Gửi con riêng cho bố mẹ chồng để đi làm xa, trở về tôi đờ đẫn nhìn khung cảnh trong phòng ông bà 

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 04/02/2023 00:00 AM (GMT+7)

Gửi con riêng cho bố mẹ chồng chăm sóc, tôi thật không yên tâm. Trước đám cưới ông bà đã phản đối, chê tôi là gái nạ dòng còn đèo bòng thêm con trai nhỏ...

Nghe audio
0:00
0:00

Cưới nhau được nửa năm, chồng tôi đưa ra ý kiến hai vợ chồng vào làm cho người bạn thân của anh ấy trong Nam cách nhà đến hơn nghìn cây số. Người bạn đó rất tốt, đang có một cơ sở kinh doanh phát đạt. Chồng tôi là chỗ tin tưởng, vào đó có thể làm quản lý, còn tôi cũng có công việc trong xưởng. Chỗ ăn ở không cần lo, lại được nuôi cơm, hai vợ chồng mỗi tháng để ra số tiền gấp đôi, ba ở nhà. 

Tôi nghe rất thích nhưng nếu đi thì con riêng của tôi phải làm sao? "Gửi nhờ ông bà trông hộ chứ sao? Em lo bố mẹ không chăm tốt cho thằng bé à?", chồng tôi nói. Gửi con riêng cho bố mẹ chồng chăm sóc, tôi thật không yên tâm. Trước đám cưới ông bà đã phản đối, chê tôi là gái nạ dòng còn đèo bòng thêm con trai nhỏ. Nhưng vì chồng tôi cương quyết làm đám cưới nên ông bà đành xuôi theo. 

Trong nửa năm chung sống, bố mẹ chồng tỏ ra khá bình thường với con trai tôi. Dẫu vậy có chắc khi vợ chồng tôi không có nhà thì sẽ không có chuyện gì xảy ra? Nhưng vì tin chồng và cũng muốn đi làm kiếm tiền, tôi đã "mạo hiểm" để con riêng ở nhà nhờ bố mẹ chồng chăm sóc giúp. 

Tôi đã mạo hiểm để con riêng ở nhà nhờ bố mẹ chồng chăm sóc giúp. (Ảnh minh họa)

Tôi đã "mạo hiểm" để con riêng ở nhà nhờ bố mẹ chồng chăm sóc giúp. (Ảnh minh họa)

Khi ấy con trai tôi lên 4 tuổi, giờ đã qua 2 năm, thằng bé 6 tuổi rồi. Mỗi lần hỏi chuyện qua điện thoại thì con đều tỏ ra yêu quý bố mẹ chồng tôi, 2 năm qua thằng bé cũng lớn phổng phao thêm. Tôi nghĩ con ở nhà với ông bà cũng không đến nỗi nào. 

Cách đây 1 năm vợ chồng tôi có về thăm nhà, lần này tôi về 1 mình vì chồng bận việc quá. Tôi cố tình bảo chồng đừng báo với bố mẹ do muốn chứng kiến mọi thứ ở nhà một cách tự nhiên nhất. Về đến nhà mới gần 5 giờ sáng, hàng xóm xung quanh còn chưa dậy, tôi nghĩ chắc bố mẹ chồng và con trai mình vẫn đang ngủ. 

Nhưng khi bước vào sân, tôi giật mình nghe tiếng con khóc trong nhà. Vội vã bước nhanh vào, tôi sững người nhìn một khung cảnh ở phòng ngủ của bố mẹ chồng. 

Bố chồng đang bế con trai tôi, mẹ chồng dùng khăn ướt lau người thằng bé. Vừa lau bà vừa xuýt xoa: "Khổ thân cháu tôi bị ốm sốt khó chịu lắm phải không? Cả đêm qua ngủ cũng không ngon. Bà lau người cho hạ sốt, sau đó ăn sáng rồi uống thuốc là sẽ khỏi ngay thôi…". 

Xong việc, bà bế cháu rồi bảo bố chồng: "Ông xuống bếp xem nồi cháo nhừ chưa thì múc lên đây một bát để tôi cho cháu ăn". Bố chồng đứng dậy ra ngoài, nhìn thấy tôi, ông giật mình bất ngờ. Lúc đón con trai từ tay mẹ chồng, trong lòng tôi xúc động vô cùng, cố gắng lắm mới không rơi nước mắt. 

Con trai tôi bị viêm amidan nên sốt cao cả đêm hôm trước, mẹ chồng cũng không ngủ được vì lo cho thằng bé. Sau lần này trở về, tôi hoàn toàn yên tâm vì bố mẹ chồng thật sự quá tốt. Dù khi trước phản đối nhưng tôi đã về làm dâu thì ông bà thật lòng đón nhận, còn coi thằng bé chẳng khác gì cháu mình. 

Lần này quay vào vợ chồng tôi cũng chỉ định làm thêm một thời gian nữa rồi về nhà. Tôi năm nay đã 33 tuổi, chồng bảo về thôi còn sinh con kẻo muộn. Tôi cũng rất muốn sớm sinh cháu nội cho bố mẹ chồng. Nhưng tuổi tác của tôi bây giờ đã không còn trẻ như lần sinh con đầu nên khá lo lắng. Tôi cần chuẩn bị những gì trước khi mang bầu để có thể nhanh chóng mang thai và sinh con khỏe mạnh, thuận lợi? 

