10 năm rồi tôi vẫn mong từng ngày chị dâu trở về nhưng chưa thấy bóng dáng đâu. Không biết chị giờ đang có cuộc sống riêng ở nơi nào mà không nhớ đến đứa con dứt ruột đẻ ra.
Khi tôi lên 7 tuổi, bố mẹ đều mất vì tai nạn giao thông trong 1 lần họ chở nhau đi làm. Từ đó, tôi và anh trai được bà ngoại cưu mang. Anh trai tôi học xong cấp 3 thì đi làm công nhân nuôi em gái ăn học. Thương anh, tôi đòi nghỉ học nhưng anh và bà ngoại không cho. Cuối cùng tôi cũng học xong đại học, ra trường đi làm như bao người khác. Cuộc sống của 3 bà cháu nhờ vậy mà tốt dần lên.
Năm 28 tuổi, anh trai tôi lấy vợ. Chị dâu là người làng bên khá hiền lành và biết ứng xử. Mấy chị em, bà cháu sống chung rất đầm ấm dù cuộc sống chỉ đủ ăn tiêu. Hơn năm sau ngày cưới chị dâu mang bầu. Khỏi phải nói hôm chị thông báo tin vui, anh trai và bà cháu tôi mừng phát khóc, không thể ngủ nổi.
Hôm chị dâu sinh ở viện, tôi và bà ngoại luôn có mặt bên chị từ lúc nhập viện tới lúc sinh con xong. (Ảnh minh họa)
Từ ngày chị có bầu, bà ngoại và tôi thay nhau chăm sóc, mua đồ bổ cho chị dâu ăn. Hễ thèm ăn gì là tôi đáp ứng liền khiến chị dâu rất hạnh phúc. Mỗi khi đi làm về, tôi cũng đỡ đần chị việc nhà cửa, bếp núc để chị không phải đụng tay vào bất cứ việc gì khi mang thai. Chị còn nói rằng, biết mang thai được chiều chuộng thì chị mang bầu từ lâu rồi. Hơn nữa em bé sinh ra sẽ rất hạnh phúc vì có cụ ngoại, cô ruột quan tâm chăm sóc từng tý một.
Khi chị dâu bầu được 4 tháng thì biến cố lại ập đến gia đình chúng tôi. Anh trai vì sơ ý nên bị điện giật mất, để lại vợ bầu cùng em gái và bà ngoại già cả. Bà tôi quá đau buồn trước cái chết của cháu trai mà sức khỏe xuống cấp, ốm đau quanh năm. Tính khí chị dâu dần trở nên thất thường, có lúc lầm lì, ít nói hẳn. Tôi phải ở bên động viên rất nhiều chị mới bình tâm lại, vì con trong bụng cố gắng vượt qua. Bản thân tôi nhiều khi mệt mỏi cứ phải gồng mình lên để là trụ cột cho cả nhà nên không quan tâm được sát sao hết mọi việc.
Hôm chị dâu sinh ở viện, tôi và bà ngoại luôn có mặt bên chị từ lúc nhập viện tới lúc sinh con xong. Vì chị sinh thường nên sau đẻ chỉ phải nằm lưu viện 1,5 ngày là được về. Lúc bế con từ trên taxi đi xuống, vừa vào đến nhà, chị dâu đã trào nước mắt chạnh lòng. Chị bế cháu rồi lên thắp cho chồng nén nhang.
Lúc đi xuống nhà, chị nhờ tôi bế giúp cháu 1 lúc để chạy ra hàng tạp hóa đầu ngõ mua hộp sữa bột cho con ti thêm vì sữa mẹ chưa về nhiều. Tôi nói để tôi đi nhưng chị nói tôi không biết mua loại nào, sợ lại phải đi đổi.
Nhưng chị đi từ đó đã 10 năm mà chưa về, không một tin tức nào. Tôi đã về cả nhà ngoại chị hỏi nhưng mọi người bên ấy không ai biết manh mối. Ai cũng bảo có khi chị bị trầm cảm ngay khi mang thai sau biến cố mất chồng nên đã bỏ đi.
Chị đi từ đó đã 10 năm mà chưa về, không một tin tức nào. (Ảnh minh họa)
10 năm qua dù không biết chị dâu đang ở đâu nhưng tôi luôn tin là chị vẫn còn trên đời. Chỉ mong sao chị không bị trầm cảm lúc mang thai mà nghĩ đến con thơ mà về nhà dù chỉ 1 lần. Kể cả chị dâu có nghèo hèn, bệnh tật mà biết được chị đang ở đâu tôi cũng sẽ đón về chăm sóc, bù đắp những ngày tháng khổ cực trước kia. Mà không biết tại sao chị dâu lại bị trầm cảm khi mang thai nhỉ cả nhà?
