Còn cứ tưởng sau thời gian xa cách, vợ chồng sẽ được sum vầy và ăn Tết ấm cúng mà mọi thứ khác xa với tưởng tượng của tôi quá.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
Vợ chồng tôi đều ở quê lên thành phố đi làm. Gia đình nội ngoại 2 bên đều nghèo khó nên không hỗ trợ được cho 2 đứa. Vợ chồng làm công ăn lương chỉ đủ ăn tiêu không để dành được là bao. Vì thế sau cưới 2 năm, do muốn tiết kiệm mua nhà không phải đi ở trọ nên chúng tôi vẫn kế hoạch chưa dám sinh con.
Một ngày vợ tôi được một người chị họ rủ rê sang Đài Loan làm ăn. Tôi nhất quyết không cho vợ đi vì sợ vợ vất vả và nghĩ vợ chồng ở Việt Nam no đói có nhau. Nhưng cô ấy thì nhất quyết đòi chạy tiền để sang bên đó làm lụng:
“Chịu khó vợ chồng xa nhau vài năm, khi em về còn có tí vốn làm ăn hoặc mua nhà cho ổn định cuộc sống”.
Vợ muốn sang bên Đài Loan làm để có 1 khoản tiền. (Ảnh minh họa)
Thuyết phục mãi vợ chẳng nghe nên tôi cũng vay mượn 1 khoản tiền để chạy cho vợ sang Đài Loan làm. Trong khi vợ sang đó, tôi vẫn ở nhà đi làm công sở, ngoài ra còn chạy thêm xe ôm buổi tối để tích cóp tiền cùng vợ.
Sang đó làm, vợ cũng gửi tiền về cho chồng cất giữ và chi tiêu. Tuy nhiên gần 1 năm nay thì cô ấy không gửi nữa. Em bảo sẽ giữ lại trong tài khoản của mình, khi nào về quê thì dồn vào cùng chồng mua nhà. Tôi thấy vợ nói có lý nên cũng không nghi ngờ gì.
Ban đầu mới sang, vợ hay gọi điện về cho chồng. Lúc nào cô ấy cũng kêu vất vả và nhớ nhà. Nhưng rồi những cuộc gọi cứ thưa thớt hơn, có những lúc không thấy cô ấy gọi về, tôi lại chủ động gọi sang nhưng vợ trả lời qua loa hoặc không bắt máy. Cô ấy toàn lấy lý do đi làm về mệt, phải tăng ca nên không nghe.
Tới đầu tháng rồi vợ tôi báo sẽ về nước vào dịp Tết Nguyên Đán. Tôi vui mừng lắm bảo sẽ đi đón ở sân bay nhưng cô ấy bảo không cần vì đi cùng với một vài người đồng hương nữa. Xa nhau hơn 3 năm, thấy vợ về ngày giáp Tết mà gầy đi và có vẻ phờ phạc, tôi xót lắm. Ngày 29 Tết chúng tôi bắt xe về quê nội ăn Tết luôn.
Về đến nhà ngày Tết mà vợ tôi lúc nào cũng mệt mỏi, nằm ngủ li bì lại hay buồn nôn. Tôi còn tưởng cô ấy bị say xe, nghỉ ngơi 1-2 ngày sẽ khỏe lại. Nhưng từ ngày về cô ấy luôn trong tình trạng mệt mỏi như thế. Đã vậy trời không lạnh lắm mà cô ấy toàn khoác áo khoác dạ hay áo khoác phao dáng dài khư khư.
Cả lúc đi ngủ, vợ cũng mặc áo khoác mà không chịu cởi ra. Tôi nhắc em cởi ra cho thoải mái mà cô ấy cứ kêu lạnh nên lại thôi.
Có lẽ nào vợ sang bên đó về đã phản bội chồng mà có thai với người đàn ông khác rồi? (Ảnh minh họa)
Đêm hôm trước, xa vợ lâu ngày nên tôi cũng nhớ. Tôi vòng tay ôm vợ một cái mà giật thót mình khi chạm phải cái bụng lùm lùm của em. Vợ thì ngay lập tức gạt tay chồng ra bảo vẫn mệt nên khó chịu, chưa muốn gần gũi.
