2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả

Kiều Trang - Ngày 29/08/2024 14:02 PM (GMT+7)

Chị em Winnie và Hannie sở hữu diện mạo cực phẩm, xinh như thiên thần.

Bố mẹ có ngoại hình nổi bật, dĩ nhiên con sinh ra cũng sẽ sở hữu diện mạo xinh xắn không kém, thậm chí các đường nét còn sắc sảo hơn cả bố mẹ. 2 cô cháu gái tập đoàn nhựa, ái nữ nhà Ông Cao Thắng và Đông Nhi chính là cặp chị em đang “gây sốt” truyền thông Vbiz thời gian gần đây bởi dung mạo xinh đẹp đúng chuẩn mỹ nhân nhí. 

Vào ngày 21/8 vừa qua, nàng dâu hào môn Đông Nhi chính thức đón tin vui với sự chào đời của ái nữ thứ hai - bé Hannie. Ngay từ khi lọt lòng, diện mạo cô nhóc đã được bố mẹ thoải mái công khai. Không nằm ngoài kỳ vọng, con gái của Đông Nhi - Ông Cao Thắng hưởng trọn gen trội của bố mẹ nên cực kỳ “trộm vía” với nhan sắc khiến hội mẹ bỉm “mê đắm mê đuối”.

2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả - 1

Trong bài chia sẻ gần đây, khi Hannie và chị 2 Winnie cùng chung một khung hình, ai nhìn cũng đoán được ngay “địa chỉ nhà”, dành không ngớt lời khen cho Đông Nhi vì cô đẻ quá khéo, cả 2 nàng công chúa bé nào cũng là “cực phẩm” cả. 

Kể từ khi em gái nhỏ chào đời, ái nữ đầu lòng của Ông Cao Thắng - Winnie rất ra dáng chị lớn trong nhà. Cô nhóc đã trông chờ rất lâu, và cực kỳ háo hức mong đến ngày em gái được mẹ sinh ra. Trước đây, khi còn trong thai kỳ, Winnie đã nhiều lần khiến Đông Nhi tự hào và hạnh phúc khi con gái lớn rất thương em, làm những hành động ấm áp dành cho em sơ sinh trong bụng mẹ.

2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả - 2

2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả - 3

2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả - 4

2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả - 5

Thời khắc mẹ vượt cạn, Winnie cũng luôn đồng hành bên cạnh và vào lần đầu tiên được trông thấy em gái nhỏ của mình, Winnie lộ rõ biểu cảm hạnh phúc. Đông Nhi cho biết, từ khi em gái Hannie ra đời, chị hai Winnie lúc nào cũng quấn em không rời. Nhìn những hình ảnh được gia đình Đông Nhi - Ông Cao Thắng thỉnh thoảng chia sẻ trên mạng xã hội, nhiều người cũng cảm nhận được rõ điều đó.

2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả - 6

Thấy các con thân thiết, gắn bó như thế, người làm mẹ như Đông Nhi có lẽ cũng cảm thấy rất an lòng. Không riêng gì nàng ca sĩ mà bố mẹ nào cũng như vậy cả. Không ai muốn rơi vào hoàn cảnh sau khi sinh con thứ 2, giữa các con có sự xa cách, ganh ghét hoặc đố kỵ lẫn nhau. Trên thực tế, mối quan hệ giữa anh chị em trong nhà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển toàn diện của các con, và đặc biệt là môi trường gia đình.

Chính vì lẽ đó, việc bố mẹ giáo dục và giúp các con xây dựng mối quan hệ hoà thuận, yêu thương lẫn nhau là vô cùng quan trọng. Vậy trong trường hợp gia đình đón thêm thành viên, làm thế nào để giúp con lớn dần kết nối tốt với em sơ sinh mới chào đời?

2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả - 7

Nếu anh chị dưới 18 tháng tuổi

Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời, và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triển về nhận thức về "sự tồn tại" của "2.3", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi em bé có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này:

- Hãy nói cho trẻ biết: "Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không". Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé vài lần trong ngày. Hãy nói với bẻ: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó.

- Hãy cho bé biết "Em bé sẽ ra đời như thế nào?" bằng việc cho bé 1 con búp bê, hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bẻ biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện.

2 hậu duệ xinh chuẩn tiểu thư của tập đoàn nhựa nhà Ông Cao Thắng chung một khung hình, Winnie rất ra dáng chị cả - 8

Với anh chị lớn hơn 18 tháng

- Khi em bé vẫn chưa sinh ra

Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là em của bé. Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em".

- Vào ngày em bé ra đời

Vào ngày em bé chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoàn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với em bé mới sinh này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1, thứ 2... vào.

- Khi cả hai bé cùng chơi với nhau

Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1, hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em.

Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra, và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyển sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi.

Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh "Con lớn phải nhường em" và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?", "Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con", "Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không thì sẽ lại chơi với con nhé" và bạn làm động tác như giao kèo với bé.

Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm, và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi.

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Em bé xinh như thiên thần