Hành khách trên xe không thể nhịn cười với sự ngây thơ của búp măng non này.
Ngoài bố mẹ, đối với những đứa trẻ đã đến tuổi đi học thì thầy cô giáo là người trẻ luôn vâng lời. Nhờ được thầy cô uốn nắn, cộng với sự ngây thơ non nớt ở lứa tuổi mầm non, tiểu học thì nhiều trẻ toát ra được sự dễ thương, khiến cho mọi người xung quanh phải yêu quý mình. Đơn cử như cô bé học lớp 1 dưới đây đã có hành động khiến nhiều người sau khi chứng khiến không khỏi ấm lòng, “dở khóc dở cười” vì độ đáng yêu, ngoan ngoãn của nhóc tỳ.
Theo đó, mạng xã hội Trung Quốc rầm rộ lan truyền những hình ảnh được cắt ra từ video ghi lại trên một chuyến xe buýt công cộng. Cụ thể, trong video là toàn bộ quá trình một bé gái tiểu học tự đón xe bus đi đến trường. Điểm đáng chú ý là ngay sau khi lên xe, cô nhóc được tài xế nhắc về việc bỏ tiền vào chiếc hộp được đặt gần cửa xe buýt để lấy vé.
Tuy nhiên, cô nhóc đứng loay hoay một lúc với chiếc cặp của mình, giống như đang lấy tiền được cất ở bên trong thế nhưng vẫn không thấy một xu nào. Có vẻ như đứa trẻ đã làm rơi tiền đi xe buýt ở đâu đó hoặc bỏ quên ở nhà. Nhận thấy vấn đề, người tài xế không la mắng hay đuổi cô bé xuống xe, ngược lại còn nhẹ nhàng trấn an đứa trẻ yên tâm lại ghế ổn định chỗ ngồi và bảo nhóc tỳ không cần mua vé.
Khoảng tầm 15 phút thì xe buýt đến trạm dừng ở trước cổng trường của cô nhóc, trước khi xuống xe, bé tiểu học đã tiến lại chỗ ghế lái của tài xế và làm một hành động khiến anh đứng hình mất vài giây, sau đó liền không nhịn được cười.
Thay vì trực tiếp nói lời cảm ơn, đứa trẻ đã bày tỏ tấm lòng với chú tài xế bằng cách lấy một con dấu rồi đóng mộc vào tay anh. Nhóc tỳ nói với chú tài xế bằng ngôn ngữ trẻ con và hồn nhiên: “Thầy từng dạy cháu phải bày tỏ lòng biết ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Khi cháu giúp đỡ các bạn khác ở trường tiểu học, thầy sẽ thưởng cho cháu một bông hoa nhỏ màu đỏ”, trùng hợp là con dấu mà nhóc tỳ đã đóng lên tay của người tài xế cũng là bông hoa màu đỏ.
Sau khi những hình ảnh về câu chuyện này được đăng tải trên các diễn đàn mạng xã hội, ai nấy đều dành lời khen cho sự hiểu chuyện của cô bé tiểu học, có người “cười chảy nước mắt” trước sự ngây thơ, hóm hỉnh của nhóc tỳ. Song bên cạnh đó, một số phụ huynh cũng đưa ra lời nhắc nhở, phê bình bố mẹ của đứa trẻ vì đã để con gái tự mình đi xe buýt đến trường. Điều này hoàn toàn không ổn tí nào, thậm chí còn có thể vô tình dẫn đến những tình huống không an toàn, nguy hiểm đối với cô bé.
Ở độ tuổi mầm non, tiểu học, cơ bản trẻ vẫn chưa thể tự mình đến trường mà cần phải có bố mẹ đưa đón, nhất là khi con di chuyển trong môi trường công cộng. Bố mẹ vốn không thể nào lường trước được những bất trắc có thể xảy ra với đứa trẻ của mình, thế nên cách tốt nhất là dù bận rộn đến đâu thì cũng nên dành thời gian, sự quan tâm để đưa đón con đến trường thay vì để con tự đi.
1. Bảo đảm an toàn cho trẻ
Đưa đón trẻ đến trường không chỉ là một hành động thể hiện tình yêu thương mà còn là biện pháp bảo đảm an toàn cho trẻ. Trong môi trường công cộng, trẻ có thể gặp phải nhiều rủi ro như giao thông, người lạ hay những tình huống không lường trước được. Cha mẹ có thể giúp trẻ nhận thức được những nguy hiểm này và học cách xử lý khi gặp phải. Khi có cha mẹ bên cạnh, trẻ sẽ cảm thấy tự tin hơn và ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực từ môi trường xung quanh.
2. Thúc đẩy sự kết nối cảm xúc
Thời gian đưa đón trẻ đến trường cũng là cơ hội tuyệt vời để tăng cường mối liên kết giữa cha mẹ và con cái. Trong suốt quãng đường di chuyển, cha mẹ có thể trò chuyện với trẻ về những điều diễn ra trong ngày, những gì trẻ mong chờ ở trường hay đơn giản chỉ là những câu chuyện vui vẻ. Những khoảnh khắc này không chỉ giúp trẻ cảm thấy được quan tâm mà còn tạo ra những kỷ niệm đẹp giữa cha mẹ và con. Sự gắn kết này sẽ góp phần xây dựng lòng tin và tình cảm mạnh mẽ giữa hai bên.
3. Giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội
Khi cha mẹ đưa đón trẻ, đây cũng là cơ hội để trẻ học hỏi về kỹ năng xã hội. Trong quá trình di chuyển, trẻ có thể tiếp xúc với bạn bè, giáo viên và những người khác trong cộng đồng. Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách chào hỏi, giao tiếp và thể hiện sự tôn trọng với người xung quanh. Những bài học này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội cần thiết cho cuộc sống sau này, từ việc kết bạn cho đến việc hòa nhập vào môi trường học tập.
4. Khuyến khích thói quen tích cực
Việc đưa đón trẻ đến trường cũng có thể giúp hình thành thói quen tích cực cho trẻ. Khi trẻ thấy cha mẹ dành thời gian cho việc này, chúng sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của việc đến trường và học tập. Cha mẹ có thể nhấn mạnh vào việc học hành, khuyến khích trẻ chuẩn bị cho bài học trong ngày, từ đó tạo ra sự hứng thú và động lực cho trẻ. Những thói quen tích cực này sẽ theo trẻ suốt cả cuộc đời, giúp trẻ trở thành những người có trách nhiệm và chăm chỉ trong học tập.
5. Phát hiện sớm các vấn đề
Khi cha mẹ đưa đón trẻ, bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra những thay đổi trong tâm trạng hay hành vi của trẻ. Nếu trẻ có dấu hiệu lo lắng, buồn bã hay không muốn đến trường, cha mẹ sẽ có cơ hội để trò chuyện và tìm hiểu nguyên nhân. Qua đó, cha mẹ có thể đưa ra những giải pháp kịp thời để hỗ trợ trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và phát triển. Sự quan tâm này không chỉ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương mà còn tạo ra môi trường an toàn cho sự phát triển của trẻ.