Chôn thứ hạt màu vàng này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên tủa tủa, một năm cao tới 2m

Cẩm Tú - Ngày 16/04/2023 15:34 PM (GMT+7)

Nhiều người tin rằng cây lưỡi hổ không mọc mầm, không phát triển cũng có thể ảnh hưởng tới tài vận của gia đình.

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh phong thủy phổ biến thường được trồng trong nhà, vì cây có tác dụng xua đuổi tà ma, những điều không may mắn ra khỏi nhà và mang đến tài lộc cho gia chủ. Hơn nữa, cây mọc thẳng đứng không tốn nhiều diện tích, rất dễ trồng và dễ chăm sóc, tùy ý đặt ở một góc cũng có thể phát triển mạnh mẽ ngay cả khi bạn quên tưới nước cho cây trong 30 ngày.

Mùa xuân là thời điểm sinh trưởng cao điểm của cây lưỡi hổ, lúc này nó có thể mọc ra từ 2-3 chồi non. Tuy nhiên nếu đến tận bây giờ mà chưa có chồi non nào xé đất mọc lên hoặc chồi non phát triển rất chậm thì bạn nên bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.

Chôn thứ hạt màu vàng này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên tủa tủa, một năm cao tới 2m - 1

Nếu thiếu chất dinh dưỡng, chồi non của cây lưỡi hổ sẽ chậm lớn và dễ chuyển sang màu vàng. Chưa hết, nhiều người tin rằng cây lưỡi hổ không mọc mầm cũng có thể ảnh hưởng tới tài vận của gia đình.

Muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho lưỡi hổ không khó, bạn chỉ cần cho cây ăn ít hạt màu vàng này là được. Đó chính là đậu nành (đậu tương) – một loại phân đạm tự nhiên.

Chôn thứ hạt màu vàng này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên tủa tủa, một năm cao tới 2m - 2

Tuy nhiên, đậu tương rấy cứng, không thể dùng trực tiếp được. Nếu cứ thế chôn vào chậu thì nó có thể bén rễ và nảy mầm, trở thành đậu tương mất, đến lúc đó không những không thể bổ sung chất dinh dưỡng mà còn cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây lưỡi hổ.

Vì vậy muốn cho cây lưỡi hổ “thưởng thức món ăn vặt” này, trước tiên bạn cần luộc chín nó, nghiền nhuyễn rồi vùi vào chậu là được. Lưu ý, chỉ nên chôn xung quanh mép chậu hoa, không nên vùi sát gốc để tránh sinh nhiệt trong quá trình phân hủy, gây cháy rễ.

Chôn thứ hạt màu vàng này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên tủa tủa, một năm cao tới 2m - 3

Rất nhiều thứ xung quanh chúng ta đều là sản phẩm phụ của đậu nành, chẳng hạn như bã đậu và dậu phụ. Sau khi hai thứ này được lên men hoàn toàn, chúng cũng là một phân bón cấp cao. Với cách này, bạn cần ủ bã đậu nành với nước trong khoảng 6 tháng tới 1 năm để lên men hoàn toàn, sau đó pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1000 rồi dùng để tưới cây rất tốt.

Cứ 10 ngày lại tưới thứ “nước béo” này cho cây lưỡi hổ một lần, sau khoảng 4 lần thì chồi non sẽ mọc lên như nấm sau mưa, một năm có thể phát triển cao tới 2m.

Chôn thứ hạt màu vàng này vào chậu lưỡi hổ, chồi non mọc lên tủa tủa, một năm cao tới 2m - 4

Tất nhiên, ngoài việc sử dụng đậu nành, bạn cũng có thể sử dụng hạt urê. Đây là một loại phân đạm rất phổ biến, lấy một thìa và vùi xung quanh chậu hoa, chất dinh dưỡng sẽ được giải phóng sau mỗi lần tưới nước và rễ cây sẽ hấp thụ dần dần.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho cây lưỡi hổ "uống thuốc". Đó chính là aspirin, hãy pha loãng 1 viên aspirin với 1 lít nước và tưới cho cây sẽ giúp cân bằng độ pH của đất, tránh tình trạng đất bị nén chặt, từ đó rễ cây sẽ phát triển tốt, cây cao tới 2m. 

Trồng 3 cây này ngoài nhà, con cháu lần lượt giàu sang, hưởng phúc trọn đời
Không chỉ đẹp, những loại cây này còn có tác dụng chiêu tài đón lộc, mang may mắn vào nhà.

Nhà - Vườn

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt vườn tược