Trầm cảm khi mang thai là gì?
Quá trình mang thai là quá trình mang đến vô vàn tâm trạng hạnh phúc xen lẫn lo âu cho người phụ nữ. Từ khi mang thai, người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi về lối sống và suy nghĩ. Nếu người mẹ không có sự chuẩn bị kỹ càng sẽ không kịp thích ứng với những thay đổi ấy. Nó sẽ kéo theo nhiều thứ tiêu cực mà mẹ bầu không muốn. Một trong số đó là bệnh trầm cảm khi mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh trầm cảm khi mang thai
Ở mỗi người phụ nữ mang thai sẽ có những nguyên nhân khác nhau phụ thuộc vào hoàn cảnh, cảm xúc và suy nghĩ của mỗi người.
Một vài nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mang thai:
Thay đổi hormone
Trong giai đoạn mang thai, hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi. Người mẹ với sự thay đổi hormone nhạy cảm hơn. Cảm xúc người mẹ cũng thay đổi theo thiên hướng mạnh hơn với những vấn đề xung quanh. Những việc nhỏ nhặt bình thường là việc rất hay xảy ra nhưng lại khiến cho mẹ suy nghĩ nhiều hơn, mệt mỏi hơn và lo lắng nhiều hơn. Những cuộc tranh cãi hàng ngày của các cặp vợ chồng cũng trở nên gay gắt hơn.
Thiếu sự hỗ trợ
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và nhạy cảm hơn do các cơn ốm nghén. Cơ thể bị nặng nề và những lo lắng về sự phát triển của thai nhi trong bụng gây áp lực. Ở giai đoạn này, mẹ rất cần sự quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ nhiều hơn từ những người thân của mình. Tuy nhiên, nếu mọi người tỏ ra thờ ơ, không quan tâm và coi nhẹ sẽ khiến mẹ bầu bị tổn thương về mặt tinh thần. Từ đó họ sẽ có những suy nghĩ tiêu cực và dẫn đến tình trạng trầm cảm.
Áp lực xã hội
Ngày nay nhiều phụ nữ phải chịu đựng những áp lực cao từ xã hội. Những áp lực đó sẽ còn tăng cao hơn khi phải vừa làm vừa lo công việc gia đình. Trong thời điểm này, người mẹ cũng phải đối diện trước sự dò hỏi của mọi người về các vấn đề như: ngoại hình, cân nặng, giới tính của con,... Mẹ bầu có quá nhiều sự bận rộn không thể thư giãn, nghỉ ngơi thường xuyên, bị căng thẳng quá mức và dẫn đến trầm cảm.
Áp lực tài chính
Khi mang bầu, người phụ nữ cần sự yên tĩnh, tâm lý thư thái và được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để nuôi dưỡng em bé. Nhưng một số mẹ bầu phải đau đầu suy nghĩ về vấn đề tài chính. Họ phải đắn đo cân bằng chi tiêu, do việc sinh con rất tốn kém gồm nhiều khoản chi phí. Hơn nữa, nhiều mẹ bầu phải chu toàn lo cả việc cơ quan, gia đình, phải đi làm cực khổ để đảm bảo tài chính. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm.
Phụ nữ bị lạm dụng
Khi mang thai, nếu phụ nữ thiếu sự tôn trọng, bị lạm dụng tình dục, sức lao động. Họ bị đối xử thiếu công bằng sẽ khiến họ suy nghĩ tiêu cực hơn. Họ sẽ cảm thấy không được tôn trọng và bị cô lập. Vì vậy họ đã dẫn đến bệnh trầm cảm khi mang thai.
Mang thai ngoài ý muốn
Người mẹ mang thai ngoài ý muốn sẽ có nhiều suy nghĩ xấu. Do họ chưa sẵn sàng cho việc có con. Việc mang thai ngoài ý muốn luôn khiến mẹ phải lo lắng, dè dặt trước ánh mắt và thái độ của những người xung quanh. Ngoài ra, mang thai ngoài ý muốn mẹ còn thiếu sự chuẩn bị trước khiến cho cuộc sống bị thay đổi. Mẹ gặp rắc rối về tài chính, tăng sự mệt mỏi.
Rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp là nơi sản sinh các hormone liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố ở những mẹ bầu. Vì vậy, nếu tuyến giáp bị rối loạn, nội tiết tố cũng ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Di truyền
Một số chuyên gia cho rằng trầm cảm khi mang thai do cảm xúc bị rối loạn của mẹ cũng có thể do di truyền. Một cuộc khảo sát cho thấy, nếu mẹ hoặc chị gái bạn từng bị trầm cảm khi mang thai. Thì nguy cơ mắc phải trầm cảm của bạn cũng cao hơn bình thường.