Ngày 31/3, kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới đã chính thức mở cửa để hỗ trợ nghiên cứu toàn cầu tại huyện Bình Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Kính viễn vọng vô tuyến khổng lồ có tên FAST, còn được gọi với cái tên khác là Thiên Nhãn hoặc ‘Sky Eye’.
Clip: Trung Quốc mở kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới để nghiên cứu
Học viện Khoa học Trung Quốc (CAS) cho biết: Kể từ khi được hoàn thành vào năm 2016, cơ sở này đã hoạt động ổn định và đáng tin cậy, tạo ra một số bước đột phá trong lĩnh vực phát sóng vô tuyến và các nghiên cứu khác".
Mặc dù năng lực quan sát bầu trời thấp hơn so với một số kính thiên văn vô tuyến tiên tiến khác và có độ phân giải thấp hơn so với các mảng nhiều đĩa, nhưng kích thước của FAST khiến nó có độ nhạy đặc biệt. Kính viễn vọng FAST sẽ cung cấp các cơ sở nghiên cứu cho thế giới với sự cởi mở, cung cấp nhiều lựa chọn quan sát hơn cho cộng đồng thiên văn quốc tế.
Dự án sẽ đóng góp trí tuệ của Trung Quốc vào việc xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại và nỗ lực thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ quốc tế và sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại.
Có chi phí xây dựng lên tới 1,2 tỉ nhân dân tệ (170 triệu USD), FAST bắt đầu được xây dựng vào năm 2011 và hoàn thành vào năm 2016. Để đảm bảo FAST có thể hoạt động hiệu quả, khoảng 7.000 cư dân sinh sống ở huyện Bình Dương, Quý Châu, đã phải di dời và tái định cư tại một thị trấn cách khu vực đặt kính viễn vọng này 10km.
Sở hữu đường kính lên tới 500m, ngang bằng 30 sân bóng, FAST cũng là kính viễn vọng vô tuyến lớn nhất thế giới hiện nay.