Tài vẽ tranh của các họa sĩ trong phim cổ trang xứ Trung thật không còn gì để khen tặng.
Phát lệnh truy nã là một tình tiết quá quen thuộc với các fan phim cổ trang Trung Quốc. Một đời anh hùng mà không bị truy nã một vài lần thì quả là uổng một thân công phu. Nhưng nếu bản thân nhan sắc ngời ngời mà lại thấy những tấm hình truy nã như dưới đây, chỉ có thể đau lòng tới thổ huyết.
Mạc Tiểu Bối bị phát lệnh truy nã trong "Võ Lâm Ngoại Truyện"
Nhìn thôi mà cũng não hết cả lòng.
Hình truy nã Sở Kiều trong "Sở Kiều Truyện"
"Kẻ vẽ tranh là ai, ta phải tìm ra kẻ đó" - tiếng lòng của Triệu Lệ Dĩnh
Không sơ sài nguệch ngoạc như hai trường hợp kể trên, họa sĩ của Hoàn Châu Cách Cách bản 1997 cũng có chút hoa tay. Vấn đề duy nhất là chẳng giống tí nào:
"Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa, không phải nhân vật thật đang tìm"
Không lẽ thật như Kim Tỏa nói: "Truy nã là nhìn quần áo chứ không nhìn mặt"?
Có lẽ đó quả là chân lý, khi trong Vũ Lạc Truyền Kỳ, với tấm hình truy nã nhìn cả đời cũng không thấy nét nào giống mà nhân vật của Lâm Canh Tân vẫn phải đổi quần áo với người qua đường để tẩu thoát.
Hình truy nã của Phiêu quốc vương tử Lâm Canh tân
Quách Phẩm Siêu vốn là mỹ nam bất kể tạo hình hiện đại hay cổ trang.
Nhưng lại có bức tranh chân dung nhìn điểm nào cũng không giống trong "Hoa Mộc Lan Truyền Kỳ". Điểm giống nhất chắc là... có đủ hai mắt, hai lỗ mũi và một cái miệng.
Trong "Bao Thanh Thiên", Triển Chiêu được miêu tả là một thiếu hiệp mi mục thanh tú, ngoại hình tuấn mỹ.
Thế nhưng sự thật chứng minh, dù có đẹp trai đến cỡ nào cũng sẽ bị hủy trong tay họa sĩ vẽ tranh truy nã.
Nam thần không tuổi Chung Hán Lương cũng không tránh được số phận bị vẽ xấu. Trong Dũng Sĩ Chi Thành, Chung Hán Lương thủ vai Hà Bình An bị linh Nhật truy nã:
"Hỡi các vị họa sĩ, tại sao không thể để bọn tôi im lặng làm những mỹ nam tử?"
Đừng nghĩ chỉ có những bức hình truy nã mới khó lòng nhìn thẳng. Người ta thường nói người tình trong mắt hóa Tây Thi đúng không, nhưng những trường hợp dưới đây thì chứng minh điều ngược lại:
Hứa Tiên ở nhà rất nhớ Bạch Tố Trinh nương tử
nên vẽ một bức chân dung cho đỡ nhớ, đường nét bay bướm, nét có thanh đậm, chỉ là không giống mà thôi.
Thậm chí còn không phải chỉ vẽ một bức.
"Ra là trong mắt chàng ta trông như thế này, chàng ở nhà nhớ chuẩn bị gia pháp!"- Bạch Tố Trinh mỉm cười dịu dàng.
Tương tự với số phận của Lý Tiêu Dao (Hồ Ca) khi được Triệu Linh Nhi (Lưu Diệc Phi) vẽ chân dung trong Tiên Kiếm Kỳ Hiệp.
Hồ Ca khóc ròng: "Tôi không hiểu, tôi cũng không muốn hiểu"
Bức hình có tâm vẽ Bạch Tử Họa trong Hoa Thiên Cốt
Hoắc Kiến Hoa: "Không được đau lòng, không được thổ huyết, phải nuốt xuống".
Hình mà yêu quái trong động Liên Hoa vẽ 4 thầy trò Đường Tăng trong Tây Du Ký…
… so ra còn có thần và giống người hơn hình nữ vương của Tây Lương Nữ Quốc họa Đường đệ.
Từ đó kết luận, kẻ vẽ ta giống nhất, không phải người thương ta nhất, mà là kẻ muốn ăn thịt ta.