Ứng với từng với khả năng tài chính, trình độ tập luyện và nhu cầu của bản thân, sẽ có những lựa chọn khác nhau để chị em dễ dàng cân nhắc.
Xu hướng chơi thể thao của dân văn phòng ngày càng phổ biến. Nhiều chị em tìm kiếm một bộ môn thể thao vừa không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật nhưng vẫn có thể giúp cơ thể dẻo dai, vóc dáng săn chắc cũng như có thể giải toả căng thẳng sau những giờ làm việc "căng não". Trong số đó, bên cạnh chạy bộ, cầu lông là môn thể thao được nhiều người ưa chuộng. Môn thể thao này luôn mang đến sự thú vị, hấp dẫn và là lựa chọn lý tưởng khi bạn muốn tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như tương tác xã hội. Đặc biệt, nếu chơi cầu lông đúng cách và thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời.
Lợi ích của môn cầu lông
Không chỉ dừng lại ở 5 lợi ích về mặt thể chất và tinh thần kể trên, cầu lông là một bộ môn thi đấu đối kháng và cũng có thể thi đấu theo đội. Vì vậy, đây cũng là bộ môn giúp chúng ta có thể quen biết thêm những người bạn mới và thêm gắn kết với những người bạn cùng chơi, từ đó, có thêm nhiều mối quan hệ và phát triển các kỹ năng xã hội.
Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu?
Bạn nghĩ rằng ra sân chơi cầu lông chỉ cần một cây vợt và một trái cầu là đủ? Tất nhiên đó là những dụng cụ cần thiết nhưng chưa đủ. So với chạy bộ, cầu lông cần chị em trang bị nhiều hơn một chút để có thể đảm bảo việc tập luyện hiệu quả và an toàn, giảm thiểu các chấn thương.
Để bắt đầu chơi cầu lồng không bị bỡ ngỡ, những chị em "tay mơ" có thể tham khảo số gợi ý cho những vật dụng cần chuẩn bị trước khi bắt đầu. Ứng với từng với khả năng tài chính, trình độ tập luyện và nhu cầu của bản thân, sẽ có những lựa chọn khác nhau để chị em dễ dàng cân nhắc.
GÓI TIẾT KIỆM
Với những chị em đặt ra một ngân sách "tiết kiệm" cho việc chạy bộ của mình thì ưu tiên nhất chính là chi phí cho một chiếc vợt vừa đủ chất lượng và một đôi giày thoải mái.
- Vợt: Có nhiều dòng vợt với mục đích chơi khác nhau. Với những người mới bắt đầu sử dụng vợt, không cần phải đầu tư những cây vợt quá chuyên nghiệp và đắt đỏ như các tay chơi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nếu lựa chọn những dòng vợt quá rẻ tiền và kém chất lượng, dễ khiến việc tập luyện khó khăn và khiến chị em nản lòng. Với mức kinh phí tiết kiệm, những chị em mới bắt đầu có thể chọn những mẫu vợt cầu lông có mức giá trung bình, rơi vào mức trên dưới 1 triệu đồng.
- Giày cầu lông: Dù với mức kinh phí tiết kiệm nhưng chị em không nên bỏ qua tầm quan trọng của đôi giày. Vì muốn tiết kiệm mà nhiều người thường tận dụng giày chạy bộ hay chỉ là giày bình thường mà họ mang hàng ngày. Mang giày chạy bộ là một ý tưởng tồi vì chúng thường có nhiều đệm nhưng không có phần hỗ trợ bên, khiến bạn rất dễ chấn thương mắt cá chân.
Chị em nên đầu tư cho mình một đôi giày cầu lông có đệm và hỗ trợ bên đầy đủ, giữ cho bạn an toàn trong khi cho phép bạn di chuyển tự do trên sân. Chị em không cần đầu tư quá nhiều. Với mức giá dưới 500 nghìn đồng, chị em vẫn có thể tìm mua cho mình một đôi giày cầu lông bình dân để có thể mang riêng trong những buổi tập.
- Quần áo: Với mức kinh phí thấp, chị không cần đầu tư trang phục quá chuyên nghiệp. Chỉ cần lưu ý nên chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ hấp thụ mồ hôi trong suốt trò chơi và sau đó khô nhanh chóng. Điều này giúp áo không bị ướt đẫm mồ hôi.
GÓI CƠ BẢN
- Vợt: Với mức kinh phí khoảng dưới 5 triệu, chị em có thể đầu tư cho bản thân những mẫu vợt chất lượng hơn một chút. Những mẫu vợt cầu lông khoảng 2 triệu đồng trên thị trường hiện rất đa dạng, với nhiều thông số khác nhau, phục vụ cho từng nhu cầu của người chơi, giúp việc tập luyện thêm phần dễ dàng và hiệu quả.
Nếu như bạn xác định được là mình sẽ gắn bó lâu dài với môn thể thao này thì bạn cũng nên sắm cho riêng mình một túi đựng phụ kiện môn cầu lông. Bạn có thể dùng nó để đựng vợt, hộp đựng quả cầu, nước uống và nhiều thứ khác.
- Giày cầu lông: Dù với mức kinh phí cao hơn một chút, chị em cũng có thể đầu tư những mẫu giày cao cấp hơn. Chị em có thể bỏ ra hơn 1 triệu đồng để trang bị cho bản thân một đôi giày cầu lông chất lượng, giúp người chơi tối đa hóa tốc độ di chuyển trên sân, đồng thời giảm thiểu khả năng bị chấn thương như lật cổ chân, trượt chân,...
