Tận thấy chiến sỹ tuyến đầu chăm lo, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân COVID-19

Ngày 26/07/2021 17:30 PM (GMT+7)

TPO - Xác định tính chất công việc là hiểm nguy, rủi ro cao khi đối diện trực tiếp với bệnh nhân F0, các lực lượng tuyến đầu vẫn ngày đêm nhiệt tình hỗ trợ, chăm lo. “Bởi đó là người dân của mình và anh em đều hết lòng hỗ trợ!”.

Ngay khi vừa đi vào hoạt động vào ngày 7/7, Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3 tại khu tái định cư 38,4ha thuộc phường An Khánh (TP. Thủ Đức, TPHCM) đã tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân.

Hiện bệnh viện quy mô 3.000 giường này đang tiếp nhận điều trị, theo dõi hơn 2.000 bệnh nhân dương tính với SAR-CoV-2 với đội ngũ gồm 120 bác sỹ, điều dưỡng cùng hơn 80 cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng hỗ trợ công tác hậu cần.

Các y bác sỹ hội ý trước khi triển khai công việc.

Bác sỹ Lý Quốc Công, Trưởng khoa Lâm sàng phụ trách chuyên môn Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3, cho biết những ngày qua, đội ngũ cán bộ, bác sỹ của bệnh viện luôn làm việc với tinh thần cao độ trước thực tế lượng bệnh nhân nhập viện rất lớn.

“Các y bác sỹ ở đây hiện đang chung tay làm nhiều việc khác nhau từ chăm sóc, chữa trị theo chuyên môn cho đến tham gia hỗ trợ tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân”, bác sỹ Lý Quốc Công nói.

Hiện Bệnh viện dã chiến này có sự tham gia của các y bác sỹ đến từ 4 bệnh viện khác nhau là: Bệnh viện Bưu điện, Răng hàm mặt Trung ương, Bệnh nhiệt đới TPHCM, Lê Văn Thịnh.

Hiện bệnh viện có 120 nhân viên y tế tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

Hiện bệnh viện có 120 nhân viên y tế tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân.

Các y bác sỹ theo dõi, hỗ trợ các bệnh nhân trong khu điều trị bệnh nhân COVID.

Các y bác sỹ theo dõi, hỗ trợ các bệnh nhân trong khu điều trị bệnh nhân COVID.

Phóng viên Tiền Phong tác nghiệp tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3.

Phóng viên Tiền Phong tác nghiệp tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3.

Là một trong hai đơn vị quân đội tham gia làm nhiệm vụ tại bệnh viện, Ban Chỉ huy quân sự TP. Thủ Đức đang ngày đêm chia quân hỗ trợ bệnh nhân bằng nhiều phần việc cụ thể.

Thiếu tá Ngô Tiên Khánh Tường, Trợ lý quân lực Ban Chỉ huy quân sự TP. Thủ Đức cho biết bộ phận của anh có 25 cán bộ, chiến sỹ (trong tổng số hơn 40 nhân sự của Ban Chỉ huy quân sự TP. Thủ Đức tham gia hỗ trợ hậu cần tại bệnh viện) phụ trách hỗ trợ bệnh nhân ở tòa nhà A kể từ ngày bệnh viện đi vào hoạt động, 7/7. Cùng với đó là lực lượng của Bộ Tư lệnh TPHCM.

Nói về nhiệm vụ ở đây, Thiếu tá Khánh Tường cho biết, các chiến sỹ đảm nhận công việc tiếp tế cơm nước, các vật dụng cần thiết hằng ngày cho bệnh nhân, tiếp nhận đồ đạc, hàng hóa của người nhà và trao đến tay từng bệnh nhân; hỗ trợ vận chuyển các trang thiết bị y tế phục vụ công tác chăm sóc, điều trị người bệnh.

Cạnh đó, các quân nhân cũng tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm từ các đơn vị thiện nguyện để lưu trữ trong kho và phân phối tùy theo nhu cầu của bệnh nhân. Cùng với đó, với vai trò của mình, các chiến sỹ cũng tham gia bảo vệ an ninh tuyệt đối trong khu vực Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3.

