Dù được trồng trong nước hay trong đất thì trầu bà đều có thể phát triển mạnh mẽ nếu được chăm sóc tốt.
Theo chồng Mỹ về vùng quê hẻo lánh, mẹ Việt khai hoang nông trang hơn 16ha, rau củ ăn quanh năm không hết
Ngoài các loại rau củ quả thông dụng, mẹ đảm còn có một vườn rau Việt như rau răm, lá lốt, húng lủi,...
Sau 11 năm sống ở Việt Nam, chị Hoài Nhân (40 tuổi, quê Bà Rịa – Vũng Tàu) mới quyết định đưa 2 con theo chồng sang Mỹ định cư. Hiện gia đình chị đang sống cùng bố mẹ chồng tại một thành phố nhỏ thuộc tiểu bang Arkansas. Cũng từ đây, cuộc sống của chị mẹ 2 con bước sang một trang mới.
Chị Hoài Nhân chia sẻ, khi mới sang Mỹ, gia đinh chị sống ở một thành phố khác cũng thuộc tiểu bang Arkansas. Trong một lần về thăm bố mẹ chồng, mẹ Việt 2 con đã bị mê hoặc bởi cảnh vật và thiên nhiên nơi đây.
Qua tìm hiểu, chị thấy cơ sở vật chất của trường học ở đây không thua kém gì so với thành phố nên chị đã bàn với chồng dọn về sống chung với bố mẹ chồng, cho con học ở đây. Còn chị và ông xã sẽ trở thành nông dân để được hòa mình với thiên nhiên.
Chị Hoài Nhân đã cùng chồng đưa 2 con sang Mỹ định cư cách đây 2 năm.
Chị Hoài Nhân chia sẻ, mảnh đất của gia đình chị đang sống rộng hơn 16ha nằm lọt thỏm giữa thung lũng. Ở đây, chị dễ dàng nhìn thấy các loài động vật như gấu, thỏ, nai, tê tê, chồn hôi… Cảnh vật thiên nhiên ở nông trang thay đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng nhưng đẹp nhất là mùa thu khi cây lá chuyển sang màu vàng, đỏ.
Nông trang của gia đình nhà chị nằm giữa thung lũng.
“Thời gian mới chuyển về đây, tôi rất thích. Mỗi sáng bước ra vườn, tôi được thỏa sức nghe tiếng chim hót, hít thở bầu không khí trong lành. Tôi được ngắm nhìn sự thay đổi của thiên nhiên theo từng mùa, đặc biệt là mùa thu.
Mỗi lần bước ra sân, tôi lại được ngắm một bức tranh thiên nhiên khổng lồ đầy sắc thu ngay trước mắt, đẹp không bút nào tả xiết. Nhưng sau đó mới thực sự là quãng thời gian khó khăn để thích nghi”, chị Hoài Nhân chia sẻ.
Chị Hoài Nhân chia sẻ, nông trang nhà chị không có ai trông coi, canh tác trong gần 10 năm nên cây cỏ rậm rạp um tùm, quá trình khai hoang rất vất vả. Chị vốn là thợ làm bánh, chưa từng có kinh nghiệm làm ruộng vườn, thậm chí trước đó còn trồng cây nào, chết cây ấy nên đây quả thực là một thử thách với chị.
“Đây là lần đầu tiên tôi biết cầm máy cắt cỏ, máy cưa cây. Vừa sợ rắn, vừa bị côn trùng tấn công… bao khó khăn khiến tôi có lúc muốn bỏ cuộc, muốn chuyển đến khu vực đông dân cư hơn để học làm những công việc khác như nhiều người Việt sang đây. Nhưng càng nhìn nỗ lực xây dựng cuộc sống mới của gia đình, tôi càng có thêm động lực và cố gắng từng chút mỗi ngày”, chị Hoài Nhân chia sẻ.
Sau 2 năm chuyển về nông thôn, cuộc sống của chị Hoài Nhân đã ổn định và chị đã thích nghi được với nghề nông. Chị là “nhân sự” chính gây dựng lên vườn rau hữu cơ cho gia đình.
