Thường gặp khi người chơi hoa lan mua hoa lan rừng về trồng, hoặc được biếu tặng từ nơi khác. Trong trường hợp này lan sẽ phản ứng với sự thay đổi này bằng cách vàng và rụng lá.
Cây hoa lan là loại cây khá khó trồng nếu các bạn không nắm được các kỹ thuật chăm sóc. Bởi nó rất dễ bị các yếu tố gây hại bên ngoài tác động đến sự sinh trưởng. Trong đó bệnh phổ biến nhất là hoa lan bị vàng lá.
Hoa lan bị vàng lá do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Và bạn cần xác định được đúng nguyên nhân để đưa ra được biện pháp khắc phục phù hợp. Sau đây sẽ là 5 nguyên nhân chính và cách khắc phục đơn giản nhất để các bạn tham khảo:
Hoa lan bị vàng lá do thay đổi môi trường sống
Thường gặp khi người chơi hoa lan mua hoa lan rừng về trồng, hoặc được biếu tặng từ nơi khác. Trong trường hợp này lan sẽ phản ứng với sự thay đổi này bằng cách vàng và rụng lá.
Bạn nên giúp cây quen dần với môi trường sống mới. Khi mới chuyển cây về bạn hãy để vào nơi mát mẻ và chờ đến 2-3 ngày sau mới tưới nước pha với Vitamin B12.
Hoa lan bị vàng lá do ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
Tại thời điểm cây hoa lan mới trồng vào giá thể hoặc mới ghép vào dớn nhưng bạn lại để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Vì vậy, trong trường hợp này sẽ dẫn đến tình trạng lan bị cháy lá và chuyển sang vàng.
Ngay từ khi phát hiện lá bị xém vàng hãy di chuyển cây vào vị trí có bóng mát. Điều này sẽ giúp cây phục hồi dần và không bị cháy các lá non. Đồng thời, cần bổ sung thêm nước và các chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt hơn.
Hoa lan bị vàng lá do thiếu chất dinh dưỡng
Các loại hoa lan trong đó hoa lan dendro bị vàng lá, lan hồ điệp bị vàng lá nguyên nhân còn do bị thiếu chất dinh dưỡng. Tình trạng này xảy ra chủ yếu khi những người mới chơi lan chưa biết cách chăm sóc. Từ đó khiến hiện tượng hoa lan bị vàng lá xảy ra phổ biến do thiếu các dưỡng chất quan trọng như sắt, kẽm, mangan.
Trong trường hợp này bạn nên bón các loại phân hữu cơ chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng theo cách sau:
Đặt phân tan chậm hoặc phân trùn quế viên nén ở dưới gốc cho hoa lan: đối với lan trồng trong chậu thì đặt lên mặt chậu, đối với lan ghép dớn thì lấy dây lưới cuốn phân tan chậm chậm vòng quanh dớn.
Phun phân bón lá Vitamin B1 hoặc dịch trùn quế cho cây định kỳ 7-10 ngày/lần, giúp cây tăng sức đề kháng và sớm xanh lá bật mầm
Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm các loại phân vi lượng như super calci, super kali, super magie để cây có thể phát triển tốt nhất.
Hoa lan bị vàng lá do ngộ độc phân bón
Đây là một nguyên nhân gây ra hiện tượng hoa lan bị vàng lá khá phổ biến. Ngộ độc phân bón được hiểu là hàm lượng dinh dưỡng bón và tưới quá nhiều làm cây không hấp thụ hết, dẫn đến dư thừa.
Khi bón quá nhiều phân so với lượng cho phép cây sẽ bị ngộ độc gây ra hiện tượng hoa lan bị vàng lá, đốm đen, bạn cần áp dụng các biện pháp sau đây:
Đưa cây xuống, nghiêng cây, dùng nước sạch dội nhẹ nhàng vào lá cây mục đích làm bớt lượng phân bám dính trên là và thân. Phun tưới vitamin B12 để giúp cây giải độc và phục hồi nhanh trở lại. Hoặc nếu có điều kiện bạn nên thay giá thể trong chậu lan đó đi.
Hoa lan bị vàng lá do sâu hại và bệnh hại
Khi lan sống trong điều kiện thiếu ánh sáng và ẩm ướt sẽ tạo nên môi trường thuận lợi cho các loại sâu bệnh như rầy, rệp, bọ trĩ; các loại bệnh hại do nấm, vi khuẩn phát triển.
Chúng sẽ hút toàn bộ nhựa lá khiến lá chuyển sang vàng. Tình trạng này xảy ra lâu dần sẽ khiến lan bị thối lá, vàng lá. Với hoa lan bị vàng lá do sâu bệnh, đầu tiên bạn hãy tiến hành khắc phục bằng cách cắt bỏ ngay phần lá bị thối để tránh lây lan sang lá non. Sau đó, bạn hãy dùng vòi nước tưới phun lên tán cây, và dùng các loại thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu hại, bênh hại cho hoa lan.