Kỳ bí làng đá cổ nơi biên cương xứ Lạng

Ngày 10/09/2022 00:08 AM (GMT+7)

Làng đá Thạch Khuyên nằm ẩn mình giữa núi rừng xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Có lẽ ít có nơi nào lại có một “làng đá” độc đáo, hoang sơ, đẹp và yên bình lạ lùng đến thế.

Cách thành phố Lạng Sơn chừng 40km, để đến làng đá Thạch Khuyên mọi người phải trải qua cung đường tỉnh lộ 235, ngoằn ngoèo, khó đi.

Làng đá Thạch Khuyên hiện còn có các nếp nhà trình tường, lợp ngói âm dương cũ kỹ. Trên đường có những viên đá nhẵn thín đủ kích cỡ, hình thù được người dân xếp mộc, hòn nọ chồng lên hòn kia một cách trật tự, có hàng có lối giống như những con trăn khổng lồ men theo từng góc đường, quây lấy từng ngôi nhà, mảnh vườn, ô ruộng.

Đá bao quanh làng, xung quanh từng ngôi nhà xếp cao chừng trên 1 mét. Trên đá, lâu ngày xuất hiện từng bụi xương rồng nở hoa tô điểm cho làng đá thắm đỏ, nguyên sơ.

Đá vòng quanh nhà, bao bọc quanh bản. Ảnh: Duy Chiến

Đá vòng quanh nhà, bao bọc quanh bản. Ảnh: Duy Chiến

Người dân Thạch Khuyên sống chung với đá từ đời này qua đời khác. Ảnh: Duy Chiến

Người dân Thạch Khuyên sống chung với đá từ đời này qua đời khác. Ảnh: Duy Chiến

Làng đá Thạch Khuyên thanh bình, lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh: Duy Chiến

Làng đá Thạch Khuyên thanh bình, lãng mạn, đậm đà bản sắc dân tộc. Ảnh: Duy Chiến

Kỳ bí làng đá cổ nơi biên cương xứ Lạng - 4 Làng Thạch Khuyên hấp dẫn du khách bởi nét đẹp còn hoang sơ, mộc mạc. Ảnh: Duy Chiến

Làng Thạch Khuyên hấp dẫn du khách bởi nét đẹp còn hoang sơ, mộc mạc. Ảnh: Duy Chiến

Cụ Nông Vinh Tiến (80 tuổi), dân tộc Tày dẫn chúng tôi đến thăm hàng rào đá của gia đình ở giữa làng rồi nói: “Thạch Khuyên xưa nhiều đá lắm, mà cũng chẳng biết có tự bao giờ, khi tôi sinh ra, làng đã có đá rồi. Để chống chọi lốc xoáy, người dân địa phương đã nghĩ ra cách dựng viên đá xếp thành những bức tường để chắn gió, chắn mưa. Cứ thế, đá được truyền từ đời này qua đời khác, làng Thạch Khuyên bỗng trở thành làng đá cổ”.

“Thạch Khuyên dịch từ tiếng Tày ra tiếng phổ thông có nghĩa là “đá vòng hình khuyên”. Ngoài chống thiên tai, dân làng cũng dựa vào đá để chống thú dữ, kẻ cướp. Người dân dùng đá xếp thành những hào, lũy, làm bẫy đá ngăn kẻ cướp. Vết tích ấy vẫn còn đến tận ngày nay”, cụ Tiến thuật lại.

Theo già làng Nông Vĩnh Tiến, đá dường như trở thành vật mang phong thủy, bảo vệ cuộc sống, sức khỏe của dân làng. Có một điều có thật, người dân sống trong làng đá Thạch Khuyên rất khỏe mạnh, ít đau yếu, hầu như không mắc chứng bệnh nan y và tuổi thọ rất cao.

Kỳ bí làng đá cổ nơi biên cương xứ Lạng - 6

Làng đá Thạch Khuyên là nơi quần cư của trên 100 hộ người Tày, Nùng ở biên giới xứ Lạng. Ảnh: Duy Chiến

Kỳ bí làng đá cổ nơi biên cương xứ Lạng - 7

Trẻ em làng Thạch Khuyên. Ảnh: Sơn Tùng

Kỳ bí làng đá cổ nơi biên cương xứ Lạng - 8

Ông Dương Văn Cò (SN 1980) dân tộc Nùng), Bí thư chi bộ kiêm trưởng làng Thạch Khuyên cho biết, hiện nay làng đang có 115 hộ dân với 532 nhân khẩu, dân cư chủ yếu là đồng bào Tày, Nùng đang sinh sống, canh tác trên địa bàn.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con mạnh dạn đầu tư trồng cây hồng đặc sản không hạt, mở rộng diện tích hoa hồi, trồng thông lấy nhựa. Nhờ vậy, nhiều nhà đã thoát nghèo, có của ăn, của để.

Theo ông trưởng làng Thạch Khuyên, cấp ủy, chính quyền địa phương luôn tổ chức tuyên truyền đến người dân về việc gìn giữ vệ sinh môi trường, vận động các gia đình xếp những viên đá mới thay thế viên cũ hỏng để góp phần gìn giữ lâu dài vẻ đẹp của làng đá cổ, tránh nguy cơ mai một miền quê độc đáo.

Bên trong nghĩa địa siêu xe lớn nhất thế giới, nơi giới siêu giàu vứt bỏ xe sang như rác
Dubai được biết đến là vùng đất của giới siêu giàu, nhiều người sống ở thành phố này sở hữu nhiều hơn một chiếc siêu xe và họ không bận tâm đến việc...

Du lịch thế giới

Theo Nguyễn Duy Chiến
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Địa điểm du lịch