Nhiều bà mẹ tự hào khi con ngoan ngoãn nghe lời "ăn hết bát cơm rồi mẹ cho đi chơi" mà đâu biết tác hại to lớn về sau.
1. Mặc cả hay thỏa hiệp thành công với trẻ
Những câu nói như: “Nếu con không nghe lời thì bố mẹ sẽ không yêu con nữa”; “Nếu con không ăn hết bát cơm này thì đừng hòng đi chơi”; “Con ngoan, ngủ đi nhé, lần sau bố mẹ sẽ tiếp tục cho con đi công viên”… hẳn ai làm mẹ cũng đã từng nói.
Chúng ta – những người làm cha, làm mẹ thường xuyên vì muốn đạt được mục đích của mình thì thường nghĩ ra đủ mọi lý do để thỏa hiệp với trẻ, như vậy vô tình đã làm thay đổi bản chất của vấn đề. Ví dụ như: Việc ăn uống của trẻ là vì mục đích phát triển chứ không phải lợi dụng việc ăn uống để đạt được mục đích khác (đi chơi, đi công viên…).
Chính vì thế mà trẻ học được cách “bắt thóp” bố mẹ, chỉ cần nhìn vào thái độ của cha mẹ là chúng biết có thể thực hiện được việc mà chúng đang muốn làm hay không? Dần dần, trẻ sẽ biết cách lấy lòng bố mẹ, lấy lòng người khác và vô tình sẽ đánh mất cái tôi của mình.
Lấy lòng người khác vốn không phải là một việc làm xấu, thế nhưng lấy lòng người khác để phục vụ mục đích cá nhân thì đó là một điều không nên. Những người luôn lấy lòng người khác để đạt được mục đích của mình thì rất khó được người khác tôn trọng và tin tưởng.
2. Mẹ ghê gớm, luôn thích "thành công" trong mọi cuộc tranh luận
Trước đây có một bài báo viết về câu chuyện của một cậu bé đạp chân vào bụng của một bà bầu, sau khi sự việc xảy ra mọi người hỏi cậu bé lý do mà cậu làm như vậy, cậu ta thản nhiên trả lời: “Cháu xem trên ti vi thấy những người phụ nữ mang thai sẽ bị sảy thai nếu như bị ngã, cháu muốn kiểm chứng xem việc này có đúng hay không?” Khi đứa trẻ bị xã hội lên án, phụ huynh của em còn bênh vực nói em vẫn còn là một đứa trẻ.
“Sự ghê gớm” ở đây có ý nói rằng họ hoàn toàn không cần quan tâm đến cảm nghĩ và an toàn của người khác, họ biến mình thành trung tâm của vũ trụ, áp đặt nguyên tắc của mình thành quy tắc chung bất chấp pháp luật.
Thực ra, chỉ trích, tấn công người khác không có nghĩa là dùng bạo lực, còn có thể là sự chỉ trích bằng lời nói. Rất nhiều người, bất kể là phụ huynh hay học sinh, họ thường xuyên “dìm” người khác xuống để đề cao bản thân. Điều mà chúng ta cần làm là giúp con cái đi tìm hiểu chân lý và trải nghiệm đạo lý bằng những việc làm mang tính tích cực, chứ không nên để con đối đầu lại với cả thế giới.
3. Mẹ thích phê bình hay khen ngợi con "cho sướng miệng"
Những câu nói như: “Tại sao môt việc đơn giản như vậy mà con không làm được?”; “Mẹ không thể chịu nổi nữa, con có thể ngồi yên 1 phút được không?”; “Con trai mẹ giỏi lắm”…
Bất kể là khen hay chê đều cần có điểm dừng, phải có được một sự đánh giá khách quan, công bằng, nếu không bạn sẽ làm trẻ mất đi khả năng tự đánh giá bản thân mình đồng thời khiến trẻ luôn “khao khát” được khen. Mỗi khi muốn con có thể động lực của bản thân để làm một việc gì đó, ví dụ như học tập hay chủ động và tích cực trong mọi việc thì động lực trong con đã không còn.
Thực ra, khi thấy con làm chưa tốt thì chúng ta nên chỉ ra cho con thấy điểm hạn chế của mình chứ không nên một mực phê bình mọi nỗ lực còn lại của trẻ. Ngược lại khi con làm tốt một việc nào đó, cũng nên chỉ ra cho con thấy con đã làm tốt ở đâu, ở đâu chưa tốt, chứ không nên tâng bốc và khen ngợi con thái quá. Nếu không để con tự phát hiện và phán đoán hiệu quả công việc thì khi con vấp ngã con sẽ không tự đứng dạy được.
Mỗi con người đều hy vọng những nỗ lực phấn đấu của bản thân được người khác ghi nhận, thế nhưng, những người chỉ chờ “được khen” mới tiếp tục cố gắng, tiếp tục phấn đấu thì có khác gì con lừa chỉ đi khi có người khác giật dây.