Thật sự nhìn vợ như vậy tôi lo quá. Nhưng tôi bắt đầu chột dạ từ sau khi chạm phải cái bụng lùm lùm như bầu 3-4 tháng của em. Tôi nhớ lại những biểu hiện của vợ mấy ngày vừa rồi hệt như các chị em bầu đang ốm nghén. Có lẽ nào vợ sang bên đó về đã phản bội chồng mà có thai với người đàn ông khác rồi? Càng nghĩ tôi càng hoang mang mọi người ạ. Cả nhà cho tôi hỏi những dấu hiệu của người đang mang thai những tháng đầu thì như nào?
Dấu hiệu mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu thường gặp
Khi mang thai 3 tháng đầu cơ thể mẹ sẽ xuất hiện có những dấu hiệu khác thường so với trước đây.
Buồn nôn và nôn
Có đến 85% các bà mẹ tương lai trải qua các cơn buồn nôn và nôn khi mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này không rõ ràng, nhưng hormone thai kỳ chorionic gonadotropin được cho là thủ phạm chính.
Nhạy cảm với mùi hương
Nhiều phụ nữ khẳng định khứu giác của mình đặc biệt nhạy khi mang thai, nhất là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Một giả thiết cho rằng điều này giúp bạn tránh xa khỏi các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và chất độc tự nhiên có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn phát triển quan trọng. Giác quan quá nhạy cảm này thường dịu đi sau vài tháng.
Tiểu tiện nhiều
Ngay cả khi bạn chưa thấy bụng, tử cung bạn vẫn đang bành trướng và gây chèn ép lên bàng quang vốn không bao giờ rỗng hoàn toàn. Thêm vào đó, thận cũng làm việc tích cực hơn để tống chất thải ra khỏi cơ thể bạn. Kết quả là nhu cầu tiểu tiện trở nên thường xuyên hơn, suốt cả ngày lẫn đêm.
Mệt mỏi
Luôn cảm thấy mệt mỏi trong cả ngày dài là một trong những tác dụng phụ của thai kỳ. Cơ thể của mẹ bầu đang phải vận hành quá tải để thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Tử cung của bạn đang sản xuất progesterone – được cho là có tác dụng an thần và lưu lượng máu tăng 50% để cung cấp máu cho thai nhi. Từ đó mẹ sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu và cảm thấy mệt mỏi.
Căng tức bầu ngực
Mặc dù trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu, em bé mới chỉ bằng kích cỡ của một hạt đậu, bầu ngực của bạn đã sẵn sàng để nuôi dưỡng bé. Sự thay đổi nội tiết và tăng trưởng các tuyến sữa thường diễn ra vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, nó khiến ngực căng tức và nhạy cảm hơn.
Khó thở
Thai phụ thực sự hít thở sâu hơn và cũng hấp thụ oxy vào máu tốt hơn. Cũng đừng ngạc nhiên nếu mẹ bầu cảm thấy khó thở, một phần vì em bé đang trao đổi CO2 trở lại cơ thể bạn.
Đau đầu
Đường huyết thấp (kết quả của sự trao đổi chất), nội tiết tố tăng và lưu lượng máu lên não giảm có thể gây ra những cơn đau đầu tồi tệ cho các bà mẹ tương lai. Nếu bạn bị đau đầu, hãy thử chườm nóng hoặc lạnh, day nhẹ thái dương hoặc hít thở không khí trong lành.
Thay đổi ham muốn tình dục
Sự gia tăng nội tiết tố và lưu lượng máu có thể tác động đến âm đạo và âm vật của mẹ bầu biến chúng mềm mại và nhạy cảm hơn. Với một số phụ nữ, điều đó đồng nghĩa với ham muốn tình dục ở mức cao trào, với khả năng đạt cực khoái nhiều và mạnh mẽ hơn. Với một số khác, tình dục trở nên quyến rũ một cách lạ kỳ.
Tâm trạng thất thường
Nội tiết tố, những giấc ngủ không tròn, triệu chứng khác thường – tất cả những điều này đều góp phần tạo nên sự xáo trộn mãnh liệt của cảm xúc. Có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy trống rỗng, muốn thu mình lại, nhưng có lúc lại dễ tức giận, muốn la hét, cũng có lúc thấy thật hạnh phúc.