Nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới Amazon tồn tại một “dòng sông tử thần”. Nhiệt độ trung bình của dòng sông này khoảng 860C, có nhiều đoạn lên tới gần 1000C. Mọi vật rơi xuống đây đều hoàn toàn bị nấu sôi và luộc chín chỉ trong vài phút.
“Dòng sông tử thần” bí ẩn nằm sâu trong rừng già Amazon.
Dòng sông mang tên Shanay-timpishka, theo tiếng địa phương nghĩa là: sôi sục với sức nóng của mặt trời, nằm sâu trong rừng già Amazon thuộc vùng đất Mayantuyavu của Peru. Người dân nơi đây tin rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama (mẹ Nước), người được tượng trưng bởi tảng đá hình đầu rắn trên thượng nguồn con sông.
Nhiệt độ cao trên 800 - 1000C, dòng sông lúc nào cũng như nồi nước sôi khổng lồ nghi ngút khói.
Shanay-timpishka giống như một truyền thuyết bởi sự bí ẩn mà nó mang lại. Rất ít người biết đến sự tồn tại của dòng sông này, tất cả những gì người ta nghe nói đến đều là những câu chuyện truyền miệng.
Shanay-timpishka giấu trong mình tất cả sự bí ẩn về nguồn gốc.
Ngoại trừ một vài tài liệu tham khảo trong tạp chí dầu khí từ những năm 1930, không có tài liệu khoa học nào nói về sự tồn tại của dòng sông. Đối với hầu hết người Peru, dòng sông chỉ là một huyền thoại. Nhiều nhà địa chất bác bỏ sự tồn tại của nó bởi họ cho rằng cần một lượng địa nhiệt khổng lồ để đun sôi dù chỉ một phần nhỏ của con sông, mà lưu vực con sông nằm cách núi lửa hoạt động gần nhất tới gần 700 km.
Sự tồn tại của dòng sông giống như một huyền thoại.
Dòng sông rộng khoảng 25m và sâu 6m, nhưng chỉ kéo dài 6,4 km. Nhiệt độ nước dao động từ 50 đến 90 độ C, có đoạn nóng tới 100 độ C, đủ để khiến bất cứ ai chạm vào dù chỉ trong vài giây sẽ bị bỏng cấp độ 3. Shanay-timpishka trở thành dòng sông tử thần theo đúng nghĩa đen của nó bởi bất kỳ động vật nào vô tình trượt chân xuống đây đều bị luộc chín tức khắc.
Nhiệt độ nước trong lòng sông đủ để luộc chín mọi sinh vật xấu số lỡ sa chân xuống dòng nước.
Dòng sông bí ẩn này được phát hiện và nghiên cứu bởi Andres Ruzo – một nhà địa chất tại đại học Southern Methodist, Mỹ. Ông của Ruzo đã từng kể với anh câu chuyện về một dòng sông luôn sôi sục như có ngọn lửa ngầm phía dưới khi anh còn nhỏ. Nhiều năm sau đó, anh tình cờ được nghe câu chuyện của những người Tây Ban Nha về chuyến khám phá Amazon, trong đó có nhắc đến một con sông có nhiệt độ tử thần, luôn bốc khói nghi ngút.
Câu chuyện về “dòng sông tử thần” luôn kích thích sự tò mò của những người yêu thích khám phá.
Những câu chuyện nghe được kích thích trí tò mò và đam mê khám phá của Ruzo, và thật ngạc nhiên anh đã tìm thấy Shanay-timpishka sau những nỗ lực của mình. Trong quá trình nghiên cứu, Ruzo đã phát hiện ra nhiều điều thú vị về con sông này. Nó thường xuyên lặp đi lặp lại một quá trình: dòng sông bắt đầu lạnh, sau đó đun nóng, nguội, rồi lại nóng lại.
Bức màn bí ẩn sau dòng sông Shanay-timpishka dần được mở ra.
Một sự thật thú vị là nhiều người vẫn bơi được trên sông này nhưng chỉ là ngay sau thời điểm những cơn mưa lớn giúp pha loãng nước nóng ở đây với nước lạnh.
Đối với những người thích khám phá, các nhà khoa học, “dòng sông tử thần” thực sự là một bí ẩn chưa có lời giải mà ai cũng ham muốn được tận mắt nhìn thấy một lần trong đời.
Nhiệt độ tử thần của dòng sông vẫn còn là một ẩn số đối với các nhà khoa học, tất cả mọi giải thích chỉ là giả thiết .
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để lí giải về nhiệt độ “tử thần” của dòng sông. Ruzo đưa ra giả thuyết rằng, nguyên nhân hình thành “dòng sông nước sôi” xuất hiện từ thượng nguồn, dọc theo hành trình của nó thấm xuống dưới lòng đất, nơi nước bị đốt nóng nhờ năng lượng địa nhiệt của Trái Đất. Sau cùng, nó nổi lên ở Amazon hình thành nên dòng Shanay-timpishka bí ẩn. Nói một cách chính xác Shanay-timpishka cho đến hiện nay vẫn còn là một ẩn số chưa có lời giải đáp.
Shanay-timpishka luôn thu hút những người yêu thích khám phá.
Đối với các bộ lạc trong rừng Amazon, Shanay-timpishka vô cùng linh thiên. Họ thường xuyên sử dụng nước sông để nấu ăn, pha trà, thậm chí làm các phương pháp trị liệu, chữa bệnh.
Shanay-timpishka là dòng sông thiêng trong tâm linh những người dân các bộ lạc vùng Amazon.
Hàng năm, có không ít khách du lịch đến vùng Mayantuyacu để trị liệu bằng phương pháp y học cổ truyền của người dân Asháninka. Mayantuyacu nghĩa là "nước và không khí". Họ dùng các loại thuốc lá, vỏ cây, hương thơm tự nhiên kết hợp với hơi nước và sức nóng từ “dòng sông tử thần” để trị bệnh.
Đến Mayantuyacu du khách không chỉ được tham quan “dòng sông tử thần” mà còn được trị liệu chăm sóc sức khỏe nhờ phương pháp cổ truyền.
Đến đây, du khách không chỉ được tìm hiểu về dòng sông sôi nổi tiếng mà còn được khám phá các khu vực thiêng của người Asháninka, giao lưu với dân bản địa, tắm suối nước nóng và trị liệu bằng phương pháp cổ truyền.