Mẹ nên làm gì khi con song sinh quá thân thiết, không muốn tách rời tự lập

Chi Chi - Ngày 20/11/2024 19:00 PM (GMT+7)

Mặc dù đã phản đối ý tưởng của con trai nhưng người mẹ lại không ngờ cậu bé có những lập luận dữ dội như vậy.

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy người khác có con sinh đôi sẽ luôn ước rằng mình cũng có một cặp song sinh đáng yêu như vậy. Tuy nhiên họ không biết rằng, đôi khi cha mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng cùng một lúc hai con, thậm chí sẽ gây nên những vấn đề đáng sợ hơn khi hai đứa trẻ trưởng thành.

Vợ chồng chị Tiểu Trương (Trung Quốc) hạ sinh cặp song sinh một trai một gái sau 1 năm kết hôn. Cả gia đình mừng rỡ, hạnh phúc và cũng khiến nhiều người khác phải ghen tị.

Mẹ nên làm gì khi con song sinh quá thân thiết, không muốn tách rời tự lập - 1

Vì hai con bằng tuổi nhau lại rất quý nhau, có mối quan hệ tốt đẹp, luôn biết cách yêu thương và nhường nhịn nhau nên vợ chồng Tiểu Trương luôn cho các con ngủ chung từ khi còn nhỏ. Cho đến nay đã 15 năm trôi qua, cả hai con ngày càng thân thiết và vẫn ngủ chung trong một phòng, chỉ là mỗi bé một giường khác nhau.

Vào một ngày, Tiểu Trương nghe thấy cuộc trò chuyện giữa con trai và con gái. Con trai cô thực sự muốn cưới chị gái trong tương lai. Nghe thấy điều này, Tiểu Trương lập tức lên tiếng: "Đương nhiên là không được rồi, các con là chị em ruột mà".

Mẹ nên làm gì khi con song sinh quá thân thiết, không muốn tách rời tự lập - 2

Trước sự phản đối của mẹ, em trai lập tức tức giận không đồng ý. Cậu thậm chí còn cho rằng họ đã ngủ chung phòng với nhau suốt 15 năm. Lúc nhỏ thì chung giường, sau thì chung phòng và chưa bao giờ rời nhau nửa bước trong cuộc sống. Giống như bố và mẹ cũng thân thiết với nhau như vậy nên cậu em trai nhất định muốn cưới chị gái khi lớn lên.

Thấy con trai nghiêm túc trong vấn đề này, Tiểu Trương cảm thấy hoảng sợ. Lúc này bà mới nhận ra hậu quả của việc để hai con quá thân thiết từ trước đến nay. Kể từ sau đó, Tiểu Trương thống nhất với chồng cần cương quyết tách biệt các con để bản thân trẻ không được vượt quá giới hạn.

Mẹ nên làm gì khi con song sinh quá thân thiết, không muốn tách rời tự lập - 3

Trong mắt người lớn, việc trẻ gần gũi yêu thương nhau là điều bình thường nhưng trẻ còn nhỏ, theo năm tháng những hiểu lầm ngày càng lớn khi không được bố mẹ phân định rõ ràng. Điều này lại cực kì có hại cho trẻ.

Sở dĩ bé trai có ý tưởng như vậy là do:

Cha mẹ không nói rõ

Qua lời nói của người mẹ có thể thấy, trước đây họ chưa từng thảo luận về vấn đề này và cung cấp giáo dục liên quan cho con gái và con trai họ.

Bởi vì chưa từng được dạy nên dĩ nhiên đứa trẻ không hiểu. Chúng chỉ nghĩ đơn giản rằng lấy nhau là vì từng ngủ chung với nhau.

Hiện trạng gia đình

Đứa trẻ có suy nghĩ này bắt nguồn từ tình hình thực tế của gia đình khi con cái đã 15 tuổi, tới tuổi dậy thì có nhiều sự tò mò về giới nhưng cha mẹ chưa tạo sự riêng tư giữa nam và nữ cho con. Chính vì thế trẻ mới có những suy nghĩ lệch lạc như vậy.

Tựu chung lại, đây là kết quả của việc cha mẹ không giáo dục giới tính cho con cái. Điều này cho thấy giáo dục giới tính quan trọng như thế nào đối với trẻ nên cha mẹ nào cũng không thể bỏ qua vấn đề này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vậy làm thế nào để cha mẹ thực hiện giáo dục giới tính một cách chính xác?

Trẻ từ 0 – 2 tuổi

Khi lên 2 tuổi, trẻ có thể biết và gọi tên các bộ phận của cơ thể, bao gồm bộ phận sinh dục. Lúc này trẻ cũng không khó phân biệt được ai là nam và ai là nữ.

Trẻ 3  5 tuổi

Nếu con hỏi những câu nhạy cảm về giới tính, bố mẹ hãy trở lời con một cách trung thực, không ngại ngùng hay xấu hổ.

Ví dụ: Trẻ mầm non thường tò mò về các câu hỏi cơ bản như: “Em bé đi vào bụng như thế nào”, hay khi trẻ chỉ vào ngực và hỏi “Đây là cái gì”? Bố mẹ có thể tận dụng tối đa tính tò mò của con để khơi dậy và giải đáp tất cả những chủ đề mà con hỏi.

Trong trường hợp này, bố mẹ hãy giải thích cho con bằng những từ ngữ đơn giản, dể hiểu và trả lời một cách ngắn gọn.

Trẻ từ 6 – 9 tuổi

Nói với con về không gian riêng của con cần được tôn trọng và không nên để ai đó đứng quá gần. Bố mẹ cũng nên khuyên con nói “Xin thứ lỗi” bằng giọng điệu lịch sự và nhắc người đó không xô đẩy người khác, hay cố ý chạm vào người mình.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần cần hướng dẫn con những việc phải làm nếu con bị đụng chạm xấu. Ví dụ: Nếu một người lớn vỗ nhẹ vào lưng con để khen con điều gì đó thì không có gì xấu. Nhưng không ai được chạm vào bộ phận riêng tư trên cơ thể con.

Trước khi lên 5 tuổi, bố mẹ nên dạy con cách đi nhà vệ sinh tuỳ theo giới tính của trẻ và nói về quá trình mang thai với con.

Trẻ 10 tuổi trở lên

Ở độ tuổi này bố mẹ nên nói với con nhiều vấn đề quan trong hơn như: Quan hệ tình dục, mang thai, thế nào là tình dục an toàn hay các căn bệnh có thể mắc phải khi quan hệ tình dục không an toàn.

Sự chia sẻ, đồng cảm và thấu hiểu của bố mẹ rất quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn này. Trẻ cần phải được đảm bảo sẽ có một người đáng tin cậy và sẵn sàng giúp đỡ trẻ giải quyết vấn đề mà không chỉ trích, hay bị trêu chọc.

Con gái 14 tuổi để lại mẩu giấy rồi bỏ nhà đi, đọc dòng chữ tôi sụp đổ, nhắn tin luôn Con đừng về nhà nữa
Chồng trách cứ tôi cứ vội vàng hấp tấp lại khiến con bé làm chuyện dại dột thì hối hận cả đời.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tuổi dậy thì