Tôi cũng rất muốn sớm sinh cháu nội cho bố mẹ chồng. (Ảnh minh họa)

Tôi cũng rất muốn sớm sinh cháu nội cho bố mẹ chồng. (Ảnh minh họa)

Những gợi ý quan trọng giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trước khi mang bầu 

1. Lên lịch hẹn bác sĩ tiền thai kỳ

Bạn nên hẹn gặp bác sĩ để kiểm tra tiền thai, xin tư vấn của bác sĩ về một số việc bạn nên thực hiện trước khi mang thai. Bác sĩ có thể hỏi các câu hỏi về tiền sử bệnh lý của bạn và những người thân trong gia đình, sau đó yêu cầu bạn làm các xét nghiệm di truyền nếu cần thiết, hoặc nên bổ sung một số vi chất đặc biệt để tốt cho thai nhi.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn một lối sống lành mạnh và những mũi tiêm phòng cần thiết, kiểm soát các tình trạng sức khoẻ trước đó nếu có như huyết áp cao, hen suyễn, tiểu đường… trước và trong suốt thai kỳ.

2. Sàng lọc di truyền trước khi mang thai

Sàng lọc di truyền để biết được em bé sinh ra có bao nhiêu khả năng mắc một số bệnh di truyền nào không?. Sàng lọc di truyền có nhiều lợi ích, một số bệnh di truyền nếu được can thiệp sớm sẽ tốt cho bé. Hoặc mẹ có thể chọn phương pháp cấy phôi loại trừ gen đột biến di truyền trong trường hợp cần thiết. Sàng lọc di truyền là bước rất quan trọng để đảm bảo em bé của bạn sinh ra được khỏe mạnh.

3. Bổ sung axit folic (và chú ý đến vitamin A)

Bằng cách bổ sung 400 microgam (mcg) axit folic mỗi ngày trong ít nhất 1 tháng trước khi bạn thụ thai và trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn có thể giảm 50% đến 70% khả năng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và một số dị tật bẩm sinh khác.

Ngoài ra, hãy kiểm tra để đảm bảo rằng loại vitamin tổng hợp bạn dùng không chứa nhiều hơn mức cho phép hàng ngày là 770 mcg RAE (2,565 IU) vitamin A. Việc hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây ra dị tật bẩm sinh.

4. Ăn nhiều hơn những thực phẩm lành mạnh

Bạn cần ăn ít nhất 2 cốc trái cây và rau mỗi ngày. Ngoài ra cần ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm chứa nhiều canxi - như sữa, nước cam, bổ sung canxi và sữa chua. Ăn nhiều nguồn protein khác nhau, chẳng hạn như đậu, quả hạch, các sản phẩm từ đậu nành, thịt gia cầm. Duy trì chế độ ăn lành mạnh trước, trong và sau thai kỳ là yếu tố quyết định đối với sức khỏe của cả mẹ và bé.

5. Cố gắng duy trì cân nặng hợp lý

Bạn có thể dễ thụ thai hơn nếu bạn đang ở mức cân nặng hợp lý. Chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hoặc cao đều khiến bạn trở nên khó mang thai hơn.

6. Tập thể dục thường xuyên hơn

Một chương trình tập thể dục lành mạnh từ 30 phút trở lên với cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ hoặc đạp xe và tập tạ, kéo giãn cơ, yoga sẽ phù hợp và rất tốt để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.

7. Tính toán ngày rụng trứng

Tính toán ngày rụng trứng giúp bạn ước tính sơ bộ về thời điểm bạn dễ thụ thai nhất. Nếu bạn muốn chính xác hơn, hãy bắt đầu lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản (BBT) và những thay đổi trong chất nhầy cổ tử cung của bạn. Theo dõi các triệu chứng này trong vài tháng có thể giúp bạn biết được thời điểm rụng trứng trong mỗi chu kỳ.

8. Hãy cố gắng tránh xa các bệnh truyền nhiễm và nhớ tiêm phòng trước khi mang thai 

Phải tránh xa các bệnh truyền nhiễm khi bạn đang cố gắng mang thai và tất nhiên cả khi có thai, đặc biệt là những bệnh có thể gây hại cho thai nhi của bạn. Một số biện pháp phòng tránh sẽ bao gồm tăng cường vệ sinh tay với nước và xà phòng, bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng và nhớ tiêm phòng các mũi tiêm phòng cần thiết trước khi mang thai.

9. Hạn chế các tác động từ môi trường ô nhiễm

Hãy cố gắng hết sức tránh xa các tác nhân hóa học gây hại càng nhiều càng tốt trong đời sống hàng ngày. Một số sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dung môi và chì trong nước uống từ các đường ống cũ có thể gây nguy hiểm cho thai nhi của bạn. 

10. Chuẩn bị một tinh thần tốt

Khi mang thai và sau khi sinh con, bạn sẽ trải qua rất nhiều biến đổi trong tâm lý. Có những biến đổi không dễ vượt qua và có thể dẫn tới trầm cảm sau sinh và thậm chí cả trong thai kỳ. Bạn nên tìm hiểu về trầm cảm sau sinh và các biện pháp khiến bạn cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn, giúp bạn dự phòng và đối phó với trầm cảm sau sinh.

Ngoài 10 điều trên, để chuẩn bị mang thai đón một thai kỳ khỏe mạnh, cả vợ và chồng nên kiểm tra sức khỏe sinh sản từ 3 - 5 tháng trước khi mang thai.

Chồng nhắn tin đã nấu cơm tối chờ sẵn, đi làm về vào bếp mở lồng bàn tôi ngất lịm 
Buổi chiều hai hôm trước, chồng tôi nhắn tin bảo rằng anh xin sếp về sớm, đã nấu cơm tối xong xuôi, tôi chỉ việc đi làm về là có thể ăn ngay. 

Tâm sự bà bầu

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu