Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách”

H.M - Ngày 27/10/2020 15:30 PM (GMT+7)

Nếu có dịp ghé thăm miền Tây mùa nước nổi, đừng quên những món đặc sản độc lạ và cực ngon ở vùng đất này nhé!

Mùa nước nổi ở miền Tây là từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm. Đây là thời điểm sông nước miền Tây tràn đầy những đặc sản cá tôm từ thượng nguồn đổ về, tạo nên một thế giới ẩm thực đa sắc đa vị ở vùng đất màu mỡ này.

Những món ăn ở nơi đây mang hương vị đậm đà, tươi ngon và cũng vô cùng lạ lẫm đối với nhiều du khách.

Cá linh - linh hồn của ẩm thực miền Tây

Nếu đến miền Tây mà chưa thưởng thức đặc sản cá linh thì coi như bạn chưa tới nơi này. Cá linh là một loại đặc sản ở miền Tây sông nước. Nó xuất hiện vào mùa nước nổi khi chúng theo dòng phù sa chảy từ thượng nguồn sông Mekong về tới miền Tây. Người dân nô nức đi đánh bắt cá linh, vừa để ăn vừa mang đi bán.

Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách” - 1

Cá linh non xương mềm, bụng mỡ béo ngậy, ăn được cả xương. Cá linh có thể được chế biến thành nhiều món ngon như kho nước dừa, mật mía cháy cạnh vô cùng thơm ngon, ăn với cơm nóng thì không còn gì để chê.

Cá linh kho tiêu, kho mắm cũng đậm đà không kém. Nhưng đặc trưng nhất ở những quán ăn miền Tây phải kể đến lẩu cá linh bông điên điển. Món lẩu chua chua, ngọt ngọt, thơm lừng và mát lịm đã làm xiêu lòng không biết bao nhiêu du khách.

Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách” - 2

Ngoài ra, người miền Tây cũng thường nấu canh chua cá linh, cá linh chiên giòn,... trong những bữa cơm ngon miệng của gia đình.

Bông điên điển - hoa của người miền Tây

Miền Tây mùa nước nổi thực sự mang cho mình một dáng vẻ đầy ắp sự trù phú với những mặt nước sóng sánh, vườn cây um tùm xanh mướt và màu vàng rực rỡ của những bông hoa điên điển. Cũng thật ít loại hoa nào có thể vừa ngắm nghía, vừa… ăn được như loại hoa này.

Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách” - 3

Hoa điên điển có thể chế biến được rất nhiều món. Điên điển có vị nhăn nhẳn đắng nhưng khi nuốt xuống lại để lại dư vị ngọt dìu dịu. Khi nhai lại giòn giòn, tươi mát vô cùng thích thú. Hoa điên điển kết hợp cùng cá linh tạo thành món lẩu cá linh bông điên điển, hay canh chua cá linh bông điên điển đều vô cùng hấp dẫn.

Ngoài ra, điên điển còn được xào với tép, ăn cùng bún cá, làm rau sống,... Thậm chí, những người đầu bếp sáng tạo ở miền Tây còn phát minh ra món bánh xèo bông điên điển.

Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách” - 4

Bánh xèo bông điên điển là tổng hòa của nhiều hương vị rất hài hòa có chua cay của nước chấm, ngọt của tôm thịt, giòn giòn của vỏ bánh, bông điên điển và bùi bùi của mỡ hành. Bánh được ăn với các loại rau trong vườn nhà như: đọt bằng lăng, đọt xoài, đọt điều, lá mơ…mang đến cho người thưởng thức hương vị bánh xèo mới lạ đến khó quên.

Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách” - 5

Bông súng - đặc sản lạ miệng

Ít ai có thể ngờ bông súng có thể chế biến được thành món ăn, nhưng đối với người miền Tây, đó lại là đặc sản. Bông súng được coi là món quà trời cho khi mùa nước nổi dâng cao, súng trắng, súng tím đua nhau nở bừng. Và đây cũng là một món đặc sản dân dã vùng miền Tây Nam Bộ.

Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách” - 6

Bông súng có vị giòn xốp và thanh thanh, mát mát, cảm giác khi ăn vô cùng tươi mới và chút vị ngọt ngọt, bùi bùi. Bông súng có thể chế biến thành nhiều món ngon đa dạng. Đặc biệt trong số đó là bông súng mắm kho. 

Bông súng sau khi hái về được rửa sạch, ngắt thành cọng nhỏ để ráo nước. Đây là món ăn kết hợp giữa loại rau đồng mọc vùng đất trũng đọng nước bùn và các loại mắm linh, mắm sặc ngon nhất. Người ta cho sả bằm, tép, cá lóc thịt ba rọi… nêm nếm vừa ăn. Vị cay của ớt, the của sả, ngọt của tép, giòn của bông súng khiến chúng ta khó có thể quên hương vị này.

Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách” - 7

Ngoài ra, bông súng còn xuất hiện trong những rổ rau nhúng lẩu của người miền Tây. Bông súng cho vào nước lẩu sẽ mềm xuống nhưng vẫn giữ được độ giòn dai và tươi mát.

Cây hẹ nước - đặc sản trời cho ở miền Tây

Mùa nước nổi là mùa vạn vật sinh sôi, phát triển ở miền Tây, những cây hẹ nước lại được dịp mọc lên xanh mướt khắp các vùng nước bùn. Đây là một loại rau ngon lành chỉ có ở miền Tây. Thân cây mọc lên từ bùn, dưới những thửa ruộng phèn, còn phần ngọn thì nổi dập dềnh trên mặt nước. Để hái được loại hẹ này, người dân phải ngụp lội ra thu hoạch về.

Mùa nước nổi về miền Tây nếm thử 4 món đặc sản ngon “nhức nách” - 8

Hẹ nước lá mỏng, có gân trắng chính giữa và giống lá sả hơn, nhưng không dày, cứng, có lông tơ như lá sả, mà mỏng, mềm, hơi trong trong, màu xanh nhàn nhạt như lá sả. Lá hẹ nước mềm, xốp và giòn, vị ngọt thanh mát rượi.

Khi ăn, bạn cuộn hẹ vào và chấm với mắm kho, nước thịt kho, cá kho, hương vị cực kỳ tươi mát, thơm ngon.

4 loại đặc sản ngon nuốt lưỡi khiến dân miền Tây trông đứng trông ngồi mùa nước nổi
Dân miền Tây "trông đứng trông ngồi" mùa nước nổi bởi không chỉ có những lợi ích mà con nước đỏ nặng phù sa mang lại, mà còn là những đặc sản được gọi...
H.M
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ẩm thực miền Tây