Người dân Trung Quốc nói: "Những gì trong cung có, chắc chắn phủ Hòa Thân cũng có. Nhưng những gì trong phủ Hòa Thân có thì chưa chắc cung vua đã có" để mô tả về sự giàu sang cực độ của Hòa trung đường. Nhưng sau khi Càn Long mất, Hòa Thân cũng đến lúc diệt vong.
Sau khi nghe xong phán quyết của Hoàng đế Gia Khánh, Hòa Thân cầm dải lụa trắng dài hơn 3m, rồi cười nhẹ tựa lông hồng. Sau đó ông viết 4 câu thơ tổng kết đời mình, nhiều người cho rằng đó là lời nguyền Hòa Thân để lại cho vương triều nhà Thanh. Bài thơ như sau:
Ngũ thập niên lai mộng huyễn chân
Kim triều tản thủ tạ hồng trần
Tha niên thủy phiếm hàm long nhật
Nhận thủ hương yên thị hậu thân.
Tạm dịch:
Năm mươi năm hư hư thực thực
Kiếp này buông tay tạ hồng trần
Năm sau nước dâng con lũ lớn
Nhận rõ hương hỏa kẻ hậu nhân.
Đặc biệt 2 câu thơ sau của Hòa Thân đã trở thành lý do để người đời tin vào việc ông nguyền rủa vương triều nhà Thanh. Ông đã mượn điển cố để phát ra lời nguyền của mình. “Thủy phiếm hàm long” chỉ nước lũ dâng cao.
Quả nhiên, năm đầu tiên sau khi Hòa Thân bị ban cho cái chết, đê sông Hoàng Hà tại Hà Nam bị vỡ. Câu cuối “bài thơ nguyền” năm nào cũng đề cập tới việc khi nước lũ dâng lên lần hai, ông sẽ đầu thai, chuyển kiếp. Và chính trong lần Hoàng Hà dâng lũ lần thứ hai, năm đó sinh ra một người - người đã đưa Thanh triều đi đến kết cục diệt vong.