Các chiến sỹ, quân nhân tiếp tế nhu yếu phẩm đến các phòng lưu trú của bệnh nhân.

Các chiến sỹ, quân nhân tiếp tế nhu yếu phẩm đến các phòng lưu trú của bệnh nhân.

img src/upload/3-2021/images/2021-07-26/1627285947-img-0222-6554.jpg width660 /

Hằng ngày, đơn vị sẽ phân bổ lượng hoàng hóa theo nhu cầu của bệnh nhân để kịp thời hỗ trợ họ trong những ngày theo dõi, điều trị tại bệnh viện dã chiến.

Thiếu tá Ngô Tiên Khánh Tường cho hay, để thuận tiện và an toàn trong khâu tiếp tế đến các bệnh nhân, các anh đã lập nhóm (group) chat trên mạng để kết nối giữa chiến sỹ phụ trách với người đại diện của từng khu bệnh nhân.

Thông qua group này, các chiến sỹ sẽ thông báo cho đầu mối bệnh nhân biết giờ giấc cụ thể sẽ chuyển hàng hóa, cơm nước lên để bệnh nhân biết và sẵn sàng ra nhận.

Đồng thời, cũng qua phương tiện liên lạc này, bệnh nhân cũng có thể phản hồi, thông báo các nhu cầu cấp bách, thiết yếu mà mình cần và sẽ được hỗ trợ kịp thời.

“Ngoài ra kênh liên lạc này cũng giúp chúng tôi hỗ trợ cho bệnh nhân kết nối với bộ phận y tế. Bệnh nhân nào nặng mà chưa liên hệ được qua hotline của bệnh viện (trong trường hợp quá tải hệ thống) thì đây là “đường dây riêng” để bệnh nhân thông báo thêm với chúng tôi và chúng tôi sẽ kết nối với bộ phận y tế tiến hành hỗ trợ bệnh nhân kịp thời”, anh Tường cho biết thêm.

“Anh em chiến sỹ ở đây đều xác định công việc là đối mặt với tính chất nguy hiểm, lây nhiễm cao bởi đối diện trực tiếp với F0. Nhưng với vai trò, nhiệm vụ của mình, chúng tôi đều cố gắng hỗ trợ hết mình cho người dân của mình, đồng thời mỗi người cũng ý thức và nhắc nhở nhau tuân thủ các quy định tối thiểu để bảo vệ sự an toàn cho chính mình”, thiếu tá Tường chia sẻ.

Tận thấy chiến sỹ tuyến đầu chăm lo, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân COVID-19 - 6

Vận chuyển nhu yếu phẩm đến từng người bệnh.

Tận thấy chiến sỹ tuyến đầu chăm lo, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân COVID-19 - 7 Tận thấy chiến sỹ tuyến đầu chăm lo, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân COVID-19 - 8 Tận thấy chiến sỹ tuyến đầu chăm lo, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân COVID-19 - 9 img src/upload/3-2021/images/2021-07-26/1627285947-img-0199-7702.jpg width660 /

Ngoài tiếp tế nhu yếu phẩm, các chiến sỹ, quân nhân cũng đóng vai trò như một "tổng đài" khi sẵn sàng tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ khẩn về y tế.

Tận thấy chiến sỹ tuyến đầu chăm lo, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân COVID-19 - 11

Nữ nhân viên y tế cũng tham gia chi viện nhu yếu phẩm cho bệnh nhân.

Tận thấy chiến sỹ tuyến đầu chăm lo, tiếp tế nhu yếu phẩm cho bệnh nhân COVID-19 - 12 Nhóm 3 chiến sỹ tham gia mang đồ đạc, thực phẩm cho người bệnh.

Nhóm 3 chiến sỹ tham gia mang đồ đạc, thực phẩm cho người bệnh.

Bệnh nhân COVID-19 cần làm gì để hồi phục chức năng phổi?
Những ngày qua, mỗi ngày TPHCM ghi nhận hơn 2000 bệnh nhân mắc COVID-19 khỏi bệnh xuất viện và có hàng nghìn bệnh nhân mắc mới. Sau khi xuất về nhà và...

Clip hot

Theo Ngô Tùng - Vân Sơn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Video cùng chủ đề Clip hot