Quyết định này khiến tôi rất băn khoăn. Một mặt, tôi lo lắng rằng hành động này có thể làm em xấu hổ trong bữa tiệc đầy tháng của con mình. Mặt khác, tôi cũng không còn cách nào khác.
Sáu năm trước, em trai của vợ tôi đến tìm đến và nói rằng em đang có ý định khởi nghiệp, cần một khoản vốn khởi đầu. Sau khi bàn bạc với vợ, chúng tôi quyết định cho em vay 300 triệu. Tôi tin rằng em sẽ trả tiền đúng hạn, nhưng 6 năm đã qua mà khoản tiền đó vẫn chưa được hoàn trả.
Mới đây, khi chuẩn bị quà mừng đầy tháng cho con trai của em vợ, tôi tình cờ nhìn thấy tờ giấy ghi khoản vay. Số tiền 300 triệu như một mũi dao đâm vào lòng tôi. Tôi chợt nảy ra ý nghĩ, nếu em ấy không trả tiền, thì tôi sẽ tặng tờ giấy vay nợ như một món quà, vừa là một lời nhắc nhở.
Quyết định này khiến tôi rất băn khoăn. Một mặt, tôi lo lắng rằng hành động này có thể làm em xấu hổ trong bữa tiệc đầy tháng của con mình. Mặt khác, tôi cũng không còn cách nào khác, vì trong suốt 6 năm qua, gia đình tôi cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính, trong khi em dường như quên mất khoản vay này.
Em thường xuyên chia sẻ trên mạng xã hội những bức ảnh tại các nhà hàng sang trọng, mua sắm đồ hiệu và đi du lịch cùng bạn bè. Mỗi khi nhìn thấy những bức ảnh đó, vợ chồng tôi không khỏi thắc mắc, nhưng lại nghĩ rằng có thể em đang mở rộng mối quan hệ để phục vụ cho việc kinh doanh, nên không đòi nợ.
6 năm trước, em trai vợ đã đến vay vợ chồng tôi 300 triệu. (Ảnh minh họa)
Nhưng theo thời gian, em không chỉ không có ý định trả tiền mà còn thường xuyên lảng tránh khi chúng tôi gợi ý. Em luôn có đủ lý do để bao biện cho việc này, khi thì dự án vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, chưa có lợi nhuận, hoặc đang gặp khó khăn về tài chính và cần thêm thời gian.
Năm ngoái, công ty tôi gặp khó khăn và phải cắt giảm nhân sự, tôi không may trở thành một trong số đó. Sau khi mất việc, gánh nặng tài chính đổ dồn lên vai vợ tôi, buộc chúng tôi phải cắt giảm chi tiêu và sống tiết kiệm. Các khoản chi như học phí cho con, tiền phụng dưỡng cha mẹ, và các khoản vay mua nhà, mua xe... đều trở thành gánh nặng đè nén chúng tôi. Khi ấy, tôi có hỏi nợ em nhưng em vẫn không chịu trả nên giờ tôi mới có hành động quá đáng như thế.
Tôi hy vọng rằng khi nhìn thấy tờ giấy vay nợ, em sẽ cảm thấy hối lỗi và chủ động trả lại tiền, ít nhất là có thái độ tích cực hơn trong việc trả nợ. Tôi không muốn chuyện này làm rạn nứt tình cảm gia đình, nhưng cũng không thể tiếp tục dung túng cho chuyện này.
Tại buổi tiệc mừng đầy tháng của cháu, tôi cố gắng giữ bình tĩnh, tươi cười chào hỏi bạn bè và người thân. Tuy nhiên, trong lòng tôi lại dậy sóng, lo lắng không yên. Khi đưa phong bì chứa giấy nợ cho em, tay tôi run rẩy và ánh mắt có phần lảng tránh, nhưng tôi vẫn cố gắng làm cho xong việc này một cách điềm tĩnh. Tôi quan sát biểu cảm của em trai vợ, nhưng dường như em không nhận ra điều gì bất thường, vẫn bận rộn tiếp đãi khách mời.
Tuy nhiên, sự bình yên không kéo dài lâu. Tối hôm đó, em đến tìm tôi, khuôn mặt đầy giận dữ. Em lớn tiếng chỉ trích:
- Anh làm gì vậy? Hôm nay là đầy tháng con trai em, vậy mà anh lại đưa giấy nợ cho em. Có phải anh cố tình làm em xấu hổ không?
Em trai vợ đã đến nhà tôi làm loạn lên, vì tôi đã gửi giấy nợ cho em vào đúng ngày đầy tháng con trai. (Ảnh minh họa)
Nhìn thấy sự tức giận của em trai vợ, tôi cảm thấy sợ hãi nhưng vẫn cứng rắn đáp lại:
- Anh cũng không muốn như vậy, nhưng suốt 6 năm qua, em vẫn chưa trả tiền. Cuộc sống của vợ chồng anh cũng khó khăn lắm chứ.
Nghe vậy, em trai vợ càng tức giận hơn, em quát vào mặt tôi:
- Nhưng anh không thể làm tôi mất mặt trong dịp vui như thế này! Đây là ngày trọng đại của con trai em, anh làm như vậy là quá đáng!
Sau cuộc cãi vã với em vợ, mối quan hệ giữa tôi và em rơi vào bế tắc. Tôi bắt đầu tự hỏi liệu mình có quá đáng không? Giữa tình thân và tiền bạc, có lẽ tôi nên chú trọng đến tình cảm hơn là dùng cách cực đoan để đòi nợ. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy mình không sai, vì đó là tiền của tôi và tôi cũng có gia đình để chăm sóc, không thể để em vợ tiếp tục phớt lờ chuyện trả nợ.
Trong những ngày tiếp theo, tôi và vợ đã suy nghĩ rất nhiều. Chúng tôi nhận ra rằng, nếu cứ tiếp tục như vậy thì không ổn, tình thân không thể vì tiền bạc mà tan vỡ, nhưng cũng không thể để em vợ tiếp tục trốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, tôi quyết định chủ động liên lạc với em vợ một lần nữa, tìm một thời điểm và địa điểm thích hợp để ngồi lại nói chuyện một cách bình tĩnh.
Tôi giải thích rằng tôi không muốn phá vỡ sự hòa thuận trong gia đình, chỉ mong em hiểu hoàn cảnh của tôi và tôn trọng tôi. Nếu em thực sự gặp khó khăn, chúng tôi có thể thảo luận về một kế hoạch trả nợ hợp lý, hoặc em có thể bù đắp bằng cách khác. Đến lúc này, em mới hiểu ra sự chậm trễ của em lại gây ra những rắc rối lớn như vậy. Sau đó, em hứa sẽ trả nợ dần dần cho tôi, mỗi tháng 10 triệu.