Hầu hết cây mua về đều được trồng trong chậu nhựa. Đơn giản vì chậu nhựa rất thích hợp trồng trong vườn ươm hoặc cửa hàng hoa vì trọng lượng nhẹ hơn, rẻ tiền, không dễ hỏng hóc, dễ vận chuyển.

Nhưng về lâu dài thì chậu nhựa không phù hợp cho sự phát triển của cây cảnh, nhất là với những người mới tập trồng hoa, vì khả năng thoát nước và độ thoáng khí của chậu nhựa không tốt. 

Đa số chậu nhựa chỉ có một số lỗ thoát nước dưới đáy lọ chậu, các lỗ hổng lâu ngày dễ bị đất bít lại, khiến cho đất càng ngày càng bị ẩm, gây thối rễ cây. 

Nếu bạn trồng hoa trong nhà, môi trường không tốt lắm như thông gió kém, thiếu ánh sáng thì tốt nhất nên dùng chậu đất nung, chậu ngói..

Những chậu hoa này có thể để nước tỏa ra từ hai bên và dưới đáy, làm giảm nguy cơ thối rễ. Nước cũng có thể bốc hơi nhanh và đất cũng tơi xốp hơn trong môi trường chậu đất nung, tốt hơn cho sự phát triển của cây trong nhà. 

Các chậu hoa trên đều là chậu đất nung

Các chậu hoa trên đều là chậu đất nung

Tôi cũng nhắc nhở mọi người nếu mới trồng hoa hoặc môi trường không tốt thì không nên dùng chậu sứ vì chậu này thoát nước kém. Càng không dùng chậu hoa kim loại, chậu xi măng, chậu hoa thủy tinh để trồng cây.  

3. Không cẩn thận kiểm tra sức khỏe rễ của cây cảnh

Nếu bạn muốn cây cảnh trồng trong nhà phát triển khỏe mạnh trong một thời gian dài, bạn phải đảm bảo rằng bộ rễ của chúng phát triển khỏe mạnh. 

Vì rễ cây sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và sẽ tiếp tục hút nước nên một khi rễ cây có vấn đề thì cây sẽ có biểu hiện vàng, khô và héo. 

Những chậu cây cảnh trồng trong nhà phát triển khỏe mạnh sẽ có rễ dài mọc ra trên bề mặt hoặc dưới đáy chậu, những cây như vậy phải phát triển tương đối khỏe mạnh. Khi rễ cây khỏe thì chồi, lá và hoa mới phát triển tốt. 

Nên nhấc chậu hoa ra để kiểm tra rễ

Nên nhấc chậu hoa ra để kiểm tra rễ

Nếu là cây trồng trong chậu nhựa, bạn cũng có thể lấy cây ra khỏi chậu thường xuyên, có thể quan sát trực tiếp sự phát triển của bộ rễ bằng cách ấn ngược cây xuống. 

Nếu cây cảnh có quá nhiều rễ héo hoặc rễ thối, bạn phải loại bỏ, dọn dẹp sạch các phần rễ thối.  

Sau khi xử lý rễ thối, ngâm trong dung dịch khử trùng hơn nửa giờ, sau đó cấy lại cây vào bầu đất mới. 

 4. Làm sạch lá cây cảnh một cách cẩu thả

Cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí nhất định trong nhà, kể cả những loại cây trồng lá phổ biến trong nhà. Tuy nhiên những loại cây này cũng dễ hút bụi nên lâu ngày lá cây sẽ phủ bụi, không còn trơn bóng, sáng đẹp như lúc đầu mới mua về. 

Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời thì tình trạng cây sẽ ngày càng xấu đi. Bụi chắn ánh nắng, cây sẽ không quang hợp được. 

Thông thường, bạn cần rửa lá bằng nước sạch khoảng 2 đến 3 tuần một lần. Bạn cũng có thể lau lá bằng khăn mềm ẩm vừa có tác dụng giữ lá sạch sẽ vừa tăng cường khả năng quang hợp cho cây.

Tất nhiên, bạn cần tránh để nước đọng lâu trên lá và giữa các kẽ lá. Vì việc đọng nước này có thể dẫn đến thối dễ và thân cây.  

5 sai lầm dễ mắc khi trồng cây cảnh trong nhà, muốn cây xanh tươi phải tránh - 5

5. Bón phân cho cây cảnh bất cẩn. 

Ngoài ánh sáng và độ ẩm thích hợp, việc bảo dưỡng cây cảnh trong nhà cũng cần chú ý đến việc bổ sung phân bón. Việc này không cần làm thường xuyên mà chú ý bón phân trong mùa sinh trưởng của cây.

Nếu cây cảnh ngừng phát triển thì cần phải ngừng bón phân. Ví dụ khi cây ở trạng thái nửa ngủ hoặc không hoạt động khi nhiệt độ đang quá cao hoặc quá thấp thì không nên bón phân. 

Ba mùa xuân, hạ, thu là mùa cao điểm cho sự phát triển của cây cảnh. Lúc này có thể bổ sung phân bón thường xuyên. 

Nếu không biết cách bón phân thì nên bón phân chậm (phân bón phóng thích có kiểm soát), rắc phân bón chậm (rắc mép bầu) để cây hấp thu dần dần. 

5 sai lầm dễ mắc khi trồng cây cảnh trong nhà, muốn cây xanh tươi phải tránh - 6

Độ phì của phân bón tan chậm được giải phóng liên tục và từ từ, không dễ gây cháy rễ cây. Do đó, thỉnh thoảng bạn rắc thêm một chút cũng không sao. 

Tuy nhiên lưu ý không rắc phân tan chậm lên cây khi nhiệt độ quá cao. Nếu không các chất sinh chậm này giải phóng nhanh hơn, có thể gây bỏng rễ cây.

Có thể bổ sung một số loại phân bón tan trong nước vào mùa cao điểm của sự phát triển của cây. Sau khi được pha loãng với nước (thường 1000 đến 1500 lần), phun lên đất và lá của cây, bạn có thể nhanh chóng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây/

Tuy nhiên với loại phân này cần chú ý nồng độ, có thể pha loãng một chút, không được quá đặc vì nồng độ cao quá sẽ làm cháy cây. 

3 loại cây dễ trồng như cỏ, không cần tưới nước quanh năm vẫn nở hoa rực rỡ
Những cây này đảm bảo hoa đẹp, rực rỡ lại không cần tốn công chăm sóc. 

Nhà - Vườn

Theo Huy Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhà - Vườn