Cuối năm đi khu chợ đồ cổ có 1-0-2 giữa lòng phố cổ, tồn tại từ thời Pháp thuộc nay vẫn đông nghịt khách mỗi dịp Tết

H.M - Ngày 27/01/2025 08:08 AM (GMT+7)

Mỗi năm chỉ họp một lần duy nhất vào ngày 20 tháng Chạp, phiên chợ đồ cổ tại khu vực ngã năm Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Rươi, Chả Cá, và Hàng Khoai đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người Hà Nội mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Từ lâu, vào ngày 20 tháng Chạp hằng năm, khu vực ngã năm Hàng Cót, Hàng Lược, Hàng Rươi, Chả Cá và Hàng Khoai lại trở nên nhộn nhịp với một phiên chợ đặc biệt của người Hà Nội – phiên chợ Tết tràn ngập những món đồ cổ và đồ cũ.

Điều thú vị tại phiên chợ này không nằm ở việc mua bán để kiếm lời, mà chính là sự gặp gỡ, giao lưu giữa người bán và người mua, nơi giá trị văn hóa được đề cao hơn lợi ích kinh tế.

Cuối năm đi khu chợ đồ cổ có 1-0-2 giữa lòng phố cổ, tồn tại từ thời Pháp thuộc nay vẫn đông nghịt khách mỗi dịp Tết - 1

Phiên chợ đồ cổ ấy đã trở thành một nét đẹp văn hóa ngày Xuân độc đáo, khó tìm thấy ở nơi nào khác. Nó được xem như một điểm đến quen thuộc của những người yêu thích và đam mê đồ cổ tại Hà Nội mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Theo lời kể của các cụ cao niên sống tại khu phố cổ, phiên chợ này xuất hiện từ thời Pháp thuộc và chỉ họp duy nhất một lần trong năm. Người ta thường ví đây như “Chợ Viềng” thu nhỏ giữa lòng Hà Nội.

Cuối năm đi khu chợ đồ cổ có 1-0-2 giữa lòng phố cổ, tồn tại từ thời Pháp thuộc nay vẫn đông nghịt khách mỗi dịp Tết - 2

Dù được gọi là chợ đồ cổ, nhưng ban đầu, đây chỉ là nơi gặp gỡ, trao đổi của những người đam mê cổ vật tại Hà Nội, cùng một số ít người đến từ các tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định hay Hà Tây cũ. Đồng thời, đây cũng là nơi những người gặp khó khăn về kinh tế có thể bán các món đồ cũ, đồ cổ trong gia đình để kiếm chút tiền tiêu Tết.

Dần dần, số lượng người tham gia tăng lên, từ một người bán thành mười, từ một món hàng thành hàng trăm món. Hiện nay, phiên chợ bày bán đủ loại đồ cổ, đồ cũ như tranh chữ, hoành phi, bát, đĩa, chum, nậm, chóe bằng gốm, sứ, gỗ, bạc, đồng, đá.

Cuối năm đi khu chợ đồ cổ có 1-0-2 giữa lòng phố cổ, tồn tại từ thời Pháp thuộc nay vẫn đông nghịt khách mỗi dịp Tết - 3

Hàng hóa được bày la liệt trên các vỉa hè, với đủ loại mẫu mã, công dụng, và giá cả. Có món chỉ vài chục nghìn đồng, nhưng cũng có những món giá trị lên đến vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng nếu thuộc loại quý hiếm.

Điều làm nên nét đặc biệt của chợ này chính là xuất phát từ niềm đam mê cổ vật của những người tham gia. Lợi nhuận không phải mục tiêu chính, mà phiên chợ là nơi để những người chung sở thích gặp gỡ, chia sẻ niềm vui, đam mê.

Cuối năm đi khu chợ đồ cổ có 1-0-2 giữa lòng phố cổ, tồn tại từ thời Pháp thuộc nay vẫn đông nghịt khách mỗi dịp Tết - 4

Người bán thường không quá đặt nặng chuyện lời lãi, còn người mua thì chỉ chọn những món đồ khiến họ vừa mắt hoặc hợp gu, không quá quan tâm đến niên đại hay giá trị lịch sử của món đồ.

Có người dành cả năm để lau chùi, gìn giữ món đồ gia bảo trong tủ kính, nhưng khi đến chợ lại sẵn sàng mang ra bày bán giữa vỉa hè bụi bặm, chỉ để bạn bè chiêm ngưỡng. Có người vượt đường xa, thuê cả xe ô tô chở đồ đến chợ, nhưng mục đích chỉ để gặp gỡ những người cùng đam mê, không hề có ý định bán, bất kể giá nào. Đôi khi, họ gặp được tri kỷ lại sẵn lòng trao đổi hoặc bán với giá rẻ, xem như để kết bạn, lưu giữ kỷ niệm.

Những người không phải dân chơi đồ cổ cũng đến đây để thưởng thức một thú vui ngày Tết, và đôi khi mua được món đồ ưng ý để trang trí nhà cửa đón Xuân.

Cuối năm đi khu chợ đồ cổ có 1-0-2 giữa lòng phố cổ, tồn tại từ thời Pháp thuộc nay vẫn đông nghịt khách mỗi dịp Tết - 5

Qua thời gian, chợ đồ cổ không còn đơn thuần là nơi giao lưu mà dần trở thành cơ hội kinh doanh của những người buôn bán cổ vật. Tuy nhiên, nét đặc trưng vốn có của phiên chợ – nơi gặp gỡ của những người yêu thích cổ vật – vẫn được gìn giữ và phát huy.

Cứ mỗi năm đến hẹn, những người từng tham gia phiên chợ này đều không muốn bỏ lỡ. Dù ngày Tết bận rộn, nhưng những người yêu thích đồ cổ hay những tiểu thương tại chợ vẫn dành thời gian để hội ngộ, chia sẻ niềm vui.

Chính điều đó đã tạo nên một nét văn hóa Xuân độc đáo, đáng trân trọng và cần được bảo tồn, lưu truyền mãi cho mảnh đất Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Đầu năm đi chợ nổi tiếng nhất Nam Định, dòng người khắp nơi đổ về, khách mua hàng không được mặc cả vì một lý do
Mỗi năm chỉ họp một lần vào đêm mùng 7, sáng mùng 8 tháng Giêng, chợ Viềng thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến dâng lễ, du xuân và mua bán...

Địa điểm du lịch

Theo H.M
Nguồn: [Tên nguồn]27/01/2025 06:58 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Du lịch Hà Nội