Chị Hoài Nhân cho biết, nông trang của gia đình vẫn chưa được khai thác hết. Gia đình chị chỉ mới dọn dẹp và khai thác một phần đất vừa đủ để sinh hoạt. Một khu trồng gia đình chị trồng cây ăn trái, một khu trồng rau. Năm sau, gia đình chị sẽ mở rộng đất hơn.
Về khu vực trồng rau, chị trồng rau theo mùa. Chị trồng các loại rau củ thông dụng như bông cải xanh, trắng, bắp cải, bí ngòi, dưa leo, cà chua, cải thìa, kale, rau mùi...
Vườn rau Việt của mẹ đảm.
Ngoài ra, chị còn trồng nhiều loại rau Việt như rau muống, rau răm, diếp cá, é quế, ngò gai, sả, lá lốt, cà tím, tía tô, đậu bắp, ớt, bầu, sen, súng... Bởi ở đây không có cộng đồng người Việt nên không ai bán những loại rau này, chị trồng một phần để ăn cho đỡ thèm món quê, một phần cũng là để vơi đi nỗi nhớ quê nhà.
“Để có vườn rau nho nhỏ như hiện nay là cả một quá trình dọn dẹp và cải tạo, vì chỉ mới một năm trước khi mới chuyển về đây, khu vực đó bị cỏ bao phủ cao ngang đầu. Vợ chồng tôi phải dọn cỏ rồi bắt tay vào cải tạo đất. Vì đặc trưng ở đây là đất sét, khi khô thì cứng như đá còn khi ướt lại nhão nhoẹt ra nên mất nhiều tháng để xới đất, ủ phân bón hữu cơ từ rác nhà bếp với lá khô cho mục ra mới trộn với đất để trồng cây”, chị Hoài Nhân cho hay.
Mẹ Việt cho biết thêm, vì đặc trưng về khí hậu nên một năm gia đình chị chỉ trồng rau củ được khoảng 7 tháng. Nhưng vì luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi và đúc rút kinh nghiệm, vườn rau hữu cơ của chị Nhân luôn xanh tốt, thậm chí có dư để chia cho bạn bè, hàng xóm.
Theo chị, để vườn rau luôn tươi tốt thì yếu tố đầu tiên chính là mùa nào trồng cây nấy, cần phải tìm hiểu thời gian phù hợp cho từng loại cây mới mong cho năng suất cao. Ngoài ra, cần phải tưới đủ nước, bổ sung chất dinh dưỡng cho rau thường xuyên.
Mẹ đảm thường tưới phân hàng tuần, luân phiên một tuần tưới phân cá, một tuần tưới phân được ủ từ rác nhà bếp với bia. “Khu vườn không có giá trị kinh tế nhưng có giá trị tinh thần rất lớn đối với gia đình mình. Mỗi ngày bước ra vườn, nhìn ngắm sự phát triển của đám rau củ cũng tạo cho mình năng lượng tích cực.
Khu vườn này cũng mang lại những giá trị về sức khỏe nữa. Mình còn có thể chia sẻ với hàng xóm, bạn bè những nông sản do chính tay mình trồng, việc đó cũng giúp gắn kết tình cảm giữa người với người. Khu vườn còn là nơi để các con mình trải nghiệm, gần gũi với thiên nhiên hơn”, chị Hoài Nhân bày tỏ.
Chồng và các con chị vui vẻ thu hoạch nông sản từ vườn nhà.
Tin liên quan
Nhiều người cho rằng, hoa giấy nở vào dịp Tết thì không chỉ mang lại sinh khí mới cho ngày đầu năm mà còn báo hiệu một năm thuận buồm xuôi...
Loài hoa này nở quanh năm, cứ cách vài ngày lại nở một đợt nên bạn được ngắm hoa quanh năm.
Phòng tắm là nơi có năng lượng âm đặc biệt mạnh trong nhà, không chỉ có nhiều hơi ẩm mà còn có một số mùi hôi, dễ sinh sôi vi khuẩn. Để khử...
Tin bài cùng chủ đề Vườn xinh của mình
Lúc đầu, gia đình rất ủng hộ việc chị Ngô trồng lan hồ điệp vì hoa nở rất đẹp, nhưng khi số lượng chậu hoa quá nhiều, gia đình bắt đầu phàn nàn vì chúng chiếm quá nhiều không gian.