- Phụ kiện: Thêm một phụ kiện cầu lông không thể thiếu là quả cầu lông. Đa số các sân cầu lông có bán quả cầu lông tuy nhiên mức giá có phần cao hơn thị trường. Người chơi có thể mua cầu ở các cửa hàng bên ngoài rồi mang vào trong sân, như vậy có thể tiết kiệm chi phí nhưng bù lại sẽ có phần bất tiện khi phải mang quá nhiều món đồ.
- Quần áo: Với mức kinh phí này, chị em cũng có thể đầu tư cho bản thân một số item đồ tập chuyên dụng hơn.
CÓI CAO CẤP
- Vợt: Với mức kinh phí thoải mái hơn, chị em càng có thể đầu tư những dòng vợt chất lượng cao hơn, có thể ở phân khúc từ 3 đến 4 triệu đồng. Với mức giá này, các bạn hoàn toàn có thể mua một cây vợt cao cấp được các vận động viên chuyên nghiệp trên thế giới sử dụng.
Hoặc một lựa chọn khác cho chị em là có thể đầu tư 2 cây vợt để có thể dự phòng trong những trường hợp vợt bị hư. Với lựa chọn này, chị em có thể tự trang bị cho bản thân 2 cây vợt có mức giá ngang bằng nhau khoảng 2 triệu đồng, hoặc có thể đầu tư cho 1 cây vợt đắt tiền và chiếc dự phòng còn lại ở khoảng giá bình dân, ở mức 1 triệu đồng.
- Giày cầu lông: Để chọn được một đôi giày tốt thì cần phải đảm bảo sản phẩm mang lại sự thoải mái và ổn định ở khu vực bàn chân trước và các ngón chân. Sự linh hoạt xung quanh khu vực ngón chân là quan trọng để khi bạn đạt được hiệu quả cao khi chơi cầu lông. Đệm giày cũng rất quan trọng vì nó giúp bạn di chuyển mạnh mẽ hơn đến khu vực phía trước hoặc phía sau ở phần sân của bạn. Đệm trong giày hoạt động như một bộ giảm xóc và giúp người mang thực hiện các chuyển động ngược nhanh chóng.
- Quần áo: sở hữu ngân sách hơn 5 triệu đồng, chị e cũng có thể đầu tư những trang phục cầu lông chuyên nghiệp hơn. Nên chọn quần áo nhanh khô. Tốt nhất là bằng chất liệu poly để khi có mồ hôi thì nó không dính vào người như cotton rất khó chịu.
- Phụ kiện: Bên cạnh một quả cầu lông, chị em cũng có thể đầu tư thêm cho bản thân những phụ kiện bổ trợ khác như quấn cán vợt. Đây là phụ kiện có tác dụng tăng độ bám tay khi cầm vợt, thấm hút mồ hôi từ tay. Việc thay quấn cán thường xuyên không những giúp việc cầm vợt được chắc chắn mà còn giúp hạn chế vi khuẩn và nấm mốc tích tụ trên cán vợt làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của vợt.
Bên cạnh đó, trong bộ dụng cụ và phụ kiện cầu lông nên có một cây kéo. Lưới cầu lông khi dùng một thời sẽ bị xước dần và đứt. Khi lưới bị đứt cần phải dùng kéo cắt ngay toàn bộ mặt lưới.
Với mức kinh phí thoải mái hơn, chị em cũng có thể "tậu" thêm những phụ kiện khác như khăn lau mồ hôi, băng chặn mồ hôi,... để việc tập luyện hiệu quả và an toàn hơn.
Một số lưu ý khi bắt đầu
Giống như những môn thể thao khác, việc chấn thương trong khi thi đấu cầu lông hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng có nguy cơ không cao so với các bộ môn đối kháng như đá bóng, võ, bóng bầu dục,… Để khắc phục điều này, bạn cần.
1. Khởi động kỹ trước khi thi đấu
Khởi động giúp làm nóng các cơ toàn thân, đặc biệt là cơ tay, đùi và bắp chân. Việc khởi động kỹ cũng giúp các khớp tiết ra chất nhầy để bôi trơn cho các vị trí đầu sụn khớp tay, chân, hông, gối và khớp vai, báo hiệu cho cơ thể từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái vận động, thích nghi dần với những sự thay đổi.
2. Thực hiện đúng các động tác kỹ thuật khi đánh cầu
Để hạn chế đến mức tối đa những chấn thương không mong muốn trong quá trình thi đấu, các bạn nên tuân thủ đúng những điều sau:
Thực hiện đúng các kỹ thuật bật nhảy, di chuyển ngang, lùi tiến bước. Thực hiện không đúng cách di chuyển có thể dẫn đến những chấn thương khớp bàn chân hay khớp gối.
Đặc biệt với người mới thì cách thức cầm vợt rất quan trọng, bạn cần chú ý tới cách đánh thuận tay, trái tay và bật nhảy đánh cầu để thực hiện đúng hơn.
Nên sử dụng các trang phục thi đấu phù hợp như quần áo nhẹ nhàng co giãn và thông thoáng, chọn đôi giày có size phù hợp tiện lợi cho việc di chuyển, chọn vợt cầu lông có kích thước và trọng lượng phù hợp.