Nếu không muốn làm giảm đi sự chủ động và tích cực của con trẻ trong việc làm bài tập về nhà thì các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa việc sử dụng 4 câu nói này.
Trẻ con thường ham vui mà quên không làm bài tập về nhà, bởi vậy mà các bậc phụ huynh luôn giám sát, kiểm tra tình hình làm bài tập của con mọi lúc mọi nơi. Nếu không muốn làm giảm đi sự chủ động và tích cực của con trẻ trong việc làm bài tập về nhà thì các bậc phụ huynh nên hạn chế tối đa việc sử dụng 4 câu nói sau đây:
1. “ Làm bài tập chưa?”
Các bậc phụ huynh khi vừa đón con tan học ở trường về thường xuyên hỏi con: “Làm bài tập chưa?”, một câu nói hết sức bình thường như vậy lại giống một gáo nước lạnh tạt thẳng vào con của bạn, các con có thể nghĩ sau giờ tan học các bạn quan tâm đến thành tích học tập của con nhiều hơn là tâm sinh lý của con sau một ngày dài đến trường, như vậy dần dần các con sẽ cảm thấy thiếu đi sự quan tâm của bố mẹ và trở nên chán học.
Sau một ngày học tập căng thẳng và áp lực, thay vì câu hỏi trên, các bạn có thể hỏi: “Hôm nay con đến lớp có vui không?”, “Con có niềm vui nào muốn chia sẻ với bố mẹ không?”; “Hôm nay lớp con có gì mới không?”…có như vậy trẻ mới cảm nhận được bạn quan tâm đến tâm lý của trẻ nhiều hơn là quan tâm đến chuyện học hành, về đến nhà con sẽ tự giác hoàn thành bài tập về nhà theo yêu cầu của giáo viên.
2. “Làm bài tập nhanh lên, đừng câu giờ”
Đây có lẽ là câu nói ưa thích của các bậc phụ huynh khi vừa nhìn thấy con ngồi vào bàn học. Họ luôn đề cao cảnh giác và tập trung cao để để theo dõi con làm bài tập, chỉ cần phát hiện ra con có biểu hiện lơ đãng, phân tâm liền nói: “Làm nhanh lên, đừng câu giờ”.
Con dừng không làm bài có thể do con mệt muốn giải lao ít phút hoặc dừng lại để suy nghĩ và tư duy về nội dung bài tập…hoặc nhiều lý do khác. Trong trường hợp như vậy nếu cha mẹ liên tục giục con “Làm bài tập nhanh lên” sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sự tập trung của con, thậm chí chúng sẽ nghĩ bố mẹ chỉ quan tâm đến thành tích học tập mà không biết được con đang mệt hay đang gặp phải một vấn đề khó cần phải suy nghĩ.
Thay vì việc ngồi cạnh con để giám sát, đôn đốc tình hình học tập của con cái, bạn có thể đi làm việc riêng của mình, trước khi đi thông báo với con và phương thức liên lạc khi cần sự trợ giúp.
Tạo cho con những quy tắc “mềm” để con biết được giới hạn của mình để con có thể tự sắp xếp thời gian phù hợp để làm bài tập và chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm nếu không hoàn thành theo quy định. Con trẻ vì sợ giáo viên phê bình nên chắc chắn sẽ cố gắng để làm bài tập. Cái uy của giáo viên có hiệu quả hơn cái uy của các cha mẹ.
3. “Con không thể viết tử tế à?”
Khi làm bài tập về nhà, trẻ không thể không thể tránh được việc cẩu thả. Có thể trẻ không có cố tìnn như vậy, thế nhưng khi bố mẹ nổi cáu lại xé nát vở ghi chép của con hoặc đánh con, mắng con: “Nói bao nhiêu lần rồi, con không thể viết tử tế được sao?”. Con trẻ sẽ cảm thấy rất vô lý, rõ ràng là mình có làm hết sức chăm chỉ, bản thân cũng không có lỗi gì? Tại sao bố mẹ lại nói như vậy...
Các bậc phụ huynh nếu muốn con chuyên tâm học hành thì nên rèn con từ nhỏ thì có thể giao hẹn với con hình phạt nếu chúng không hoàn thành bài tập (ví dụ như: yêu cầu con chép lại bài học nếu phát hiện ra con viết bài ẩu), làm cẩu thả. Khi con có biểu hiện tiến bộ thì bố mẹ nên động viên kịp thời, như vậy thì con trẻ sẽ ngày càng tự tin và tăng thêm cảm hứng đối với việc học.
4. “Chỉ biết xem ti vi, không thích làm bài tập”
Tôi tin rằng khi nói câu này các bậc phụ huynh sẽ vô cùng bực mình và tắt ngay ti vi, thái độ của trẻ khi chứng kiến những lời nói và hành động của các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy không thoải mái.
Thực ra khi trẻ em ti vi và quên chưa làm bài tập, cha mẹ cũng không cần thiết phải nổi nóng quá, bạn có thể bình tĩnh để nói chuyện với con: “Nếu không hoàn thành bài tập trong ngày hôm nay thì mai con sẽ bị giáo viên phê bình”. Trong trường hợp như vậy, con sẽ tự ý thức được việc làm của mình, tự động tắt ti vi và ngoan ngoãn làm bài tập.